(VTC News) - NSƯT Trần Lực đã khóc khi xem lại những cảnh quay cuối cùng của 'Hoa ban đỏ' - bộ phim tái hiện lại cuộc chiến Điện Biên Phủ hào hùng.
- Cơ duyên nào đưa anh đến với vai diễn Phương, hình tượng nhân vật rất đẹp trong bộ phim lịch sử Hoa ban đỏ?
Cũng như các phim khác, tôi được mời tới casting phim này của đạo diễn Bạch Diệp do Xưởng phim quân đội sản xuất.
- Từ trước đến nay, phim về đề tài chiến tranh của Việt Nam thường bị ‘chê’ vì thiếu tính gần gũi với lịch sử, không tái hiện chân thực không khí của chiến tranh, vậy khi nhận vai chính trong Hoa ban đỏ, anh có bị áp lực không?
Tại sao lại áp lực nhỉ? Đây là cơ hội tuyệt với để thể hiện một vai người lính trong trận Điện Biên Phủ huyền thoại của Việt Nam.
Bộ phim được đầu tư dàn dựng hoành tráng mà những người làm phim khi ấy (1993) và cả bây giờ mơ ước, gần như 100% bối cảnh được dựng một cách kỹ càng, trung thực.
Phục trang, súng đạn ê hề... Những đại cảnh hàng ngàn người được dàn dựng công phu tạo được hiệu quả mà những người làm phim mong muốn. Nói chung là: Không hay mới là lạ!
Bởi do đầu tư kỹ như vậy nên bộ phim Hoa ban đỏ đã tái hiện lịch sử một cách đầy thuyết phục và hấp dẫn hơn những phim trước đây. Có thể nói Hoa ban đỏ là một trong những bộ phim truyện lịch sử thành công của điện ảnh Việt Nam.
- Cái khó khi tái hiện lại lịch sử trên những thước phim là gì thưa anh?
Đã là phim truyện lịch sử thì không thể không có hư cấu. Cái khó của những người làm phim là hư cấu thế nào để khán giả chấp nhận và đồng cảm với chuyện phim, với các nhân vật trên phim.
Phim Hoa ban đỏ đã làm được điều này, sự hy sinh của Phương đã để lại một khoảng hẫng đầy cảm xúc trong lòng khán giả khi Tấm đi tìm Phương trong đoàn quân thắng trận ở kết phim.
- Không giống như những bộ phim về đề tài chiến tranh khác, Hoa ban đỏ tái hiện chiến tranh theo một cách rất riêng, bi tráng mà vẫn đầy lãng mạn. Dường như, chiến tranh trong Hoa ban đỏ mềm mại hơn rất nhiều?
Đúng vậy, Hoa ban đỏ đã thể hiện đúng tinh thần của thế hệ 'Điện Biên Phủ' - Một tinh thần yêu nước hồn nhiên và quyết liệt.
Cuộc chiến giữa một cường quốc là Pháp với những binh lính chuyên nghiệp và vũ khí hiện đại với đối phương là những người nông dân Việt Nam chỉ có lòng yêu nước nồng nàn làm vũ khí chính.
Các nhân vật ở trong phim sẵn sàng hy sinh thân mình vì đất nước như một lẽ đương nhiên vì vậy, với họ ra trận như ra dắt trâu ra đồng vậy, tự nhiên và tự nguyện. Chính vì lẽ đó mà phim Hoa ban đỏ tái hiện chiến tranh tự nhiên, bi tráng và lãng mạn như cuộc sống vốn có vậy.
- Những kỷ niệm nào khiến anh nhớ mãi trong thời gian đóng bộ phim lịch sử Hoa ban đỏ?
Những ngày tháng trên trường quay làm tôi nhớ không bao giờ quên. Thời ấy chúng tôi làm phim hồn nhiên như các chiến sỹ trong phim.
Bất chấp tất cả để đóng phim, chúng tôi ở nhà dân thời gian dài khi quay ở Hoà Bình, ở với bộ đội khi quay ở sân bay Hoà Lạc... sinh hoạt như những người dân bản: tắm suối dưới tiết trời lạnh giá, ăn như bộ đội khi ở trong doanh trại... Giờ nghĩ lại tôi cũng không lý giải được sao hồi ấy những người làm phim chúng tôi có thể vượt qua để quay thành phim được (cười)
- Nhân vật Phương do anh hóa thân và nhân vật cô Tấm (do NSƯT Thu Hà đóng) đã trở thành mối tình đẹp trong thời chiến, trong quá trình diễn xuất, kỷ niệm nào để lại ấn tượng trong anh?
Trước khi đóng phim này, tôi và Thu Hà đã đóng một số phim với nhau như Đời hát rong, Anh chỉ có mình em, Nàng Tô Thị ... vì vậy chúng tôi rất hiểu nhau và diễn như 'không diễn' nên Phương và Tấm đã để lại trong lòng khán giả ấn tượng đẹp.
Tôi luôn ấn tượng và quý mến Thu Hà, ngoài vẻ đẹp thánh thiện, cô ấy là một diễn viên xuất sắc. Vai Tấm trong Hoa ban đỏ đã làm cho bộ phim chiến tranh trở nên mềm mại và thơ mộng lãng mạn đầy sức sống giưa những cảnh trận mạc ác liệt.
- Người ta vẫn nhắc đến Hoa ban đỏ bằng hình ảnh cuối phim, khi chị Tấm đi tìm anh Phương giữa trận địa. Trong những đoàn quân hân hoan trở về ngày chiến thắng, chỉ thiếu bóng dáng của người chiến sỹ tên Phương. Cái kết của bộ phim để lại ấn tượng gì trong anh?
Đây là 1 trong những cảnh quay cuối cùng của đoàn phim. Chỉ khi phim ra mắt tôi mới được xem, tôi đã khóc cho số phận của Phương và cô Tấm trong phim. Một mối tình không có hậu trong kết phim có hậu đã làm tăng lên ý nghĩa của bộ phim, chiến tranh thật là khủng khiếp với cả bên thắng bên thua.
- Hóa thân xuất sắc vào nhân vật Phương trong Hoa ban đỏ, bên cạnh đó anh còn đứng dưới vai trò một đạo diễn, không biết đã có khi nào anh ấp ủ ý tưởng về việc sản xuất một bộ phim về đề tài chiến tranh như thế?
Đề tài chiến tranh luôn hấp dẫn tôi. Cách đây đã lâu, lẽ ra tôi đã đạo diễn bộ phim Đường thư, tất cả đã sẵn sàng (phân cảnh đã xong, bối cảnh chính đã chọn...) nhưng vì lý do riêng tôi không thể hoàn thành bộ phim theo kế hoạch của Hãng vì vậy tôi đã bị lỡ hẹn trong tiếc nuối. Bây giờ tôi vẫn ấp ủ và khi có cơ hội tôi sẽ làm phim về đề tài chiến tranh.
- Xin cảm ơn anh!
Video Nhật ký chiến dịch Điện Biên Phủ
Cũng như các phim khác, tôi được mời tới casting phim này của đạo diễn Bạch Diệp do Xưởng phim quân đội sản xuất.
NSƯT Trần Lực trong Hoa ban đỏ |
Tại sao lại áp lực nhỉ? Đây là cơ hội tuyệt với để thể hiện một vai người lính trong trận Điện Biên Phủ huyền thoại của Việt Nam.
Bộ phim được đầu tư dàn dựng hoành tráng mà những người làm phim khi ấy (1993) và cả bây giờ mơ ước, gần như 100% bối cảnh được dựng một cách kỹ càng, trung thực.
Phục trang, súng đạn ê hề... Những đại cảnh hàng ngàn người được dàn dựng công phu tạo được hiệu quả mà những người làm phim mong muốn. Nói chung là: Không hay mới là lạ!
Bởi do đầu tư kỹ như vậy nên bộ phim Hoa ban đỏ đã tái hiện lịch sử một cách đầy thuyết phục và hấp dẫn hơn những phim trước đây. Có thể nói Hoa ban đỏ là một trong những bộ phim truyện lịch sử thành công của điện ảnh Việt Nam.
- Cái khó khi tái hiện lại lịch sử trên những thước phim là gì thưa anh?
Đã là phim truyện lịch sử thì không thể không có hư cấu. Cái khó của những người làm phim là hư cấu thế nào để khán giả chấp nhận và đồng cảm với chuyện phim, với các nhân vật trên phim.
Phim Hoa ban đỏ đã làm được điều này, sự hy sinh của Phương đã để lại một khoảng hẫng đầy cảm xúc trong lòng khán giả khi Tấm đi tìm Phương trong đoàn quân thắng trận ở kết phim.
Một cảnh trong Hoa ban đỏ |
|
Cuộc chiến giữa một cường quốc là Pháp với những binh lính chuyên nghiệp và vũ khí hiện đại với đối phương là những người nông dân Việt Nam chỉ có lòng yêu nước nồng nàn làm vũ khí chính.
Các nhân vật ở trong phim sẵn sàng hy sinh thân mình vì đất nước như một lẽ đương nhiên vì vậy, với họ ra trận như ra dắt trâu ra đồng vậy, tự nhiên và tự nguyện. Chính vì lẽ đó mà phim Hoa ban đỏ tái hiện chiến tranh tự nhiên, bi tráng và lãng mạn như cuộc sống vốn có vậy.
- Những kỷ niệm nào khiến anh nhớ mãi trong thời gian đóng bộ phim lịch sử Hoa ban đỏ?
Những ngày tháng trên trường quay làm tôi nhớ không bao giờ quên. Thời ấy chúng tôi làm phim hồn nhiên như các chiến sỹ trong phim.
Bất chấp tất cả để đóng phim, chúng tôi ở nhà dân thời gian dài khi quay ở Hoà Bình, ở với bộ đội khi quay ở sân bay Hoà Lạc... sinh hoạt như những người dân bản: tắm suối dưới tiết trời lạnh giá, ăn như bộ đội khi ở trong doanh trại... Giờ nghĩ lại tôi cũng không lý giải được sao hồi ấy những người làm phim chúng tôi có thể vượt qua để quay thành phim được (cười)
- Nhân vật Phương do anh hóa thân và nhân vật cô Tấm (do NSƯT Thu Hà đóng) đã trở thành mối tình đẹp trong thời chiến, trong quá trình diễn xuất, kỷ niệm nào để lại ấn tượng trong anh?
Trước khi đóng phim này, tôi và Thu Hà đã đóng một số phim với nhau như Đời hát rong, Anh chỉ có mình em, Nàng Tô Thị ... vì vậy chúng tôi rất hiểu nhau và diễn như 'không diễn' nên Phương và Tấm đã để lại trong lòng khán giả ấn tượng đẹp.
Tôi luôn ấn tượng và quý mến Thu Hà, ngoài vẻ đẹp thánh thiện, cô ấy là một diễn viên xuất sắc. Vai Tấm trong Hoa ban đỏ đã làm cho bộ phim chiến tranh trở nên mềm mại và thơ mộng lãng mạn đầy sức sống giưa những cảnh trận mạc ác liệt.
Đây là 1 trong những cảnh quay cuối cùng của đoàn phim. Chỉ khi phim ra mắt tôi mới được xem, tôi đã khóc cho số phận của Phương và cô Tấm trong phim. Một mối tình không có hậu trong kết phim có hậu đã làm tăng lên ý nghĩa của bộ phim, chiến tranh thật là khủng khiếp với cả bên thắng bên thua.
- Hóa thân xuất sắc vào nhân vật Phương trong Hoa ban đỏ, bên cạnh đó anh còn đứng dưới vai trò một đạo diễn, không biết đã có khi nào anh ấp ủ ý tưởng về việc sản xuất một bộ phim về đề tài chiến tranh như thế?
Đề tài chiến tranh luôn hấp dẫn tôi. Cách đây đã lâu, lẽ ra tôi đã đạo diễn bộ phim Đường thư, tất cả đã sẵn sàng (phân cảnh đã xong, bối cảnh chính đã chọn...) nhưng vì lý do riêng tôi không thể hoàn thành bộ phim theo kế hoạch của Hãng vì vậy tôi đã bị lỡ hẹn trong tiếc nuối. Bây giờ tôi vẫn ấp ủ và khi có cơ hội tôi sẽ làm phim về đề tài chiến tranh.
- Xin cảm ơn anh!
Video Nhật ký chiến dịch Điện Biên Phủ
An Yên (thực hiện)
Bình luận