• Zalo

Nữ cảnh sát Indonesia kể chuyện kiểm tra trinh tiết

Thế giớiThứ Tư, 19/11/2014 11:35:00 +07:00Google News

(VTC News) - Một nhóm nhân quyền đang kêu gọi Indonesia bỏ ngay việc 'kiểm tra trinh tiết' trong các đợt tuyển dụng nữ cảnh sát.

(VTC News) - Một nhóm nhân quyền đang kêu gọi Indonesia bỏ ngay việc 'kiểm tra trinh tiết' trong các đợt tuyển dụng nữ cảnh sát.

Hành động 'kiểm tra trinh tiết' các tân nữ cảnh sát ở Indonesia là thực tế phân biệt đối xử làm tổn hại và làm nhục phụ nữ, bà  Nisha Varia, giám đốc quyền phụ nữ của Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) cho biết trong một tuyên bố.
Cảnh sát Indonesia 
Cơ quan Cảnh sát ở Jakarta cần phải ngay lập tức và dứt khoát xóa bỏ hình thức kiểm tra này, sau đó hãy chắc chắn rằng tất cả các trạm tuyển dụng cảnh sát trên cả nước phải dừng việc này lại, Đài NPR của Mỹ dẫn lời bà Nisha Varia cho hay.

HRW đã phỏng vấn một nhóm nữ cảnh sát ở 6 thành phố của Indonesia, trong đó có người đã phải trải qua bài kiểm tra trinh tiết với hai ngón tay để xác định xem họ còn là trinh nữ hay không.

2 trong số những phụ nữ bị kiểm tra trinh tiết trong đợt tuyển dụng cảnh sát năm 2014 mô tả 'nó rất đau đớn và khiến họ bị tổn thương'.

HRW nói rằng hình thức kiếm tra trinh tiết vẫn được áp dụng rộng rãi ở nước này, thông tin về bài kiểm tra trinh tiết được đăng trên trang web chính thức tuyển dụng cảnh sát.

"Bước vào phòng thi kiểm tra trinh tiết thực sự rất khó chịu. Tôi sợ rằng sau khi họ thực hiện các bài kiểm tra tôi sẽ không còn là một trinh nữ nữa. Nó thực sự khiến tôi đau đớn. Người bạn của tôi thậm chí đã ngất đi vì ... nó thực sự rất đau, rất đau", một người phụ nữ, người đã trải qua bài kiểm tra trinh tiết năm 2008 nói với HRW.

Một phát ngôn viên cảnh sát Indonesia nói cuộc kiếm tra trinh tiết nhằm đảm bảo rằng các tân cảnh sát không có bệnh lây truyền qua đường tình dục.

"Tất cả điều này được thực hiện một cách chuyên nghiệp và không gây tổn hại cho người thi tuyển," phát ngôn viên cảnh sát nói.

HRW nói 'kiểm tra trinh tiết' hiện cũng được sử dụng ở một số nước như Afghanistan, Ai Cập và Ấn Độ.

Đỗ Hường (Theo NPR)
Bình luận
vtcnews.vn