Ngày 7/4 hàng năm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn là ngày Sức khỏe tâm thần thế giới nhằm tăng cường nhận thức của toàn xã hội về sức khỏe tâm thần.
Theo các chuyên gia, trên thực tế, có nhiều người bị rối loạn tâm thần mà bản thân họ không hề nhận ra. Có nhiều người bỗng dưng có khí sắc trầm, buồn, mất hy vọng, tự ti, hoảng loạn. Sau khi nhập viện, các bác sĩ cho biết, chỉ vì nghiện tình dục nên họ sinh ra trầm cảm.
Có mặt tại Viện Tâm thần Quốc gia, phóng viên được các bác sĩ kể về trường hợp một nữ doanh nhân nhập viện tâm thần vì nghiện tình dục.
Chị M. 40 tuổi, là một nữ doanh nhân thành đạt ở Hà Nội nhưng luôn có cảm giác thèm “chuyện ấy”. Từ hồi sinh viên, M. cũng luôn thèm khát tình dục.
Chị M. kể: “Nhiều người đến với tôi, nuông chiều tôi nhưng cuối cùng họ cũng ra đi. Có đêm, tôi nằm vật vã vì nhớ hơi đàn ông. Tôi thèm cảm giác được ôm ấp. Nhiều đêm, tôi bật dậy tìm người nào đó để chat sex”.
Nhận thấy sức khỏe có vấn đề sau những chuỗi ngày ham muốn tột độ, M. luôn buồn chán, trống rỗng, cảm giác mình có tội lỗi, hay cáu gắt, giận dữ, trầm cảm, M. quyết định “cai nghiện”.
Cô tự khóa máy tính, khóa điện thoại. Tuy nhiên, hành vi “kiềm chế” này chỉ kiểm soát được 2,3 ngày. M. lại đâu vào đó. M. quyết định vào viện tâm thần gặp các bác sĩ.
Tại đây, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Viện Tâm thần Quốc gia, người điều trị cho M. chẩn đoán, M. mắc chứng bệnh rối loạn tâm thần dạng hoang tưởng hưng cảm gây ra tình trạng rối loạn tại não bộ, dẫn tới sự bất ổn về tinh thần.
Triệu chứng nghiện tình dục
- Những người nghiện sex “ảo” dành hàng giờ để xem phim khiêu dâm hoặc các nội dung dâm dục trên internet.
- Họ luôn thích tham gia vào các cuộc chat sex trên mạng. Đối với họ, đó là cách để thỏa mãn trí tưởng tượng về sex.
- Người nghiện sex “ảo” luôn cảm thấy tức giận và kích thích nếu không thể truy cập internet. Đối với họ, đây như một liều thuốc mà nếu thiếu nó họ không thể trở lại bình thường.
- Họ có ít hấp dẫn và khoái cảm trong đời sống tình dục thực. Họ bắt đầu so sánh tình dục thực và tình dục “ảo”, khiến họ cảm thấy không thỏa mãn.
- Sex luôn thường trực trong tâm trí của những người này và họ luôn tưởng tượng về sex.
- Cảm giác tội lỗi luôn thường trực trong họ song họ không thể kiểm soát sự thôi thúc của mình với tình dục “ảo”.
- Do dành quá nhiều thời gian trên internet, họ luôn cảm thấy tách biệt khỏi gia đình và bạn bè.
Bệnh mang tính chu kỳ tức là người bệnh có thể chuyển từ cảm xúc hưng phấn vui vẻ tột độ, ham muốn cao đột biến sang cảm xúc ức chế trầm cảm và ngược lại một cách nhanh chóng. Khi cơ thể không được thỏa mãn hưng phấn, chị M. luôn cảm thấy ức chế, trầm cảm.
Bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện tâm thần Trung Ương cũng cho biết, dư luận thường nhìn nhận những người cuồng sex là bệnh hoạn, trác táng, từ đó xa lánh, dè bỉu. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh và bản thân người nghiện tình dục cũng rất khổ sở, dằn vặt, bứt rứt, khó chia sẻ với mọi người.
Ban đầu, người nghiện tình dục thường không nhận ra mình mắc bệnh, bởi họ thường nhầm lẫn giữa ham muốn tình dục cao và nghiện sex.
Thậm chí, có người còn thấy tự hào vì năng lực bản thân, vì cho rằng “yêu” nhiều chứng tỏ cơ thể khỏe mạnh. Đến khi bị sex chi phối mọi hoạt động trong cuộc sống, không làm chủ được hành vi và cảm xúc khi bị từ chối, họ mới trở nên sợ hãi, cô độc, trầm cảm, tuyệt vọng, lạc lõng...
Họ giấu kín không dám chia sẻ với người thân, bạn bè, ngại chữa trị, khiến bệnh tăng nặng và trở thành rối loạn tâm thần.
Đối với người nghiện tình dục, theo các chuyên gia, việc điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc an thần, thần kinh ức chế, nội tiết tố ức chế… Điều trị cần kết hợp cả điều trị tâm lý lẫn sinh lý.
Video: Nghiên cứu mới: Làm việc quá 39h/tuần dễ bị rối loạn tâm thần
Bình luận