(VTC News) - Đứng dưới góc độ một người làm quản lý nghệ thuật, NSƯT Chí Trung phản đối việc đổi từ múi giờ GMT +7 lên thành GMT +8, ít nhất là trong thời điểm này.
Trước nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần chuyển từ múi giờ GMT+7 sang thành GMT+8 hoặc GMT+9, NSƯT Chí Trung cho rằng, nếu có việc đổi múi giờ này, các ngành nghệ thuật sẽ bị ảnh hưởng lớn, thậm chí thời gian đầu có thể 'chết ngay lập tức'.
Ngoài ra, NSƯT Chí Trung cũng chia sẻ thêm quan điểm của mình về vấn đề đang gây tranh cãi: “Có nên đổi múi giờ ở Việt Nam?” do VTC News khởi xướng.
- Có khá nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta nên đổi từ múi giờ GMT +7 lên thành GMT +8, bởi theo nhiều phân tích, việc chuyển múi giờ sớm hơn 1 tiếng sẽ thuận lợi hơn cho làm việc và sinh hoạt, vui chơi, giải trí, cũng sẽ tiết kiệm điện, đồng bộ giờ với các thị trường chứng khoán lớn trong khu vực...
Là một người làm trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, anh có ý kiến gì về vấn đề này?
Theo tôi được biết, một số nước trên thế giới họ đã thực hiện việc thay đổi múi giờ, để hội nhập và thu được những thành công.
Nhiều người cho rằng sự thay đổi đó sẽ có lợi cho việc phát triển kinh tế, hội nhập, để thoát khỏi tình trạng tự ‘rào giậu’ mình lại trước bạn bè quốc tế.
Nhưng nó có phù hợp với tất cả các ngành nghề hay không còn là vấn đề phải bàn.
Đứng dưới góc độ nhà quản lý, điều hành trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thì tôi thấy ý kiến đó không phù hợp lắm trong thời điểm này.
Với lịch làm việc hiện tại, vào mùa hè, có những khi tôi phải lùi giờ diễn từ 20h sang 20h15 để đón khách mà rạp vẫn vắng hoe.
Khán giả đi làm về, tắm gội, ăn uống, chạy vội đến rạp vì đã trót mua vé mà vẫn phải cuống quýt, vội vàng huống hồ là đẩy sớm hơn 1 tiếng.
Dẫu biết rằng đi đôi với việc đến rạp sớm hơn 1 tiếng là người việc dân được rời khỏi công sở, trường học sớm hơn 1 tiếng, nhưng để thay đổi được thói quen giờ giấc mất rất nhiều thời gian, và tôi nghĩ sẽ có nhiều ngành nghề phải trả giá trong khi chờ thời gian thích ứng, trong đó nghệ thuật sẽ phải trả giá đầu tiên.
Nếu không muốn nói quá là nghệ thuật sẽ ‘chết tươi’ trong vài năm đầu, nếu có sự thay đổi múi giờ.
Thêm vào đó, sự thay đổi múi giờ còn liên quan đến nhiều vấn đề, về khí hậu, thổ nhưỡng và thói quen. Thói quen ta có thể thay đổi, nhưng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khó có thể thay đổi.
- Nhưng đặc thù của nghệ sỹ biểu diễn, là thường làm việc từ tối đến khá khuya dưới ánh đèn sân khấu, rồi hôm sau phải ‘ngủ bù’, nếu chuyển múi giờ sớm hơn 1 tiếng, các nghệ sỹ cũng sẽ được nghỉ sớm hơn 1 tiếng, sẽ có thời gian nghỉ ngơi hơn, anh có nghĩ thế?
Ngược lại sáng hôm sau phải dậy sớm hơn 1 tiếng, trong khi quỹ thời gian 1 ngày vẫn chỉ có 24 tiếng.
Tôi nghĩ rằng muộn hay sớm hơn 1 tiếng không thực sự quan trọng, bởi mục đích cuối cùng của người nghệ sỹ vẫn là phục vụ biểu diễn. Điều quan trọng là người dân có đến và thiết tha với sân khấu hay không.
Cá nhân tôi thì thấy việc thay đổi thói quen thức khuya dậy sớm hơn 1 tiếng đối với người nghệ sỹ không có vấn đề gì, nhưng đứng dưới góc độ quản lý, tôi phải nói vui thế này, là nền nghệ thuật của chúng ta vốn đã ‘chết dở’ thì việc thay đổi sẽ khiến nó ‘chết hẳn’.
Bởi chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian để thích ứng được với quy luật thời gian mới đó. Mà nghệ thuật thì khó tồn tại nổi trong khi chờ đợi thời gian để người dân thay đổi.
- Đó là nói về việc thay đổi thói quen, nhịp đồng hồ sinh học, nhưng xét dưới góc độ kinh tế, có thể khi thời gian để vui chơi giải trí kéo dài ra thêm 1 tiếng, người dân sẽ tham gia vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí nhiều hơn, kích cầu cho lĩnh vực này?
Tôi nghĩ rằng dù có tan sở sớm hơn 1 tiếng, chưa chắc người dân đã đến với các hoạt động văn hóa nghệ thuật sớm hơn, hay tham gia nhiều hơn.
Để thay đổi thói quen đến với ánh đèn sân khấu hay nơi vui chơi giải trí sớm hơn 1 tiếng là cả một vấn đề.
- Cũng dưới góc nhìn kinh tế, việc ‘tắt đèn’ sân khấu sớm hơn 1 tiếng, cũng sẽ góp phần tiết kiệm điện, đỡ một khoản chi phí trong khi nền kinh tế khó khăn như hiện nay, bởi chúng ta sẽ tận dụng nhiều ánh sáng tự nhiên?
Cái đó có thể đúng, chúng ta sẽ đỡ được một phần chi phí tiền điện do sử dụng ánh sáng ban ngày nhiều hơn.
Nhưng có lẽ yếu tố đó cũng chỉ được tính toán mang tính ‘ước lệ’, bởi chúng ta dùng điện cho điều hòa, hệ thống máy tính…nhiều, chứ không quá nhiều cho việc thắp sáng.
- Một số nước trong khu vực như Singapore và Malaysia, dù nằm trong múi giờ GMT+7 song vẫn lấy theo giờ GMT+8. Gần đây, Thái Lan, nước có cùng múi giờ với Việt Nam, cũng có ý định chuyển sang GMT+8 với lý do để đồng bộ hóa thời gian với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực. Anh có nghĩ không chỉ kinh tế, mà việc giao lưu văn hóa cũng sẽ thuận lợi hơn?
Nếu để bỏ phiếu cho việc có nên đổi múi giờ từ GMT +7 sang GMT +8 hay không, thì dưới góc nhìn hạn hẹp của mình, tôi sẽ bỏ phiếu ‘phản đối’, ít nhất là trong thời điểm này.
Nếu như thị trường chứng khoán, vàng, tiền tệ cần sự ‘đồng bộ hóa’ với khu vực và trên thế giới, thì đặc thù của văn hóa nghệ thuật lại không tính bằng giây, bằng phút như thế.
Văn hóa có thể tĩnh, có thể không cần tốc độ, sự giao lưu văn hóa cũng không cần đồng bộ về mặt thời gian và ‘tỷ giá’, bởi văn hóa còn cần cả bản sắc, cần sự đặc trưng riêng.
Xin cảm ơn anh!
Trước nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần chuyển từ múi giờ GMT+7 sang thành GMT+8 hoặc GMT+9, NSƯT Chí Trung cho rằng, nếu có việc đổi múi giờ này, các ngành nghệ thuật sẽ bị ảnh hưởng lớn, thậm chí thời gian đầu có thể 'chết ngay lập tức'.
Ngoài ra, NSƯT Chí Trung cũng chia sẻ thêm quan điểm của mình về vấn đề đang gây tranh cãi: “Có nên đổi múi giờ ở Việt Nam?” do VTC News khởi xướng.
NSƯT Chí Trung phản đối việc thay đổi múi giờ |
Là một người làm trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, anh có ý kiến gì về vấn đề này?
Theo tôi được biết, một số nước trên thế giới họ đã thực hiện việc thay đổi múi giờ, để hội nhập và thu được những thành công.
Nhiều người cho rằng sự thay đổi đó sẽ có lợi cho việc phát triển kinh tế, hội nhập, để thoát khỏi tình trạng tự ‘rào giậu’ mình lại trước bạn bè quốc tế.
Nhưng nó có phù hợp với tất cả các ngành nghề hay không còn là vấn đề phải bàn.
Đứng dưới góc độ nhà quản lý, điều hành trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thì tôi thấy ý kiến đó không phù hợp lắm trong thời điểm này.
Với lịch làm việc hiện tại, vào mùa hè, có những khi tôi phải lùi giờ diễn từ 20h sang 20h15 để đón khách mà rạp vẫn vắng hoe.
Khán giả đi làm về, tắm gội, ăn uống, chạy vội đến rạp vì đã trót mua vé mà vẫn phải cuống quýt, vội vàng huống hồ là đẩy sớm hơn 1 tiếng.
Dẫu biết rằng đi đôi với việc đến rạp sớm hơn 1 tiếng là người việc dân được rời khỏi công sở, trường học sớm hơn 1 tiếng, nhưng để thay đổi được thói quen giờ giấc mất rất nhiều thời gian, và tôi nghĩ sẽ có nhiều ngành nghề phải trả giá trong khi chờ thời gian thích ứng, trong đó nghệ thuật sẽ phải trả giá đầu tiên.
|
Nếu không muốn nói quá là nghệ thuật sẽ ‘chết tươi’ trong vài năm đầu, nếu có sự thay đổi múi giờ.
Thêm vào đó, sự thay đổi múi giờ còn liên quan đến nhiều vấn đề, về khí hậu, thổ nhưỡng và thói quen. Thói quen ta có thể thay đổi, nhưng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khó có thể thay đổi.
- Nhưng đặc thù của nghệ sỹ biểu diễn, là thường làm việc từ tối đến khá khuya dưới ánh đèn sân khấu, rồi hôm sau phải ‘ngủ bù’, nếu chuyển múi giờ sớm hơn 1 tiếng, các nghệ sỹ cũng sẽ được nghỉ sớm hơn 1 tiếng, sẽ có thời gian nghỉ ngơi hơn, anh có nghĩ thế?
Ngược lại sáng hôm sau phải dậy sớm hơn 1 tiếng, trong khi quỹ thời gian 1 ngày vẫn chỉ có 24 tiếng.
Tôi nghĩ rằng muộn hay sớm hơn 1 tiếng không thực sự quan trọng, bởi mục đích cuối cùng của người nghệ sỹ vẫn là phục vụ biểu diễn. Điều quan trọng là người dân có đến và thiết tha với sân khấu hay không.
Cá nhân tôi thì thấy việc thay đổi thói quen thức khuya dậy sớm hơn 1 tiếng đối với người nghệ sỹ không có vấn đề gì, nhưng đứng dưới góc độ quản lý, tôi phải nói vui thế này, là nền nghệ thuật của chúng ta vốn đã ‘chết dở’ thì việc thay đổi sẽ khiến nó ‘chết hẳn’.
Bởi chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian để thích ứng được với quy luật thời gian mới đó. Mà nghệ thuật thì khó tồn tại nổi trong khi chờ đợi thời gian để người dân thay đổi.
Sẽ mất rất nhiều thời gian để thích ứng với múi giờ mới |
Tôi nghĩ rằng dù có tan sở sớm hơn 1 tiếng, chưa chắc người dân đã đến với các hoạt động văn hóa nghệ thuật sớm hơn, hay tham gia nhiều hơn.
Để thay đổi thói quen đến với ánh đèn sân khấu hay nơi vui chơi giải trí sớm hơn 1 tiếng là cả một vấn đề.
- Cũng dưới góc nhìn kinh tế, việc ‘tắt đèn’ sân khấu sớm hơn 1 tiếng, cũng sẽ góp phần tiết kiệm điện, đỡ một khoản chi phí trong khi nền kinh tế khó khăn như hiện nay, bởi chúng ta sẽ tận dụng nhiều ánh sáng tự nhiên?
Cái đó có thể đúng, chúng ta sẽ đỡ được một phần chi phí tiền điện do sử dụng ánh sáng ban ngày nhiều hơn.
Nhưng có lẽ yếu tố đó cũng chỉ được tính toán mang tính ‘ước lệ’, bởi chúng ta dùng điện cho điều hòa, hệ thống máy tính…nhiều, chứ không quá nhiều cho việc thắp sáng.
'Tôi bỏ phiếu ‘phản đối’ việc đổi từ múi giờ GMT +7 lên GMT +8' - NSƯT Chí Trung |
Nếu để bỏ phiếu cho việc có nên đổi múi giờ từ GMT +7 sang GMT +8 hay không, thì dưới góc nhìn hạn hẹp của mình, tôi sẽ bỏ phiếu ‘phản đối’, ít nhất là trong thời điểm này.
Nếu như thị trường chứng khoán, vàng, tiền tệ cần sự ‘đồng bộ hóa’ với khu vực và trên thế giới, thì đặc thù của văn hóa nghệ thuật lại không tính bằng giây, bằng phút như thế.
Văn hóa có thể tĩnh, có thể không cần tốc độ, sự giao lưu văn hóa cũng không cần đồng bộ về mặt thời gian và ‘tỷ giá’, bởi văn hóa còn cần cả bản sắc, cần sự đặc trưng riêng.
Xin cảm ơn anh!
Việt Nam có nên đổi múi giờ thành GMT+8?
|
An Yên(thực hiện)
Bình luận