Giả mạo chữ ký, con dấu, chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty CP tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 30 tỷ đồng của những người muốn mua nhà chung cư.
Theo bản án sơ thẩm ngày 15/3 của TAND Hà Nội, bị cáo Nguyễn Phương Mai (56 tuổi) từng giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty CP tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội – UAC (51% vốn nhà nước).
Tháng 7/2008, UAC liên danh với 3 doanh nghiệp để thực hiện dự án phát triển nhà ở tại NO4 khu Đô thị Đông Nam, đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy. Đến tháng 1/2013, do khả năng về tài chính yếu và thị trường bất động sản giảm sút, UAC đã rút hết toàn bộ vốn khỏi dự án trên.
Với cương vị Chủ tịch HĐQT, người đại diện pháp luật của UAC, bà Mai đã ký các hợp đồng vay vốn; thỏa thuận vay vốn; thỏa thuận hợp tác và lập phiếu thu tiền của 13 cá nhân cho UAC vay vốn với mục đích được mua nhà tại dự án N04.
Theo cáo buộc, quá trình thu tiền của các cá nhân trên, bà Mai đã tự tạo lập mẫu phiếu thu, trực tiếp ký giả chữ ký của kế toán trưởng và thủ quỹ, sử dụng con dấu giả "Đã thu tiền"của UAC. Bằng thủ đoạn nêu trên, bà Mai đã thu được hơn 29 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Trong khi đó, nộp tiền xong, không thấy phía UAC mời lên ký hợp đồng mua nhà, các nhà đầu tư tìm cách gặp bà Mai để hỏi về quyền được ký hợp đồng mua căn hộ hoặc xin rút lại tiền, nhưng bà Mai đều hứa hẹn, lẩn tránh...
Phòng tài chính kế toán của UAC cho biết không hề nhận tiền của các cá nhân nêu trên; khẳng định các phiếu thu do các nhà đầu tư đưa ra không phải của công ty, các chữ ký đều giả mạo.
Ngoài ra, cơ quan tố tụng xác định, bà Mai khoe có khả năng lo giấy phép xây dựng và cho biết bản thân có những mối quan hệ đặc biệt của với lãnh đạo của UBND thành phố Hà Nội. Bà đã nhận một tỷ đồng của một cá nhân để lo lót giấy phép xây dựng chung cư.
Ngoài ra, người phụ nữ này cũng không có chức năng và nhiệm vụ về việc thay đổi quy hoạch và mục đích sử dụng đất ở lâu dài xây dựng chung cư cao tầng, nhưng vẫn tự giới thiệu có các mối quan hệ để nhận 30.000 USD của một cá nhân khác.
Việc chiếm đoạt 29 tỷ đồng của 15 người, bà Mai bị toà xác định đã phạm tội Lạm dụng tín nhiệm và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với án tù chung thân. Trước vành móng ngựa, bà Mai khai đã chi tiêu hết số tiền trên.
Theo bản án sơ thẩm ngày 15/3 của TAND Hà Nội, bị cáo Nguyễn Phương Mai (56 tuổi) từng giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty CP tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội – UAC (51% vốn nhà nước).
Tháng 7/2008, UAC liên danh với 3 doanh nghiệp để thực hiện dự án phát triển nhà ở tại NO4 khu Đô thị Đông Nam, đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy. Đến tháng 1/2013, do khả năng về tài chính yếu và thị trường bất động sản giảm sút, UAC đã rút hết toàn bộ vốn khỏi dự án trên.
Bà Mai tại phiên toà sơ thẩm. |
Theo cáo buộc, quá trình thu tiền của các cá nhân trên, bà Mai đã tự tạo lập mẫu phiếu thu, trực tiếp ký giả chữ ký của kế toán trưởng và thủ quỹ, sử dụng con dấu giả "Đã thu tiền"của UAC. Bằng thủ đoạn nêu trên, bà Mai đã thu được hơn 29 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Trong khi đó, nộp tiền xong, không thấy phía UAC mời lên ký hợp đồng mua nhà, các nhà đầu tư tìm cách gặp bà Mai để hỏi về quyền được ký hợp đồng mua căn hộ hoặc xin rút lại tiền, nhưng bà Mai đều hứa hẹn, lẩn tránh...
Phòng tài chính kế toán của UAC cho biết không hề nhận tiền của các cá nhân nêu trên; khẳng định các phiếu thu do các nhà đầu tư đưa ra không phải của công ty, các chữ ký đều giả mạo.
Ngoài ra, cơ quan tố tụng xác định, bà Mai khoe có khả năng lo giấy phép xây dựng và cho biết bản thân có những mối quan hệ đặc biệt của với lãnh đạo của UBND thành phố Hà Nội. Bà đã nhận một tỷ đồng của một cá nhân để lo lót giấy phép xây dựng chung cư.
Ngoài ra, người phụ nữ này cũng không có chức năng và nhiệm vụ về việc thay đổi quy hoạch và mục đích sử dụng đất ở lâu dài xây dựng chung cư cao tầng, nhưng vẫn tự giới thiệu có các mối quan hệ để nhận 30.000 USD của một cá nhân khác.
Việc chiếm đoạt 29 tỷ đồng của 15 người, bà Mai bị toà xác định đã phạm tội Lạm dụng tín nhiệm và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với án tù chung thân. Trước vành móng ngựa, bà Mai khai đã chi tiêu hết số tiền trên.
Video: Cách phân biệt đa cấp lừa đảo
Nguồn: VNE
Bình luận