(VTC News) - Dù nghèo, phải kiếm từng đồng về chăm sóc gia đình, nhưng NSƯT Văn Hiệp chưa bao giờ ngửa tay nhận của người khác những đồng tiền thương hại.
Gặp lại anh Thắng – con trai NSƯT Văn Hiệp sau ngày giỗ đầu bác ‘trưởng thôn’, cố quay đi mà vẫn kịp nghe tiếng thở dài của người đàn ông đã đi qua đủ những dư vị thăng trầm của cuộc sống nhiều biến cố.
‘Nhanh quá, thấm thoắt mà đã hơn một năm từ ngày bố mất. Đến giờ, tôi vẫn giữ nguyên căn phòng ông cụ vẫn ở khi còn sống. Mỗi lần bước vào, thấy như bố vẫn ngồi trên chiếc giường cũ, đôi tay ôm ngực cố kìm tiếng ho khi cơn đau dội về, lầm lũi và cô đơn. Chạm vào góc nào cũng thấy những kỷ niệm là kỷ niệm, cảm giác như ông vẫn còn đâu đó trong căn phòng này.
Con trai tôi vẫn thường hỏi, sao bố không gọi điện cho ông nội để con nói chuyện với ông? Ông đi công tác gì mà lâu thế hả bố? Thằng nhóc mới 4 tuổi, khi bố còn sống hai ông cháu quấn quýt nhau, giờ cả gia đình phải nói dối rằng ông đi công tác cháu mới không đòi’ – Anh Thắng bắt đầu câu chuyện bằng nỗi nhớ người cha đã đi xa.
Anh nói, có lẽ, cả cuộc đời này cũng không hết ân hận vì đã để người cha già lận đận suốt một đời khó nhọc. Nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ một người sương gió như anh hẳn chẳng buồn nhiều, nhớ lắm. Nhưng chỉ mình anh biết, nỗi day dứt len lỏi trở về hàng đêm để rồi ám ảnh suốt nhiều ngày sau đó.
Nhưng rồi, anh cắt mạch suy nghĩ buồn phiền bằng ánh mắt lấp lánh đầy tự hào. Bố là người khiến cả gia đình, dòng họ tự hào vì suốt cuộc đời cống hiến không mệt mỏi cho nghệ thuật. Bố để lại trong lòng những người yêu mến bác ‘trưởng thôn’ hình ảnh đẹp đẽ về những vai diễn ghi dấu ấn. Điều lớn lao nhất, là bố khiến chúng tôi nhìn vào như một tấm gương về sự thanh sạch và giàu đức hy sinh.
Người ta cứ tưởng nghệ sỹ nổi tiếng là sống vương giả, giàu có lắm. Nhưng có gặp bác ‘trưởng thôn’ mới thấy rõ chân dung sống động nhất về người nghệ sỹ chân chính, sống giản dị và đời thường đến kinh ngạc.
Không phù phiếm xa hoa, cũng chẳng nhiều bạn bè để tụ tập vui vẻ suốt ngày. Nghệ sỹ Văn Hiệp cứ tỉ tê với những người lao động vất vả, những số phận xung quanh mà ông tiếp xúc hàng ngày để thấy những nhọc nhằn bươn chải.
Anh Thắng kể, cả cuộc đời bố chẳng xin ai cái gì bao giờ. Dù nghèo, dù vất vả kiếm từng đồng khó nhọc về chăm sóc gia đình, bố chưa bao giờ ngửa tay nhận của người khác những đồng tiền thương hại.
Cả khi nhận được những lời ngỏ ý giúp đỡ vì thương hoàn cảnh vất vả, ông tuyệt nhiên không đồng ý. Với ông, danh dự cao hơn tất cả, ông sống khó nhọc một đời là để giữ hai tiếng danh dự ấy.
Cứ kì cạch đi đóng phim, được đồng nào lại mang về cho con cho cháu, nào có dám tiêu gì cho bản thân ngoài mấy đồng lẻ mua thuốc lào để làm bạn với chiếc điếu cày.
Không chỉ vật chất, mà đến ngay cả danh hiệu NSƯT mà bắt ông đi ‘xin’, sau này ông cũng nhất định không ‘xin’ nữa. Nghệ sỹ Văn Hiệp khi còn sống có nói, cứ là bác ‘trưởng thôn’ trong lòng khán giả, đi đến đâu cũng được nhận ra và yêu quý, đã đủ mãn nguyện, đã được là người nghệ sỹ của nhân dân rồi.
Chính NSƯT Khải Hưng khi ấy đã chia sẻ, điều lớn nhất là những vai diễn của Văn Hiệp đi vào lòng người, và Văn Hiệp rất xứng đáng là nghệ sỹ của nhân dân.
Mãi sau ngày ông mất, xét những công lao đóng góp cho nghệ thuật của nghệ sỹ Văn Hiệp, cùng đơn đề nghị của những người đồng nghiệp, nhà nước đã truy tặng danh hiệu NSƯT cho bác ‘trưởng thôn’ Văn Hiệp, như sự ghi nhận cho tài năng và cốt cách cao đẹp của một người nghệ sỹ.
Anh Thắng kể, ngay cả khi biết mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác, bố cũng nhất định không đến bệnh viện, cứ đi đóng phim rồi trở về nhà lo cơm nước cho các cháu.
Ông nói không muốn nghe tiếng kim tiêm lạch cạch rồi mùi thuốc sát trùng trong bệnh viện, càng không muốn cứ vò võ đếm thời gian trong những căn phòng giá lạnh. Nhưng thực ra không phải, bố sợ các con vất vả, đến bệnh viện lại tốn tiền thuốc thang. Mà con trai, con gái, đứa nào cũng lận đận.
Trở về nhà sau trận cấp cứu sau cùng, đối mặt với những cơn đau do ung thư di căn giai đoạn cuối, ông vẫn gượng cười nói khi có bạn bè đồng nghiệp, hàng xóm sang chơi. Nhưng khi họ vừa bước chân ra khỏi cửa, ông nhốt mình lại hét lên rồi quằn quại trong đau đớn.
Có bao nhiêu tiếng cười ông mang tặng hết cho đời, để rồi, ông gánh chịu cơn đau đớn đến tột cùng, trong căn phòng mà mấy chục năm rồi, người vợ để lại ông một mình. Cho đến tận lúc cuối đời, ông vẫn cô độc trong chặng hành trình đằng đẵng của đời người.
Người con trai cả của bác trưởng thôn nói, bố mất rồi, nhưng anh tin, nhân cách của ông còn sống mãi.
An Yên
Gặp lại anh Thắng – con trai NSƯT Văn Hiệp sau ngày giỗ đầu bác ‘trưởng thôn’, cố quay đi mà vẫn kịp nghe tiếng thở dài của người đàn ông đã đi qua đủ những dư vị thăng trầm của cuộc sống nhiều biến cố.
‘Nhanh quá, thấm thoắt mà đã hơn một năm từ ngày bố mất. Đến giờ, tôi vẫn giữ nguyên căn phòng ông cụ vẫn ở khi còn sống. Mỗi lần bước vào, thấy như bố vẫn ngồi trên chiếc giường cũ, đôi tay ôm ngực cố kìm tiếng ho khi cơn đau dội về, lầm lũi và cô đơn. Chạm vào góc nào cũng thấy những kỷ niệm là kỷ niệm, cảm giác như ông vẫn còn đâu đó trong căn phòng này.
Con trai tôi vẫn thường hỏi, sao bố không gọi điện cho ông nội để con nói chuyện với ông? Ông đi công tác gì mà lâu thế hả bố? Thằng nhóc mới 4 tuổi, khi bố còn sống hai ông cháu quấn quýt nhau, giờ cả gia đình phải nói dối rằng ông đi công tác cháu mới không đòi’ – Anh Thắng bắt đầu câu chuyện bằng nỗi nhớ người cha đã đi xa.
Anh nói, có lẽ, cả cuộc đời này cũng không hết ân hận vì đã để người cha già lận đận suốt một đời khó nhọc. Nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ một người sương gió như anh hẳn chẳng buồn nhiều, nhớ lắm. Nhưng chỉ mình anh biết, nỗi day dứt len lỏi trở về hàng đêm để rồi ám ảnh suốt nhiều ngày sau đó.
NSƯT Văn Hiệp |
Người ta cứ tưởng nghệ sỹ nổi tiếng là sống vương giả, giàu có lắm. Nhưng có gặp bác ‘trưởng thôn’ mới thấy rõ chân dung sống động nhất về người nghệ sỹ chân chính, sống giản dị và đời thường đến kinh ngạc.
Không phù phiếm xa hoa, cũng chẳng nhiều bạn bè để tụ tập vui vẻ suốt ngày. Nghệ sỹ Văn Hiệp cứ tỉ tê với những người lao động vất vả, những số phận xung quanh mà ông tiếp xúc hàng ngày để thấy những nhọc nhằn bươn chải.
Anh Thắng kể, cả cuộc đời bố chẳng xin ai cái gì bao giờ. Dù nghèo, dù vất vả kiếm từng đồng khó nhọc về chăm sóc gia đình, bố chưa bao giờ ngửa tay nhận của người khác những đồng tiền thương hại.
Cả khi nhận được những lời ngỏ ý giúp đỡ vì thương hoàn cảnh vất vả, ông tuyệt nhiên không đồng ý. Với ông, danh dự cao hơn tất cả, ông sống khó nhọc một đời là để giữ hai tiếng danh dự ấy.
Cứ kì cạch đi đóng phim, được đồng nào lại mang về cho con cho cháu, nào có dám tiêu gì cho bản thân ngoài mấy đồng lẻ mua thuốc lào để làm bạn với chiếc điếu cày.
Không chỉ vật chất, mà đến ngay cả danh hiệu NSƯT mà bắt ông đi ‘xin’, sau này ông cũng nhất định không ‘xin’ nữa. Nghệ sỹ Văn Hiệp khi còn sống có nói, cứ là bác ‘trưởng thôn’ trong lòng khán giả, đi đến đâu cũng được nhận ra và yêu quý, đã đủ mãn nguyện, đã được là người nghệ sỹ của nhân dân rồi.
Chính NSƯT Khải Hưng khi ấy đã chia sẻ, điều lớn nhất là những vai diễn của Văn Hiệp đi vào lòng người, và Văn Hiệp rất xứng đáng là nghệ sỹ của nhân dân.
Mãi sau ngày ông mất, xét những công lao đóng góp cho nghệ thuật của nghệ sỹ Văn Hiệp, cùng đơn đề nghị của những người đồng nghiệp, nhà nước đã truy tặng danh hiệu NSƯT cho bác ‘trưởng thôn’ Văn Hiệp, như sự ghi nhận cho tài năng và cốt cách cao đẹp của một người nghệ sỹ.
Ông nói không muốn nghe tiếng kim tiêm lạch cạch rồi mùi thuốc sát trùng trong bệnh viện, càng không muốn cứ vò võ đếm thời gian trong những căn phòng giá lạnh. Nhưng thực ra không phải, bố sợ các con vất vả, đến bệnh viện lại tốn tiền thuốc thang. Mà con trai, con gái, đứa nào cũng lận đận.
Trở về nhà sau trận cấp cứu sau cùng, đối mặt với những cơn đau do ung thư di căn giai đoạn cuối, ông vẫn gượng cười nói khi có bạn bè đồng nghiệp, hàng xóm sang chơi. Nhưng khi họ vừa bước chân ra khỏi cửa, ông nhốt mình lại hét lên rồi quằn quại trong đau đớn.
Có bao nhiêu tiếng cười ông mang tặng hết cho đời, để rồi, ông gánh chịu cơn đau đớn đến tột cùng, trong căn phòng mà mấy chục năm rồi, người vợ để lại ông một mình. Cho đến tận lúc cuối đời, ông vẫn cô độc trong chặng hành trình đằng đẵng của đời người.
Người con trai cả của bác trưởng thôn nói, bố mất rồi, nhưng anh tin, nhân cách của ông còn sống mãi.
Bình luận