Ngày 6/7, trên trang cá nhân của mình, giảng viên Tiến sĩ Vũ Thị Kim Hoa (Phó trưởng ban đào tạo, Học viện Báo chí Tuyên truyền) viết: “Các em thân mến. Nhiều câu hỏi lo lắng quá, ad chỉ có một lời khuyên duy nhất: Quyết chiến, quyết thắng và kiên định với mục tiêu của mình, đừng bao giờ nản chí, nhớ nhé!”
Về yêu cầu của bài thi năng khiếu, giảng viên Kim Hoa chia sẻ: Bài luận trong đề thi năng khiếu báo chí là bài viết các em cần thực hiện để thể hiện khả năng phát hiện vấn đề, khả năng lập luận và khả năng thực hiện văn bản của mình.
Đề bài sẽ nêu ra một vấn đề, sự kiện và yêu cầu thí sinh phải thực hiện bài viết có dung lượng gói gọn 500 chữ. Đề ra sẽ là một trong những sự kiện đang là vấn đề đang được xã hội quan tâm và có tầm ảnh hưởng. Ví dụ: Vấn đề môi trường, biệt phủ và quan chức, đổi mới giáo dục (qua việc đổi mới kỳ thi THPT quốc gia), hoặc vấn đề thượng tôn pháp luật (sau vụ việc tài xế xe công chống người thi hành công vụ),...
Điểm lưu ý quan trọng là trong bài viết, thí sinh cần phải thể hiện được quan điểm cá nhân. Thông qua bài luận, đề thi có mục đích đánh giá được năng lực phát hiện vấn đề và thể hiện quan điểm cá nhân của các em, quan điểm đó cần thượng tôn pháp luật để bảo vệ sự công bằng, bình an và ổn định trong toàn xã hội.
Video: Kỳ thi THPT quốc gia, lý giải hiện tượng "mưa điểm 10"
Cấu trúc bài viết, thí sinh nên thực hiện theo cấu trúc thông thường: Phần mở bài; phần triển khai và phần kết luận.
Nữ giảng viên lưu ý thêm đối với các sĩ tử: “Phần mở bài các em có thể vào đề theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, với vấn được chọn thường là những vấn đề thời sự nhức nhối thì các em nên vào đề một cách trực tiếp. Các câu viết thường là ngắn gọn, mạnh và hiệu quả”
Phần triển khai, các em đưa ra những luận điểm và triển khai chứng minh luận điểm đó bằng những chứng cứ thuyết phục. Để làm tốt phần này, nữ giảng viên đưa ra lời khuyên “các em nên theo dõi báo chí, đọc mục bình luận trên các báo. Đôi khi họ có những ý tưởng và cách lập luận rất hay. Phần này để viết sâu hon, các em cũng nên nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên góc độ không được đi quá xa đề và cần tôn trọng pháp luật”.
Lịch thi năng khiếu Học viện Báo chí Tuyên truyền 2017
Với tùy từng chuyên ngành Báo chí (Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử) mà thí sinh lựa chọn sẽ dự thi năng khiếu báo chí tương ứng, theo đó như sau: Các chuyên ngành Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử thi môn Năng khiếu báo chí; Chuyên ngành Ảnh báo chí thi môn Năng khiếu Ảnh báo chí; Chuyên ngành Quay phim truyền hình thi môn năng khiếu Quay phim truyền hình.
Lịch thi cụ thể:
Sáng 08/7: Tiếp sinh, phổ biến Quy chế thi, phát thẻ dự thi cho thí sinh; Chiều 08/7: thi trắc nghiệm: tất cả thí sinh; thi tự luận: đối với thí sinh đăng ký dự tuyển các chuyên ngành Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử.
Sáng 09/7: Thi Năng khiếu chuyên ngành Ảnh báo chí; Chiều 09/7: thi Năng khiếu chuyên ngành Quay phim truyền hình.
Công bố kết quả thi Năng khiếu báo chí: ngày 13/7/2017. Lưu ý:Thí sinh có thể đăng ký 3 nguyện vọng vào ngành Báo chí
“Mẹo” đối với phần kết, là thí sinh cần nói rõ được về bản thân mình là người đam mê báo chí và ước mơ trở thành nhà báo, vậy đã và sẽ làm gì để thực hiện ước mơ trở thành hiện thực.
Giảng viên Kim Hoa đặc biệt nhấn mạnh: Thí sinh cần chú ý dung lượng 500 chữ và phải có ý tưởng sáng tạo trong cách vào đề và triển khai vấn đề. Điều quan trọng nhất là thật sự bình tĩnh mới có thể tìm ra hướng đi đúng đắn và sáng tạo.
Bình luận