NSƯT Chí Trung chia sẻ: Táo của tôi là táo bay là là trên từng mái nhà, giường ngủ, trong bếp, nóc tủ, xuất phát từ cuộc sống đời thường.
- Nghe nói anh lưỡng lự tham gia Táo quân năm nay?
Thực lòng là tôi tuổi cao rồi, tập đêm là trở ngại khá lớn. Tầm 2-3h sáng là đầu đơ hết rồi, đâm ra tập đêm vất vả.
Mọi năm còn hăng hái, năm nay trời rét mướt thì không sao nhưng đầu đơ, sức yếu, ăn cũng không thấy ấm lên nữa. Bao việc nhà hát dồn cho tôi hết, bởi cuối năm chẳng ai đi dựng bi kịch. Trước chỉ có cái thân này thôi nên tập Táo quân thấy khỏe.
Nói thế chứ phải tham gia. Cùng nhau đi trên một con tàu, đưa nó đến nhiều bến cảng, chẳng nhẽ còn vài cảng nữa lại leo lên máy bay đi mất. Có những cái nấc mà mình sẽ vượt qua, hình như người già thần kinh hoạt động nhiều, đem lại sự thanh xuân trong tế bào hay sao ấy (cười).
- Phiên bản “Táo cười đón xuân” năm nay sẽ phát trên truyền hình có gì mới so với bản diễn sân khấu năm ngoái?
Có ba kịch ngắn thì năm nay làm hai kịch mới. Năm ngoái làm Táo say, Tiền chùa, nay bỏ hẳn đi, trở thành Nỗi đau nhà Táo gồm Táo già, Táo trẻ và Táo bà. “Táo cười đón xuân” năm nay chỉ giữ lại mỗi phần y tế Bệnh viện kiểu mẫu.
Câu chuyện năm nay có cớ rất vui: Con trai của gia đình nhà Táo đi đua cá bị bắt, mọi người đùn đẩy nhau ra phường để cứu con. Hai ông bố tranh nhau nhận con, sau đó đưa nhau đến bệnh viện thử ADN. Táo bà do Minh Hằng đóng, Táo già do tôi, Táo trẻ là Bá Anh, Ngọc Hoàng-Đức Khuê, Thiên Lôi là Mạnh Dũng, người ở UBND phường “hành là chính” do Vân Dung đảm nhiệm.
Toàn bộ dàn diễn viên giỏi nghề của Đoàn kịch 2 đóng trong Bệnh viện kiểu mẫu. Đài PTTH Hà Nội mua chương trình này để phát đúng ngày ông Công ông Táo, và bán đĩa.
- Nhiều nghệ sỹ trong Táo cười quá quen với khán giả trên sàn diễn Táo quân, liệu phong cách có khác không?
Khác chứ. Thứ nhất Táo quân của VTV đã định hình Ngọc Hoàng là Quốc Khánh, Nam Tào-Xuân Bắc, Bắc Đẩu-Công Lý.
Ở đây chúng tôi không mô phỏng Táo quân trên thiên đình, chỉ nói về gia đình nhà Táo giữa Táo bà và hai Táo ông ghen tuông nhau. Một bên là được cách điệu để các Táo lên thiên đình báo cáo, Táo của Nhà hát Tuổi trẻ thì Ngọc Hoàng xuống xem thử dương gian có gì, giúp cho hai Táo ông phân định thằng bé đi đua cá là con ai.
- Anh còn dựng “Táo hóng” đón xuân, lại vẫn ăn theo “Táo”. Chương trình này có khác gì so với hài trong năm?
Lại vẫn là Táo vì ngày Tết chả lẽ lấy từ gì khác. Táo hóng đón xuân diễn từ 6 đến 10 tháng Giêng, vẫn những câu chuyện đời thường của người dân, chuyện hài kịch đẩy lên thành phê phán. Tôi cố gắng làm khác đi. Ngày thường có Xóm hóng, Tết có Táo hóng.
Nhân vật xóm hóng do tôi, Vân Dung, Minh Hằng, Đức Khuê và một loạt diễn viên khác hóa trang thành những ông bà Táo, Nam Tào, Bắc Đẩu, Ngọc Hoàng dạo quanh xóm xem có những trò gì. Chủ đề lần này có “đức - tâm” của con người trong cuộc sống, với ba hài kịch đi theo như Thiên đình tây du hí, Việt Liều về Lước, Người ngay sợ kẻ gian.
- Anh không ngại người ta nghĩ anh ăn theo Táo quân, rồi so sánh Táo của anh không nêu được vấn đề bức xúc?
Vấn đề bức xúc do VTV làm mà mọi người xem xong còn chê tơi bời, huống hồ chúng tôi thân còm, không được đầu tư hàng tỷ đồng, chỉ vài chục triệu thôi. Những bức xúc xã hội, ông bộ trưởng này, tư lệnh nọ xin mời xem VTV. Đó là việc của người ta ở trên chín tầng mây, tôi làm ở tầng khói là là gác bếp.
Táo của tôi là táo bay là là trên từng mái nhà, giường ngủ, trong bếp, nóc tủ, xuất phát từ cuộc sống đời thường. Đừng nghĩ Táo là phải đầy đủ nhân vật này kia, đừng so bì Nam Tào, Bắc Đẩu.
Những câu chuyện của chúng tôi làm dân sinh thôi, nhưng không thiếu phần thú vị. Những câu chuyện vĩ mô dành cho nhà nước, tuy thế trong mỗi gia đình cũng có những việc cần giải quyết, mà vẫn hay như thường.
- Ôm đồm nhiều việc quá có ảnh hưởng đến cảm hứng, chất lượng vai diễn của anh?
Tôi nghĩ mình là đầu tàu kéo các em đi. Giống như vở Tôi và chúng ta có vai chị Thanh - người lao ra khỏi hầm và bị thương. Tôi sung sướng với việc lao ra đó, ngồi bên trong tôi không chịu được. Tôi cũng thèm nghỉ ngơi, thèm được một hai tiếng xem phim mà không phải nghĩ ngợi gì.
Theo Tiền phong
- Nghe nói anh lưỡng lự tham gia Táo quân năm nay?
Thực lòng là tôi tuổi cao rồi, tập đêm là trở ngại khá lớn. Tầm 2-3h sáng là đầu đơ hết rồi, đâm ra tập đêm vất vả.
Mọi năm còn hăng hái, năm nay trời rét mướt thì không sao nhưng đầu đơ, sức yếu, ăn cũng không thấy ấm lên nữa. Bao việc nhà hát dồn cho tôi hết, bởi cuối năm chẳng ai đi dựng bi kịch. Trước chỉ có cái thân này thôi nên tập Táo quân thấy khỏe.
Nói thế chứ phải tham gia. Cùng nhau đi trên một con tàu, đưa nó đến nhiều bến cảng, chẳng nhẽ còn vài cảng nữa lại leo lên máy bay đi mất. Có những cái nấc mà mình sẽ vượt qua, hình như người già thần kinh hoạt động nhiều, đem lại sự thanh xuân trong tế bào hay sao ấy (cười).
- Phiên bản “Táo cười đón xuân” năm nay sẽ phát trên truyền hình có gì mới so với bản diễn sân khấu năm ngoái?
Có ba kịch ngắn thì năm nay làm hai kịch mới. Năm ngoái làm Táo say, Tiền chùa, nay bỏ hẳn đi, trở thành Nỗi đau nhà Táo gồm Táo già, Táo trẻ và Táo bà. “Táo cười đón xuân” năm nay chỉ giữ lại mỗi phần y tế Bệnh viện kiểu mẫu.
Câu chuyện năm nay có cớ rất vui: Con trai của gia đình nhà Táo đi đua cá bị bắt, mọi người đùn đẩy nhau ra phường để cứu con. Hai ông bố tranh nhau nhận con, sau đó đưa nhau đến bệnh viện thử ADN. Táo bà do Minh Hằng đóng, Táo già do tôi, Táo trẻ là Bá Anh, Ngọc Hoàng-Đức Khuê, Thiên Lôi là Mạnh Dũng, người ở UBND phường “hành là chính” do Vân Dung đảm nhiệm.
Toàn bộ dàn diễn viên giỏi nghề của Đoàn kịch 2 đóng trong Bệnh viện kiểu mẫu. Đài PTTH Hà Nội mua chương trình này để phát đúng ngày ông Công ông Táo, và bán đĩa.
- Nhiều nghệ sỹ trong Táo cười quá quen với khán giả trên sàn diễn Táo quân, liệu phong cách có khác không?
Khác chứ. Thứ nhất Táo quân của VTV đã định hình Ngọc Hoàng là Quốc Khánh, Nam Tào-Xuân Bắc, Bắc Đẩu-Công Lý.
Ở đây chúng tôi không mô phỏng Táo quân trên thiên đình, chỉ nói về gia đình nhà Táo giữa Táo bà và hai Táo ông ghen tuông nhau. Một bên là được cách điệu để các Táo lên thiên đình báo cáo, Táo của Nhà hát Tuổi trẻ thì Ngọc Hoàng xuống xem thử dương gian có gì, giúp cho hai Táo ông phân định thằng bé đi đua cá là con ai.
- Anh còn dựng “Táo hóng” đón xuân, lại vẫn ăn theo “Táo”. Chương trình này có khác gì so với hài trong năm?
Lại vẫn là Táo vì ngày Tết chả lẽ lấy từ gì khác. Táo hóng đón xuân diễn từ 6 đến 10 tháng Giêng, vẫn những câu chuyện đời thường của người dân, chuyện hài kịch đẩy lên thành phê phán. Tôi cố gắng làm khác đi. Ngày thường có Xóm hóng, Tết có Táo hóng.
Nhân vật xóm hóng do tôi, Vân Dung, Minh Hằng, Đức Khuê và một loạt diễn viên khác hóa trang thành những ông bà Táo, Nam Tào, Bắc Đẩu, Ngọc Hoàng dạo quanh xóm xem có những trò gì. Chủ đề lần này có “đức - tâm” của con người trong cuộc sống, với ba hài kịch đi theo như Thiên đình tây du hí, Việt Liều về Lước, Người ngay sợ kẻ gian.
- Anh không ngại người ta nghĩ anh ăn theo Táo quân, rồi so sánh Táo của anh không nêu được vấn đề bức xúc?
Vấn đề bức xúc do VTV làm mà mọi người xem xong còn chê tơi bời, huống hồ chúng tôi thân còm, không được đầu tư hàng tỷ đồng, chỉ vài chục triệu thôi. Những bức xúc xã hội, ông bộ trưởng này, tư lệnh nọ xin mời xem VTV. Đó là việc của người ta ở trên chín tầng mây, tôi làm ở tầng khói là là gác bếp.
Táo của tôi là táo bay là là trên từng mái nhà, giường ngủ, trong bếp, nóc tủ, xuất phát từ cuộc sống đời thường. Đừng nghĩ Táo là phải đầy đủ nhân vật này kia, đừng so bì Nam Tào, Bắc Đẩu.
Những câu chuyện của chúng tôi làm dân sinh thôi, nhưng không thiếu phần thú vị. Những câu chuyện vĩ mô dành cho nhà nước, tuy thế trong mỗi gia đình cũng có những việc cần giải quyết, mà vẫn hay như thường.
- Ôm đồm nhiều việc quá có ảnh hưởng đến cảm hứng, chất lượng vai diễn của anh?
Tôi nghĩ mình là đầu tàu kéo các em đi. Giống như vở Tôi và chúng ta có vai chị Thanh - người lao ra khỏi hầm và bị thương. Tôi sung sướng với việc lao ra đó, ngồi bên trong tôi không chịu được. Tôi cũng thèm nghỉ ngơi, thèm được một hai tiếng xem phim mà không phải nghĩ ngợi gì.
Theo Tiền phong
Bình luận