(VTC News) - Nữ giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - Đoàn Hoàng Khánh Linh đã tôn vinh thư pháp Việt qua bộ ảnh về nhà thư pháp Cung Khắc Lược.
Trong triên lãm ảnh, phim với chủ đề: "Tôi Gìn Giữ Vẻ Đẹp", nhiều khán giả trẻ đã rất ấn tượng với câu chuyện bằng ảnh được nữ giảng viên trẻ Đoàn Hoàng Khánh Linh kể về cuộc sống của nhà thư pháp Cung Khắc Lược.
Đoàn Hoàng Khánh Linh chia sẻ: "TS Cung Khắc Lược đã dành cả cuộc đời gắn bó, nghiên cứu, tìm hiểu và sáng tạo Thư Pháp Việt. Ông không chỉ biết điều khiển cây bút lông mà vốn kiến thức của ông về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử cả trong và ngoài nước đều rất sâu rộng. Tuổi đã cao nhưng ông luôn làm việc không ngơi nghỉ. Ông luôn mong muốn không chỉ đem thư pháp đến với bà con mỗi độ xuân về, mà ông còn mong muốn giới thiệu với bạn bè quốc tế về những sáng tạo đáng tự hào của người Việt".
"Ông đã lưu giữ bút pháp của mình trên các chất liệu khác nhau, khi thì là giấy của người Mường, khi thì trên gốm, trên tranh sơn mài, trên lụa…tất cả đều mang một dấu ấn rất riêng. Đôi khi những tác phẩm của ông tượng trưng cho nét đẹp của một tâm hồn Việt, đôi khi lại là những xứ sở diệu kì nào đó mà ông đã từng đặt chân tới", Khánh Linh chia sẻ về nhân vật trong bộ ảnh của mình.
Có mặt tại buổi triển lãm, tiến sỹ Cung Khắc Lược, cây đại thụ của làng thư pháp Việt Nam chia sẻ: "Chúng ta là một dân tộc hết sức khiêm tốn, có nhiều tài năng, lại rất biết mình hiểu người. Có lẽ vẻ đẹp đó thật sự đáng được gìn giữ. Tôi cho rằng ông cha chúng ta đã tạo dựng nên rất nhiều vẻ đẹp, nhưng qua quá trình biến đổi của thời gian, chúng ta để mất quá nhiều vẻ đẹp và ngày hôm nay, mỗi người nên gắng giữ bằng được vẻ đẹp của tâm hồn mình và vẻ đẹp trong những hành vi dù nhỏ nhất từ em thơ cho đến các bà mẹ, cụ già, cả những người kém may mắn và thiết thòi.
"Tôi hoàn toàn tán thành công việc ý nghĩa này. Không có vẻ đẹp thì sẽ là chiến tranh, sẽ là trộm cắp và sẽ là không tử tế. Có vẻ đẹp là có đời sống hạnh phúc”, nhà thư pháp Cung Khắc Lược tâm sự.
Đến với triển lãm Davines Art Series Số 4, người xem được hòa mình vào một cuộc hành trình đi dọc miền đất nước với những câu chuyện kể đầy cảm hứng về những con người đang ngày đêm gìn giữ vẻ đẹp trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, các giá trị xã hội của Việt Nam.
Trải qua 3 tháng kể từ ngày phát động (15.7.2015), cuộc thi làm phim, chụp ảnh "Tôi Gìn Giữ Vẻ Đẹp" đã thu hút được hơn 200 đơn đăng ký tham dự, trong đó có 30 bộ ảnh, 14 bộ phim dự thi cùng 9 tác phẩm đồng hành được lựa chọn.
Triển lãm Davines Art Series Số 4 lần này trưng bày 8 tác phẩm đoạt giải chính thức, 9 tác phẩm dự thi khác được Ban giám khảo (BGK) lựa chọn và 3 tác phẩm do Ban tổ chức (BTC) sản xuất và thực hiện.
Ông Nguyễn Anh Tú (Tổng Giám Đốc Davines Việt Nam) chia sẻ: “Dự án nào cũng có điểm khởi đầu và điểm kết thúc, nhưng sự trân trọng cuộc sống, trân trọng những giá trị văn hóa, nghệ thuật tạo nên bản sắc, sự khác biệt giữa Việt Nam với thế giới trong quá trình phát triển thì còn mãi".
"Một cuộc thi, một cuộc triển lãm như Tôi Gìn Giữ Vẻ Đẹp không thể phát hiện hết những nét đẹp của cả một dân tộc, không thể tìm ra hết những con người đang ngày đêm âm thầm gìn giữ những vẻ đẹp trên dải đất hình chữ S, nhưng chúng tôi hy vọng qua cuộc thi Tôi Gìn Giữ Vẻ Đẹp, cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có một cái nhìn nghiêm túc hơn về việc gìn giữ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, các giá trị cuộc sống trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ngày hôm nay", ông Tú tâm sự.
Rất nhiều những nét đẹp khác nhau trong đời sống Việt đã được thể hiện sống động trong các thước phim, bộ ảnh tham dự cuộc thi "Tôi Gìn Giữ Vẻ Đẹp". Đó là nghệ thuật hầu đồng, tuồng cổ, nghệ thuật ca trù, thư pháp Việt, nghệ thuật thiền và các lễ hội truyền thống.
Đó còn là những trò chơi dân gian cổ truyền như tò he, đèn kéo quân, đèn lồng trung thu, những cánh diều hay nét đẹp gốm Bầu Trúc, gốm Hương Canh, gốm Bát Tràng. Các tác phẩm kể những câu chuyện từ làng nghề ông Táo, làng nghề tương Bần, nghề làm nón lá Bài Thơ, đan đó, nghề thêu, đóng giầy cho đến việc gìn giữ và bảo tồn các loại đàn cổ truyền như đàn tranh, đàn bầu, tam thập lục, đàn đáy, đàn tỳ bà...
Một số tác phẩm thể hiện các vẻ đẹp từ nghề vẽ truyền thần, phục chế những chiếc quạt cổ, đóng sách thủ công hay nghệ thuật ẩm thực với những chủ đề như gìn giữ những món ăn Việt, quán chè truyền thống, nghệ thuật pha trà, nét tinh tế trà sen Tây Hồ.
Những vẻ đẹp được hiện lên trong một số tác phẩm khác lại là câu chuyện giữ ấm cho lăng đá cổ quê hương, là câu chuyện về những quán cà phê hoài niệm với Sài Gòn một thời xa vắng, hay câu chuyện lịch sử thăng trầm của phố Khâm Thiên, câu chuyện về ông giáo làng.
Rồi câu chuyện giữ lửa sân khấu, nghệ thuật cải lương, câu chuyện khám phá, gìn giữ, phát triển các giá trị Việt qua các bộ trang phục thời trang hay gìn giữ, thổi những nét đẹp đương đại vào tà áo dài truyền thống.
Đó cũng là vẻ đẹp của những ngôi nhà gỗ Việt. Hay việc nghiên cứu, bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật triều Nguyễn. Không chỉ có vậy, hiện lên qua các tác phẩm dự thi còn là những hình ảnh rất dung dị như hình ảnh bà ngoại gìn giữ từng tấc đất, tấc vàng hay câu chuyện nghề thu gom rác, giữ vẻ đẹp đường phố.
Hình ảnh những con người gìn giữ những giá trị Việt trong các tác phẩm cũng thật ý nghĩa và đặc biệt. Có những người gìn giữ vẻ đẹp là những người lớn tuổi, dù trải qua bao biến động của cuộc sống vẫn kiên trì, quyết tâm bám trụ lấy nghề, có những người nghệ sĩ sống hết mình với đam mê, với nghệ thuật.
Và vẫn có những người trẻ luôn trăn trở, nguyện đem những năm tháng rực rỡ nhất của mình theo đuổi sứ mệnh gìn giữ, lưu truyền những nét đẹp tinh hoa của đất nước. Còn có cả những người nước ngoài yêu và gắn bó công việc của mình với những giá trị khác biệt của Việt Nam.
Kết quả cuối cùng gồm có 01 tác phẩm đạt giải đặc biệt, 02 tác phẩm đạt giải nhì, 04 tác phẩm giải khuyến khích cùng 01 tác phẩm đạt giải do BGK bình chọn.
Đối với mỗi tác phẩm đoạt giải này, BTC sẽ có hai hệ thống giải thưởng: một hệ thống dành riêng cho ekip làm phim/chụp ảnh, một hệ thống trao giải cho những người gìn giữ vẻ đẹp (nhân vật của tác phẩm đó).
Giải đặc biệt của cuộc thi thuộc về bộ phim “Nguyễn Thị Minh Ngọc – Người gìn vàng giữ ngọc” của tác giả Huỳnh Hùng Phương. Đó là câu chuyện về người nghệ sĩ Minh Ngọc hết lòng với nghệ thuật cải lương, một đặc thù riêng của sân khấu Nam Bộ.
Tác phẩm đoạt giải nhì thứ nhất là bộ phim “Chula – Hành trình theo đuổi những đám mây” của nhóm tác giả Annamfilm. Bộ phim kể câu chuyện về hành trình xây dựng thương hiệu thời trang đương đại đậm chất văn hóa Việt mang tên Chula của Diego Cortizas del Valle - một kiến trúc sư đến từ Tây Ban Nha, hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội.
Tác phẩm đoạt giải nhì thứ hai là bộ ảnh Nghệ nhân thêu Vũ Văn Giỏi ở làng Đông Cứu của tác giả Lê Bích. Nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã thổi tinh hoa văn hóa Việt vào từng đường kim mũi chỉ tinh xảo trong các bộ trang phục do anh thiết kế và sản xuất.
Tác phẩm đoạt giải do BGK bình chọn là bộ phim “Nhà gỗ Việt – Mối tình dang dở” do tác giả Nguyễn Trung Kiên thực hiện.
Đây là một bộ phim tài liệu ngắn với nhân vật chính là kiến trúc sư Nguyễn Giang, một trong những người đang có đóng góp lớn trong việc gìn giữ nhà gỗ Việt Nam cũng như không ngừng sáng tạo, phát triển để kiến trúc cổ Việt Nam phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hiện đại.
Hòa cùng với dự án "Tôi Gìn Giữ Vẻ Đẹp" trên toàn cầu, dự án tổng thể Tôi Gìn Giữ Vẻ Đẹp tại Việt Nam đã đem đến niềm tin vẫn còn rất nhiều người trên dải đất hình chữ S yêu và trân trọng sứ mệnh gìn giữ vẻ đẹp Việt.
Hoàng Anh
Trong triên lãm ảnh, phim với chủ đề: "Tôi Gìn Giữ Vẻ Đẹp", nhiều khán giả trẻ đã rất ấn tượng với câu chuyện bằng ảnh được nữ giảng viên trẻ Đoàn Hoàng Khánh Linh kể về cuộc sống của nhà thư pháp Cung Khắc Lược.
Đoàn Hoàng Khánh Linh chia sẻ: "TS Cung Khắc Lược đã dành cả cuộc đời gắn bó, nghiên cứu, tìm hiểu và sáng tạo Thư Pháp Việt. Ông không chỉ biết điều khiển cây bút lông mà vốn kiến thức của ông về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử cả trong và ngoài nước đều rất sâu rộng. Tuổi đã cao nhưng ông luôn làm việc không ngơi nghỉ. Ông luôn mong muốn không chỉ đem thư pháp đến với bà con mỗi độ xuân về, mà ông còn mong muốn giới thiệu với bạn bè quốc tế về những sáng tạo đáng tự hào của người Việt".
"Ông đã lưu giữ bút pháp của mình trên các chất liệu khác nhau, khi thì là giấy của người Mường, khi thì trên gốm, trên tranh sơn mài, trên lụa…tất cả đều mang một dấu ấn rất riêng. Đôi khi những tác phẩm của ông tượng trưng cho nét đẹp của một tâm hồn Việt, đôi khi lại là những xứ sở diệu kì nào đó mà ông đã từng đặt chân tới", Khánh Linh chia sẻ về nhân vật trong bộ ảnh của mình.
Đoàn Hoàng Khánh Linh (giữa) và TS Cung Khắc Lược lên nhận giải khuyến khích cuộc thi "Tôi giữ gìn vẻ đẹp" |
Một bức ảnh của của nữ giảng viên Đoàn Hoàng Khánh Linh tham gia triển lãm |
Có mặt tại buổi triển lãm, tiến sỹ Cung Khắc Lược, cây đại thụ của làng thư pháp Việt Nam chia sẻ: "Chúng ta là một dân tộc hết sức khiêm tốn, có nhiều tài năng, lại rất biết mình hiểu người. Có lẽ vẻ đẹp đó thật sự đáng được gìn giữ. Tôi cho rằng ông cha chúng ta đã tạo dựng nên rất nhiều vẻ đẹp, nhưng qua quá trình biến đổi của thời gian, chúng ta để mất quá nhiều vẻ đẹp và ngày hôm nay, mỗi người nên gắng giữ bằng được vẻ đẹp của tâm hồn mình và vẻ đẹp trong những hành vi dù nhỏ nhất từ em thơ cho đến các bà mẹ, cụ già, cả những người kém may mắn và thiết thòi.
"Tôi hoàn toàn tán thành công việc ý nghĩa này. Không có vẻ đẹp thì sẽ là chiến tranh, sẽ là trộm cắp và sẽ là không tử tế. Có vẻ đẹp là có đời sống hạnh phúc”, nhà thư pháp Cung Khắc Lược tâm sự.
Đến với triển lãm Davines Art Series Số 4, người xem được hòa mình vào một cuộc hành trình đi dọc miền đất nước với những câu chuyện kể đầy cảm hứng về những con người đang ngày đêm gìn giữ vẻ đẹp trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, các giá trị xã hội của Việt Nam.
Trải qua 3 tháng kể từ ngày phát động (15.7.2015), cuộc thi làm phim, chụp ảnh "Tôi Gìn Giữ Vẻ Đẹp" đã thu hút được hơn 200 đơn đăng ký tham dự, trong đó có 30 bộ ảnh, 14 bộ phim dự thi cùng 9 tác phẩm đồng hành được lựa chọn.
Triển lãm Davines Art Series Số 4 lần này trưng bày 8 tác phẩm đoạt giải chính thức, 9 tác phẩm dự thi khác được Ban giám khảo (BGK) lựa chọn và 3 tác phẩm do Ban tổ chức (BTC) sản xuất và thực hiện.
Triển lãm thu hút hàng nghìn lượt khách tham gia. |
"Một cuộc thi, một cuộc triển lãm như Tôi Gìn Giữ Vẻ Đẹp không thể phát hiện hết những nét đẹp của cả một dân tộc, không thể tìm ra hết những con người đang ngày đêm âm thầm gìn giữ những vẻ đẹp trên dải đất hình chữ S, nhưng chúng tôi hy vọng qua cuộc thi Tôi Gìn Giữ Vẻ Đẹp, cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có một cái nhìn nghiêm túc hơn về việc gìn giữ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, các giá trị cuộc sống trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ngày hôm nay", ông Tú tâm sự.
Rất nhiều những nét đẹp khác nhau trong đời sống Việt đã được thể hiện sống động trong các thước phim, bộ ảnh tham dự cuộc thi "Tôi Gìn Giữ Vẻ Đẹp". Đó là nghệ thuật hầu đồng, tuồng cổ, nghệ thuật ca trù, thư pháp Việt, nghệ thuật thiền và các lễ hội truyền thống.
Đó còn là những trò chơi dân gian cổ truyền như tò he, đèn kéo quân, đèn lồng trung thu, những cánh diều hay nét đẹp gốm Bầu Trúc, gốm Hương Canh, gốm Bát Tràng. Các tác phẩm kể những câu chuyện từ làng nghề ông Táo, làng nghề tương Bần, nghề làm nón lá Bài Thơ, đan đó, nghề thêu, đóng giầy cho đến việc gìn giữ và bảo tồn các loại đàn cổ truyền như đàn tranh, đàn bầu, tam thập lục, đàn đáy, đàn tỳ bà...
Tác giả Huỳnh Hùng Phương (giải đặc biệt bộ phim Nguyễn Thị Minh Ngọc - Người gìn vàng giữ ngọc. |
Những vẻ đẹp được hiện lên trong một số tác phẩm khác lại là câu chuyện giữ ấm cho lăng đá cổ quê hương, là câu chuyện về những quán cà phê hoài niệm với Sài Gòn một thời xa vắng, hay câu chuyện lịch sử thăng trầm của phố Khâm Thiên, câu chuyện về ông giáo làng.
Rồi câu chuyện giữ lửa sân khấu, nghệ thuật cải lương, câu chuyện khám phá, gìn giữ, phát triển các giá trị Việt qua các bộ trang phục thời trang hay gìn giữ, thổi những nét đẹp đương đại vào tà áo dài truyền thống.
Đó cũng là vẻ đẹp của những ngôi nhà gỗ Việt. Hay việc nghiên cứu, bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật triều Nguyễn. Không chỉ có vậy, hiện lên qua các tác phẩm dự thi còn là những hình ảnh rất dung dị như hình ảnh bà ngoại gìn giữ từng tấc đất, tấc vàng hay câu chuyện nghề thu gom rác, giữ vẻ đẹp đường phố.
Hình ảnh những con người gìn giữ những giá trị Việt trong các tác phẩm cũng thật ý nghĩa và đặc biệt. Có những người gìn giữ vẻ đẹp là những người lớn tuổi, dù trải qua bao biến động của cuộc sống vẫn kiên trì, quyết tâm bám trụ lấy nghề, có những người nghệ sĩ sống hết mình với đam mê, với nghệ thuật.
Và vẫn có những người trẻ luôn trăn trở, nguyện đem những năm tháng rực rỡ nhất của mình theo đuổi sứ mệnh gìn giữ, lưu truyền những nét đẹp tinh hoa của đất nước. Còn có cả những người nước ngoài yêu và gắn bó công việc của mình với những giá trị khác biệt của Việt Nam.
Ông Phạm Vũ Tùng (Đại diện Davines Việt Nam) trao hai giải Nhì của cuộc thi. |
Đối với mỗi tác phẩm đoạt giải này, BTC sẽ có hai hệ thống giải thưởng: một hệ thống dành riêng cho ekip làm phim/chụp ảnh, một hệ thống trao giải cho những người gìn giữ vẻ đẹp (nhân vật của tác phẩm đó).
Giải đặc biệt của cuộc thi thuộc về bộ phim “Nguyễn Thị Minh Ngọc – Người gìn vàng giữ ngọc” của tác giả Huỳnh Hùng Phương. Đó là câu chuyện về người nghệ sĩ Minh Ngọc hết lòng với nghệ thuật cải lương, một đặc thù riêng của sân khấu Nam Bộ.
Tác phẩm đoạt giải nhì thứ nhất là bộ phim “Chula – Hành trình theo đuổi những đám mây” của nhóm tác giả Annamfilm. Bộ phim kể câu chuyện về hành trình xây dựng thương hiệu thời trang đương đại đậm chất văn hóa Việt mang tên Chula của Diego Cortizas del Valle - một kiến trúc sư đến từ Tây Ban Nha, hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội.
Tác phẩm đoạt giải nhì thứ hai là bộ ảnh Nghệ nhân thêu Vũ Văn Giỏi ở làng Đông Cứu của tác giả Lê Bích. Nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã thổi tinh hoa văn hóa Việt vào từng đường kim mũi chỉ tinh xảo trong các bộ trang phục do anh thiết kế và sản xuất.
Tác phẩm đoạt giải do BGK bình chọn là bộ phim “Nhà gỗ Việt – Mối tình dang dở” do tác giả Nguyễn Trung Kiên thực hiện.
Đây là một bộ phim tài liệu ngắn với nhân vật chính là kiến trúc sư Nguyễn Giang, một trong những người đang có đóng góp lớn trong việc gìn giữ nhà gỗ Việt Nam cũng như không ngừng sáng tạo, phát triển để kiến trúc cổ Việt Nam phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hiện đại.
Hòa cùng với dự án "Tôi Gìn Giữ Vẻ Đẹp" trên toàn cầu, dự án tổng thể Tôi Gìn Giữ Vẻ Đẹp tại Việt Nam đã đem đến niềm tin vẫn còn rất nhiều người trên dải đất hình chữ S yêu và trân trọng sứ mệnh gìn giữ vẻ đẹp Việt.
Hoàng Anh
Bình luận