Trong cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật Nhà nước vừa qua để xét tặng danh hiệu NSND và NSƯT thì trường hợp của nghệ sĩ Anh Dũng được Chủ tịch Hội đồng đưa ra đầu tiên.
Trong những hoài niệm về người quá cố, đã có không ít những thở dài xót xa và cũng có không ít những niềm tiếc nuối. Tất cả vẽ nên chân dung một nghệ sĩ tài năng có cuộc đời sóng gió.
Nhòe lệ vì tiếc nuối
Tang lễ của NSƯT Anh Dũng do Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Nhà hát Kịch Việt Nam phối hợp với gia đình tổ chức. Tập thể diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam đã tỏ lòng thành kính với “người anh” của mình bằng cách đồng loạt đeo băng tang và chung tay với gia đình lo chuyện hậu sự.
Rất đông nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ của các nhà hát, đoàn nghệ thuật… có mặt từ sớm để tiễn biệt ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhiều người đã không kìm được nước mắt khi đến trước linh cữu của đồng nghiệp.
NSƯT Thu Hà đã ôm chầm lấy NSƯT Trung Anh khóc ngẹn ngào ngay khi vừa gặp nhau ở nhà tang lễ. Trong nước mắt, nghệ sĩ Thu Hà chia sẻ, chị gọi NSƯT Anh Dũng bằng chú vì gia đình chị ở cạnh gia đình NSƯT Anh Dũng. NSƯT Anh Dũng đồng thời cũng là bạn thân chú ruột của chị và đều là những tay đàn, giọng ca nổi tiếng ở phố Hàng Trống.
Nghệ sĩ Thu Hà từng kể: những đêm trăng sáng, hai chú ôm đàn ra hiên nhà, nơi có hai cây sấu già, vừa đàn vừa hát cho đến đêm khuya. Sau này, cơ duyên run rủi, chị được về công tác tại Nhà hát Kịch Việt Nam và được đóng chung với NSƯT Anh Dũng rất nhiều vở kịch, bộ phim.
“Chú Dũng là người hiền lành và tài năng. Sự ra đi của chú là một điều vô cùng đau đớn. Tôi chỉ biết cầu mong cho chú về thế giới bên kia được bình an và siêu thoát” - NSƯT Thu Hà nghẹn ngào.
NSƯT Trung Anh cũng nhòe lệ khi tưởng nhớ về người anh của mình. Anh cảm thấy áy náy, day dứt… vì thời gian NSƯT Anh Dũng thôi giữ chức Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, anh em không gặp gỡ nhau nhiều.
NSƯT Trung Anh chia sẻ: “Trong lớp diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam thời trước, anh Dũng là một tài năng lớn. Anh ấy diễn duyên dáng, có nét riêng mà bây giờ không ai có thể đóng được như thế. Nhìn lại sự ra đi của anh Dũng hôm nay, tôi thấy mình thật có lỗi, có một cảm giác day dứt cứ xâm chiếm suy nghĩ của tôi. Từ khi anh ấy chuyển sang Cục Nghệ thuật Biểu diễn, anh em không có nhiều cơ hội thăm hỏi nhau. Đến lúc anh ấy ốm đau mới chợt giật mình thấy những thiếu sót đó”.
NSƯT Trung Anh cũng cho biết, giữa anh với NSƯT Anh Dũng có rất nhiều kỷ niệm, nhất là những chuyến lưu diễn xuyên Việt từ Hà Nội vào phương Nam rồi vòng lên Tây Nguyên. Những kỷ niệm rất đỗi thiêng liêng.
Sẽ được phong tặng NSND vào tháng 9?
Trong số đông nghệ sĩ đến dự lễ tang, phần lớn đều dành cho NSƯT Anh Dũng hai từ “tài hoa”. Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh xúc cảm viết trong sổ tang: “Đối với đồng nghiệp, bạn bè và khán giả… nghệ sĩ Nguyễn Anh Dũng là một diễn viên tài năng của nền sân khấu Việt Nam. Các vai của anh trên sân khấu cũng như trên màn ảnh đều để lại những ấn tượng khó phai mờ trong lòng người xem.
Tôi may mắn được làm việc với anh trong phim Cô gái trên sông cách đây gần 30 năm. Tôi vẫn giữ mãi kỷ niệm về anh như một diễn viên nghiêm túc và có trách nhiệm với vai diễn. Thật đau xót khi phải chia tay anh sớm như vậy”.
Đạo diễn Tất Bình cho biết, ông và NSƯT Anh Dũng là bạn cùng khóa II lớp diễn viên của trường Nghệ thuật Sân khấu. Khóa của ông vào trường năm 1968 ra trường năm 1971, nếu tính ngày vào trường đến nay cũng gần 50 năm. Lớp diễn viên hồi ấy đã có nhiều người thành danh như NSND Lê Hùng, NSƯT Bằng Thái, NSND Tiến Đạt…
“Tôi với Dũng ở cùng một tổ nên rất thân thiết, bài vở thường nhờ nhau đóng, có nhiều kỷ niệm thân thiết. Dũng là người sống rất chân thành, hồn nhiên, được anh em trong lớp quý mến.
Ngày xưa chúng tôi đã xem Dũng là người rất tài năng, lúc nào cũng có điểm số cao nhất nhì lớp trong các kỳ kiểm tra. Dũng ra đi là một sự đau buồn. Anh em cả lớp có mặt gần như đông đủ, có những người từ Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng… đều về thắp hương tiễn biệt bạn” - đạo diễn Tất Bình nói.
Vì cùng đóng chung với cố NSND Phương Thanh và NSƯT Anh Dũng bộ phim Kỷ niệm đồi trăng nên đạo diễn Tất Bình đã được chứng kiến tình yêu “sét đánh” của hai người. Theo ông, sở dĩ gọi là “sét đánh” vì khi mới gặp, họ đã quyến luyến, yêu thương nhau. Có lẽ vì thế mà các cảnh gần gũi trong phim họ diễn rất tự nhiên và rất thật.
“Hiện giờ, tôi vẫn đang cầm trong tay tập kịch bản phim dài tập của Dũng viết chung với một người bạn. Chúng tôi đã ngồi với nhau để bàn chuyện đưa kịch bản thành phim. Tiếc là chưa thực hiện được thì Dũng đã ra đi” - đạo diễn Tất Bình chia sẻ.
Trong cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật Nhà nước vừa qua để xét tặng danh hiệu NSND và NSƯT thì trường hợp của nghệ sĩ Anh Dũng được Chủ tịch Hội đồng đưa ra đầu tiên.
“Tôi may mắn được là thành viên của hội đồng hôm đó nên nắm rõ điều này. Hội đồng cũng nhấn mạnh, cần hoàn thiện nhanh các thủ tục để phong tặp danh hiệu NSND cho Dũng nhưng công việc cũng phải có quy trình. Rất tiếc là đến giờ phút Dũng ra đi, việc đó chưa làm được.
Tôi nghĩ rằng sau tháng 9, sẽ có quyết định phong tặng NSND cho Dũng. Đây không phải là truy tặng mà là xét khi Dũng còn sống nên không vi phạm gì đến Nghị định 89” - đạo diễn Tất Bình cho biết thêm.
Nguồn: Gia đình xã hội
Trong những hoài niệm về người quá cố, đã có không ít những thở dài xót xa và cũng có không ít những niềm tiếc nuối. Tất cả vẽ nên chân dung một nghệ sĩ tài năng có cuộc đời sóng gió.
Nhòe lệ vì tiếc nuối
Tang lễ của NSƯT Anh Dũng do Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Nhà hát Kịch Việt Nam phối hợp với gia đình tổ chức. Tập thể diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam đã tỏ lòng thành kính với “người anh” của mình bằng cách đồng loạt đeo băng tang và chung tay với gia đình lo chuyện hậu sự.
Rất đông nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ của các nhà hát, đoàn nghệ thuật… có mặt từ sớm để tiễn biệt ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhiều người đã không kìm được nước mắt khi đến trước linh cữu của đồng nghiệp.
Nghệ sĩ Anh Dũng và vợ khi còn sống. |
Nghệ sĩ Thu Hà từng kể: những đêm trăng sáng, hai chú ôm đàn ra hiên nhà, nơi có hai cây sấu già, vừa đàn vừa hát cho đến đêm khuya. Sau này, cơ duyên run rủi, chị được về công tác tại Nhà hát Kịch Việt Nam và được đóng chung với NSƯT Anh Dũng rất nhiều vở kịch, bộ phim.
“Chú Dũng là người hiền lành và tài năng. Sự ra đi của chú là một điều vô cùng đau đớn. Tôi chỉ biết cầu mong cho chú về thế giới bên kia được bình an và siêu thoát” - NSƯT Thu Hà nghẹn ngào.
NSƯT Trung Anh cũng nhòe lệ khi tưởng nhớ về người anh của mình. Anh cảm thấy áy náy, day dứt… vì thời gian NSƯT Anh Dũng thôi giữ chức Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, anh em không gặp gỡ nhau nhiều.
NSƯT Trung Anh chia sẻ: “Trong lớp diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam thời trước, anh Dũng là một tài năng lớn. Anh ấy diễn duyên dáng, có nét riêng mà bây giờ không ai có thể đóng được như thế. Nhìn lại sự ra đi của anh Dũng hôm nay, tôi thấy mình thật có lỗi, có một cảm giác day dứt cứ xâm chiếm suy nghĩ của tôi. Từ khi anh ấy chuyển sang Cục Nghệ thuật Biểu diễn, anh em không có nhiều cơ hội thăm hỏi nhau. Đến lúc anh ấy ốm đau mới chợt giật mình thấy những thiếu sót đó”.
NSƯT Trung Anh cũng cho biết, giữa anh với NSƯT Anh Dũng có rất nhiều kỷ niệm, nhất là những chuyến lưu diễn xuyên Việt từ Hà Nội vào phương Nam rồi vòng lên Tây Nguyên. Những kỷ niệm rất đỗi thiêng liêng.
NSƯT Trung Anh nghẹn ngào bên linh cữu của người anh mà anh hết mực kính trọng. Ảnh: HTL. |
Sẽ được phong tặng NSND vào tháng 9?
Trong số đông nghệ sĩ đến dự lễ tang, phần lớn đều dành cho NSƯT Anh Dũng hai từ “tài hoa”. Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh xúc cảm viết trong sổ tang: “Đối với đồng nghiệp, bạn bè và khán giả… nghệ sĩ Nguyễn Anh Dũng là một diễn viên tài năng của nền sân khấu Việt Nam. Các vai của anh trên sân khấu cũng như trên màn ảnh đều để lại những ấn tượng khó phai mờ trong lòng người xem.
Tôi may mắn được làm việc với anh trong phim Cô gái trên sông cách đây gần 30 năm. Tôi vẫn giữ mãi kỷ niệm về anh như một diễn viên nghiêm túc và có trách nhiệm với vai diễn. Thật đau xót khi phải chia tay anh sớm như vậy”.
Đạo diễn Tất Bình cho biết, ông và NSƯT Anh Dũng là bạn cùng khóa II lớp diễn viên của trường Nghệ thuật Sân khấu. Khóa của ông vào trường năm 1968 ra trường năm 1971, nếu tính ngày vào trường đến nay cũng gần 50 năm. Lớp diễn viên hồi ấy đã có nhiều người thành danh như NSND Lê Hùng, NSƯT Bằng Thái, NSND Tiến Đạt…
“Tôi với Dũng ở cùng một tổ nên rất thân thiết, bài vở thường nhờ nhau đóng, có nhiều kỷ niệm thân thiết. Dũng là người sống rất chân thành, hồn nhiên, được anh em trong lớp quý mến.
Ngày xưa chúng tôi đã xem Dũng là người rất tài năng, lúc nào cũng có điểm số cao nhất nhì lớp trong các kỳ kiểm tra. Dũng ra đi là một sự đau buồn. Anh em cả lớp có mặt gần như đông đủ, có những người từ Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng… đều về thắp hương tiễn biệt bạn” - đạo diễn Tất Bình nói.
Vì cùng đóng chung với cố NSND Phương Thanh và NSƯT Anh Dũng bộ phim Kỷ niệm đồi trăng nên đạo diễn Tất Bình đã được chứng kiến tình yêu “sét đánh” của hai người. Theo ông, sở dĩ gọi là “sét đánh” vì khi mới gặp, họ đã quyến luyến, yêu thương nhau. Có lẽ vì thế mà các cảnh gần gũi trong phim họ diễn rất tự nhiên và rất thật.
“Hiện giờ, tôi vẫn đang cầm trong tay tập kịch bản phim dài tập của Dũng viết chung với một người bạn. Chúng tôi đã ngồi với nhau để bàn chuyện đưa kịch bản thành phim. Tiếc là chưa thực hiện được thì Dũng đã ra đi” - đạo diễn Tất Bình chia sẻ.
Trong cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật Nhà nước vừa qua để xét tặng danh hiệu NSND và NSƯT thì trường hợp của nghệ sĩ Anh Dũng được Chủ tịch Hội đồng đưa ra đầu tiên.
“Tôi may mắn được là thành viên của hội đồng hôm đó nên nắm rõ điều này. Hội đồng cũng nhấn mạnh, cần hoàn thiện nhanh các thủ tục để phong tặp danh hiệu NSND cho Dũng nhưng công việc cũng phải có quy trình. Rất tiếc là đến giờ phút Dũng ra đi, việc đó chưa làm được.
Tôi nghĩ rằng sau tháng 9, sẽ có quyết định phong tặng NSND cho Dũng. Đây không phải là truy tặng mà là xét khi Dũng còn sống nên không vi phạm gì đến Nghị định 89” - đạo diễn Tất Bình cho biết thêm.
Nguồn: Gia đình xã hội
Bình luận