(VTC News) – Nữ giảng viên, đạo diễn tài năng Bùi Kim Quy tâm sự nhiều về cuộc sống của bản thân và cơ duyên với việc giảng dạy.
Hiện nay, nữ giới ngày lấn sân và gặt hái thành công ở nhiều lĩnh vực mà số đông vốn cho rằng đó không phải địa hạt của họ.
Làm đạo diễn, bản chất của nghề này vốn đã cực hơn người. Người phụ nữ lỡ bén duyên với nghiệp đạo diễn lại càng gặp nhiều khó khăn hơn. Nhưng trong làng điện ảnh, vẫn có những nữ đạo diễn bứt phá và khẳng định mình với những sản phẩm thật sự chất lượng. Một trong số đó phải nhắc đến nữ đạo diễn, biên kịch Bùi Kim Quy.
Nữ đạo diễn này cho rằng khó khăn nhất của một người phụ nữ khi theo đuổi nghề đạo diễn lại là “đối mặt với những đồng nghiệp nam mang tư tưởng nữ giới phải ở nhà nấu cơm, lau nhà, rửa bát, chăm sóc con… còn làm phim là việc của họ”.
- Những ngày đầu tiên chị đến với nghề chắc hẳn có nhiều khó khăn?
Tôi làm phim khi vẫn còn là sinh viên. Duyên với nghề biên kịch nhưng nghiệp lại nằm ở đạo diễn nên 4 năm sinh viên tôi làm 4 phim ngắn.
“Cái đệm” là phim ngắn đầu tiên viết kịch bản và làm đạo diễn và cũng là phim đầu tiên lên sóng. Với “Cái đệm”, tôi tạm hài lòng với tác phẩm này. Bây giờ mỗi khi xem lại nó, tôi tự hỏi sao mình lại viết được như vậy, tôi cũng buồn cười trước cái ngô nghê, cái hồn nhiên ở trong bộ phim. Đến nay, “Cái Đệm” vẫn là bộ phim chiếm tình cảm đặc biệt nhất của tôi.
“Người truyền giống” không phải là kịch bản điện ảnh đầu tiên nhưng là phim điện ảnh đầu tiên tôi làm đạo diễn.
- Khi nhìn những ý tưởng của mình thành hình hài, cảm nhận của chị ra sao?
Tôi thích giai đoạn viết, làm việc ở hiện trường, làm việc tại phòng dựng vì nó mang đến cho tôi nhiều xúc cảm hơn. Khi bộ phim đã ra rạp thì cảm nhận là việc của người xem, nó không còn là vấn đề tôi ra sao nữa. Điều duy nhất tôi có thể chia sẻ với khán giả là hy vọng bộ phim của tôi không khiến họ quá căng thẳng.
- Sự sáng tạo của một biên kịch và một diễn viên có gì khác nhau?
Tôi nghĩ khác biệt đầu tiên là không gian. Không gian trên trang giấy khổ A4, người viết kịch bản phải tạo ra cả một thế giới mình tưởng tượng. Trong không gian này, nhân vật phải làm mọi thứ.
Còn diễn viên, sau khi cảm nhận không gian khổ A4 đó, kết hợp cùng xúc cảm riêng tư của mỗi cá nhân, thẩm thấu câu chuyện, và họ sẽ có những trạng thái diễn xuất khác nhau trong không gian “thực hơn” được đoàn làm phim tạo dựng ra. Họ phải hoà nhập với cả hai không gian đó để cho ra vai diễn tuyệt vời nhất.
Công việc của người viết kịch bản cực kỳ phức tạp, làm sao để tạo ra một thế giới như anh muốn, và người ta nhìn thấy nó khi đọc kịch bản. Còn công việc của diễn viên thì vô cùng thách thức, làm sao để người ta cảm nhận được những gì diễn viên (nhân vật) đang trải qua. Làm sao để khán giả cảm nhận được câu chuyện cùng với cách nhân vật cảm nhận.
- Làm biên kịch hay làm đạo diễn vốn chưa bao giờ là dễ dàng, vậy khi nữ giới theo đuổi hai nghề này chắc hẳn gặp không ít khó khăn?
Có lẽ khó khăn của nữ giới hay gặp trong việc làm phim là đối mặt với những đồng nghiệp nam mang tư tưởng nữ giới phải ở nhà nấu cơm, lau nhà, rửa bát, chăm sóc con… còn làm phim là việc của họ. Nên trong công việc nhiều khi có những xung đột nho nhỏ.
- Công việc đạo diễn có khiến chị mất quá nhiều thời gian cho gia đình?
Sự cân bằng tùy thuộc vào mỗi giai đoạn. Ví dụ khi chưa có con thì có thể dành tới 80% thời gian cho công việc, nhưng khi có con rồi thì tùy thuộc vào độ tuổi của con để chia thời gian, con càng nhỏ càng phải dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc, nuôi dạy.
- Bên cạnh những khó khăn đó, nữ giới có điểm mạnh hay ưu thế nào hơn so với nam giới không?
Điểm mạnh của nữ giới nằm ở sự dịu dàng, dễ nhịn nên đôi khi đạt được kết quả nhanh hơn và tránh những xung đột tốt hơn trong công việc.
- Ngoài làm đạo diễn và biên kịch, chị còn là giảng viên tại Trường Arena Multimedia. Là một đạo diễn - biên kịch gặt hái nhiều thành công, vậy duyên nợ nào đưa chị đến với nghiệp giảng dạy?
Tôi thích việc chia sẻ những hiểu biết của mình với các bạn sinh viên. Nhiều khi chính tôi mới là người học hỏi ở các bạn ấy. Đây là cái duyên ông trời cho tôi. Làm phim, biên kịch, đi dạy, ba công việc này chính là sự cân bằng của tôi. Viết kịch bản rồi cân bằng với công việc đạo diễn. Khi làm phim mệt quá rồi thì cân bằng bằng cách đi dạy thôi.
Phương Dung
Hiện nay, nữ giới ngày lấn sân và gặt hái thành công ở nhiều lĩnh vực mà số đông vốn cho rằng đó không phải địa hạt của họ.
Làm đạo diễn, bản chất của nghề này vốn đã cực hơn người. Người phụ nữ lỡ bén duyên với nghiệp đạo diễn lại càng gặp nhiều khó khăn hơn. Nhưng trong làng điện ảnh, vẫn có những nữ đạo diễn bứt phá và khẳng định mình với những sản phẩm thật sự chất lượng. Một trong số đó phải nhắc đến nữ đạo diễn, biên kịch Bùi Kim Quy.
Nữ đạo diễn Bùi Kim Quy (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Nữ đạo diễn này cho rằng khó khăn nhất của một người phụ nữ khi theo đuổi nghề đạo diễn lại là “đối mặt với những đồng nghiệp nam mang tư tưởng nữ giới phải ở nhà nấu cơm, lau nhà, rửa bát, chăm sóc con… còn làm phim là việc của họ”.
- Những ngày đầu tiên chị đến với nghề chắc hẳn có nhiều khó khăn?
Tôi làm phim khi vẫn còn là sinh viên. Duyên với nghề biên kịch nhưng nghiệp lại nằm ở đạo diễn nên 4 năm sinh viên tôi làm 4 phim ngắn.
“Cái đệm” là phim ngắn đầu tiên viết kịch bản và làm đạo diễn và cũng là phim đầu tiên lên sóng. Với “Cái đệm”, tôi tạm hài lòng với tác phẩm này. Bây giờ mỗi khi xem lại nó, tôi tự hỏi sao mình lại viết được như vậy, tôi cũng buồn cười trước cái ngô nghê, cái hồn nhiên ở trong bộ phim. Đến nay, “Cái Đệm” vẫn là bộ phim chiếm tình cảm đặc biệt nhất của tôi.
“Người truyền giống” không phải là kịch bản điện ảnh đầu tiên nhưng là phim điện ảnh đầu tiên tôi làm đạo diễn.
- Khi nhìn những ý tưởng của mình thành hình hài, cảm nhận của chị ra sao?
Tôi thích giai đoạn viết, làm việc ở hiện trường, làm việc tại phòng dựng vì nó mang đến cho tôi nhiều xúc cảm hơn. Khi bộ phim đã ra rạp thì cảm nhận là việc của người xem, nó không còn là vấn đề tôi ra sao nữa. Điều duy nhất tôi có thể chia sẻ với khán giả là hy vọng bộ phim của tôi không khiến họ quá căng thẳng.
- Sự sáng tạo của một biên kịch và một diễn viên có gì khác nhau?
Tôi nghĩ khác biệt đầu tiên là không gian. Không gian trên trang giấy khổ A4, người viết kịch bản phải tạo ra cả một thế giới mình tưởng tượng. Trong không gian này, nhân vật phải làm mọi thứ.
Còn diễn viên, sau khi cảm nhận không gian khổ A4 đó, kết hợp cùng xúc cảm riêng tư của mỗi cá nhân, thẩm thấu câu chuyện, và họ sẽ có những trạng thái diễn xuất khác nhau trong không gian “thực hơn” được đoàn làm phim tạo dựng ra. Họ phải hoà nhập với cả hai không gian đó để cho ra vai diễn tuyệt vời nhất.
Công việc của người viết kịch bản cực kỳ phức tạp, làm sao để tạo ra một thế giới như anh muốn, và người ta nhìn thấy nó khi đọc kịch bản. Còn công việc của diễn viên thì vô cùng thách thức, làm sao để người ta cảm nhận được những gì diễn viên (nhân vật) đang trải qua. Làm sao để khán giả cảm nhận được câu chuyện cùng với cách nhân vật cảm nhận.
Đạo diễn Bùi Kim Quy chia sẻ tại hội thảo “Tôi làm phim” |
- Làm biên kịch hay làm đạo diễn vốn chưa bao giờ là dễ dàng, vậy khi nữ giới theo đuổi hai nghề này chắc hẳn gặp không ít khó khăn?
Có lẽ khó khăn của nữ giới hay gặp trong việc làm phim là đối mặt với những đồng nghiệp nam mang tư tưởng nữ giới phải ở nhà nấu cơm, lau nhà, rửa bát, chăm sóc con… còn làm phim là việc của họ. Nên trong công việc nhiều khi có những xung đột nho nhỏ.
- Công việc đạo diễn có khiến chị mất quá nhiều thời gian cho gia đình?
Sự cân bằng tùy thuộc vào mỗi giai đoạn. Ví dụ khi chưa có con thì có thể dành tới 80% thời gian cho công việc, nhưng khi có con rồi thì tùy thuộc vào độ tuổi của con để chia thời gian, con càng nhỏ càng phải dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc, nuôi dạy.
- Bên cạnh những khó khăn đó, nữ giới có điểm mạnh hay ưu thế nào hơn so với nam giới không?
Điểm mạnh của nữ giới nằm ở sự dịu dàng, dễ nhịn nên đôi khi đạt được kết quả nhanh hơn và tránh những xung đột tốt hơn trong công việc.
- Ngoài làm đạo diễn và biên kịch, chị còn là giảng viên tại Trường Arena Multimedia. Là một đạo diễn - biên kịch gặt hái nhiều thành công, vậy duyên nợ nào đưa chị đến với nghiệp giảng dạy?
Tôi thích việc chia sẻ những hiểu biết của mình với các bạn sinh viên. Nhiều khi chính tôi mới là người học hỏi ở các bạn ấy. Đây là cái duyên ông trời cho tôi. Làm phim, biên kịch, đi dạy, ba công việc này chính là sự cân bằng của tôi. Viết kịch bản rồi cân bằng với công việc đạo diễn. Khi làm phim mệt quá rồi thì cân bằng bằng cách đi dạy thôi.
Phương Dung
Bình luận