Nghệ sỹ Lan Hương chia sẻ về tuổi thơ ốm yếu, được cưng chiều và những kỷ niệm khi đóng phim 'Em bé Hà Nội' năm nào.
Bén duyên với điện ảnh từ nhỏ và “đóng đinh” với vai diễn ấn tượng trong phim “Em bé Hà Nội”, nghệ sĩ Lan Hương còn được khán giả biết đến và yêu mến với nhiều vai diễn khác trong các phim như Những người sống quanh tôi, Trần Thủ Độ…
Với những cống hiến trong điện ảnh và sân khấu, nghệ sĩ Lan Hương đã được công nhận với danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân từ năm 44 tuổi.
Sinh năm 1963 tại Hà Nội, qua lời kể của NSND Lan Hương, tuổi thơ của cô là một cô bé ốm yếu và nhút nhát nhưng vì có đôi mắt đen, tròn và có chất “xi nê” nên luôn được đạo diễn để ý.
Có một vai diễn để đời từ khi lên 10 tuổi, nhưng tới năm 15 tuổi “cô bé Ngọc Hà” mới thi tuyển vào khoa Sân khấu của Nhà hát tuổi trẻ và theo đuổi nghiệp sân khấu từ đó tới giờ.
Bên cạnh những thành công trong sự nghiệp, nghệ sĩ Lan Hương còn có được hạnh phúc viên mãn bên người chồng, đạo diễn nổi tiếng Tất Bình, người bạn đời bên cạnh nghệ sĩ Lan Hương hơn 30 năm trời. Trước đó cô đã có cuộc hôn nhân thất bại với người chồng đầu tiên.
Mặc dù đã ngoài 50, nhưng ở “em bé Hà Nội” vẫn toát lên sự trẻ trung, yêu đời, mặc dù đâu đó vẫn ẩn chứa những trăn trở về môn nghệ thuật mà nghệ sĩ đã và đang dành nhiều tâm huyết để theo đuổi.
Điện ảnh, sân khấu như định mệnh
- Đã 40 năm trôi qua với nhiều thăng trầm của cuộc đời, nếu viết lại cuộc đời bằng cuốn tiểu thuyết thì NS Lan Hương sẽ bắt đầu như thế nào?
Với mình như là định mệnh, từ bé đã sống trong môi trường nghệ thuật nhưng vì người ốm yếu, bệnh tật nên khi đó rất nhút nhát, nhưng không hiểu tại sao khi đứng trước ống kính là quên hết tất cả xung quanh.
- Ngày đó NSND Lan Hương được gọi là con nhà nòi?
Chỉ là nòi gián tiếp thôi (cười). Bố mẹ mình làm khoa học kỹ thuật, nhưng Lan Hương được sống trong môi trường hoạt động nghệ thuật, có bác ruột, ông bà trước kia làm ở xưởng phim.
Và khu tập thể 72 Hoàng Hoa Thám là nơi Lan Hương đã sống mười mấy năm, khu tập thể có rất nhiều trẻ con và cứ có phim gì cần trẻ con là tất cả trẻ con cứ đi làm thôi.
- Trong số rất nhiều diễn viên nhí thời đó, tại sao chị lại được chọn vào vai Em bé Hà Nội?
Chắc bác Hải Ninh đã nói rất nhiều rồi, bác Hải Ninh biết mình từ lúc mình còn rất nhỏ, từ khi đi còn chưa vững, bác hay bế mình và rất thích đôi mắt của mình và nói “con bé này có đôi mắt “xi-nê””.
Năm 1972 cả gia đình về quê sơ tán và khi đạo diễn Hải Ninh viết kịch bản xong thì bác nghĩ đến mình đầu tiên và đã đến nhà mình để thuyết phục. Nhưng phản ứng của mẹ mình sợ mình không làm được như ý đạo diễn, nên ban đầu không cho đi đóng phim.
Sau đó bác Hải Ninh cũng đã đi chọn rất nhiều nơi và bác đến nài nỉ bác ruột mình là nghệ sĩ Lưu Xuân Thư cùng thuyết phục mẹ. Rồi cuối cùng mẹ cũng cho mình đi đóng phim vì đó là phim kỷ niệm về Hà Nội, và cũng chỉ nghĩ cho đi đóng một phim thôi bởi khi đó mình rất ốm yếu. Từ đó mình đi đóng phim và sau đó không dứt ra được nữa.
- Hồi đó đạo diễn có lấy hình ảnh cô bé Lan Hương ngoài đời thực để đưa vào phim không?
Lúc bé mình quá ốm yếu đến mức khi ngủ dậy đến cái dép cũng được mọi người lấy cho để đi, rồi đến cái áo cái quần cũng được thay cho… Hồi đó mình không phải là cô bé Ngọc Hà như ở trong phim, mà chỉ có điểm giống là cùng sống trong bối cảnh chiến tranh thôi.
- Chắc hẳn với cô bé Lan Hương khi đó vào vai cô bé Ngọc Hà sẽ rất vất vả?
Đúng rồi, nhất là những cảnh chạy. Xem phim mẹ mình cũng rất ngạc nhiên tại sao mình lại chạy được nhanh như thế mà không bị khó thở. Hoặc cảnh gánh nước, bình thường cái gì đó nặng mình cũng không xách lên được nhưng không hiểu tại sao lúc đó lại có thể gánh nước được (Cười).
- Từ sau thành công của bộ phim đó, mẹ chị đã tin tưởng con gái mình tài năng và có thể đi theo nghiệp diễn xuất chưa?
Khi nào có phim bác Hải Ninh cũng đều chú ý đến, nhưng đó không phải là chuyên nghiệp. Lan Hương thích được làm một cách chuyên nghiệp hơn và mình cứ chờ điện ảnh.
Đến năm 1978, Nhà hát tuổi trẻ thành lập và khi đó Lan Hương 15 tuổi. Nhưng lớp diễn viên điện ảnh lấy từ 18 tuổi, còn lớp nhà hát tuổi trẻ lấy từ 15 tuổi. Khi đó nhà hát yêu cầu phải vừa biết hát, biết múa và diễn kịch, mình mừng lắm vì mình rất thích các môn đó nên đã ứng tuyển vào.
Đầu tiên mình nghĩ vào sân khấu của Nhà hát tuổi trẻ chỉ để làm bước đệm để sau đấy mình quay về với điện ảnh. Nhưng sau khi lên và quen với sân khấu, mình thấy sân khấu là nơi đã giơ tay đỡ mình lúc mình yêu nghề mà chẳng biết đi đâu để diễn…
Sau đấy đi làm một vài phim và thấy mặt mình không được ăn hình lắm. Ngay từ phim Cô bé Hà Nội mọi người cũng nhận thấy mình không ăn hình rồi. Mình nhớ mãi có lần chú Thế Dân ngồi quay chú cứ ngó vào máy quay rồi lại nhìn mình, chú nói không hiểu tại sao, con bé này ở ngoài nhìn như Tây lai, tại sao lên hình mặt như thế này…(cười).
- Sau đó cuộc đời của chị cũng đã trải qua nhiều sóng gió?
Tất nhiên trong mỗi cuộc đời của con người phải dó sóng gió một chút. Bây giờ đối với mình nghĩ lại những sóng gió đó chỉ là rất nhỏ. Có một thời gian vì mình có cá tính, được gia đình nuông chiều quá, nên thời gian đầu rất bướng bỉnh, thích thì làm không thích thì thôi.
Đến năm 1986, có một đạo diễn người Pháp sang làm việc cùng, sau khi về nước đạo diễn có viết gửi cho mình thiếp và trong đó viết rằng Lan Hương là một nghệ sĩ có tài, nhưng có tài thôi thì chưa đủ, mà cần phải tập luyện thêm sức chịu đựng, sự nhẫn nhịn… Và từ sau đó mình đã thay đổi hẳn.
Chia tay chồng cũ vì còn quá trẻ
- Đó là sự thức tỉnh trong nghề nghiệp, còn đối với cuộc sống gia đình, sự thức tỉnh đến từ đâu, khi chị quyết định chia tay người chồng đầu tiên và tạm xa rời con cái?
Lý do chúng tôi chia tay đó là khi yêu và cưới anh ấy tôi còn quá trẻ, khi đó mới chưa đến 18 tuổi, rồi sau đó sinh con. Những gì mình nhìn nó hào nhoáng, mơ mộng thì đổ vỡ rất nhanh, mặc dù đó không phải là người chồng quá tồi.
Vả lại, người chồng đầu tiên hơi khắc nghiệt với mình khi làm nghề. Khi anh ấy đi học ở nước ngoài, mình muốn ở lại Việt Nam vì sang bên kia không thể làm nghề được. Và chúng mình chia tay. Sau đó là mình gắn bó với anh Bình suốt từ thời gian đó.
- Với cô gái trẻ lúc bấy giờ, 20 tuổi sẽ là khoảng thời gian rất chông chênh?
Khi đó rất chông chênh, bởi vì tôi quyết định cho con đi. Vì tôi nghĩ con ở lại Việt Nam sẽ rất vất vả, không phải vất vả cho tôi đâu mà vất vả cho con gái mình.
Vì ngày xưa vào những năm 90, được ra nước ngoài là cả điều khó khăn cho người Việt mình. Thế tại sao con mình có tiêu chuẩn là ra nước ngoài, mình lại không cho con đi? Điều đó tôi đã học được ở bà ngoại. Đừng nghĩ mình cứ ôm chặt lấy con mình là thương nó… Nhưng may mắn từ năm 91 trở đi, hầu như năm nào hai mẹ con cũng được gặp nhau.
- Cô gái trẻ như chị lúc đó lấy gì làm điểm tựa?
Điểm tựa của mình là niềm yêu cuộc sống và yêu nghề. Mình muốn làm được nhiều hơn nữa nhưng đã đến lúc phải giã từ dần.
- Chị có thấy mình là người thành công không?
Có một chút ít. Con người ta cứ bước qua một nấc, ngoái lại lại thấy tiếc tại sao mình không làm tốt hơn
Nuối tiếc cho bộ môn nghệ thuật mới
- Bây giờ điều gì làm NSND Lan Hương tiếc nhất?
Từ năm 15 tuổi cho đến cách đây gần 10 năm, mình tung hoành trên sân khấu, mình đã rất hài lòng. Nhưng gần 10 năm gần đây, khi mình thành lập một bộ môn biểu diễn mới mình có hối tiếc. Vì năm nay mình đã 51 tuổi rồi, chỉ còn 4 năm nữa mình sẽ nghỉ thôi và không biết trong 4 năm nữa bộ môn này có làm được tốt nữa hay không.
Mình đã thử nghiệm, năm đầu tiên mời anh Lê Hùng đạo diễn vở “Giấc mơ hạnh phúc” là một phong cách biểu diễn mới, nó tổng hợp, theo kịp thời đại nhưng nó không được đầu tư, phát triển nên bị èo uột.
- Trong cuộc sống sẽ còn những điều gì khó khăn chờ đợi NS nữa?
Đến tuổi này tôi nghĩ giữ được như thế này đã là một điều hạnh phúc rồi. Ông xã mình năm nay đã 66 tuổi, anh bảo sẽ tiếp tục làm nghề đến khi nào chân không bước được nữa thì thôi. Dù biết nhiều lúc biết cái nghề đôi lúc cũng khá bạc, nhưng vẫn yêu. Nếu có được làm lại cũng sẽ vẫn như thế này. (Cười).
- Bí quyết giữ hạnh phúc gia đình của NSND Lan Hương là gì?
Đầu tiên, hai vợ chồng Lan Hương đều rất tôn trọng nhau và tin tưởng nhau. Có thể là hai vợ chồng hợp nhau, và cũng là số phận.
- Xin cảm ơn chị!
Theo GDVN
Bén duyên với điện ảnh từ nhỏ và “đóng đinh” với vai diễn ấn tượng trong phim “Em bé Hà Nội”, nghệ sĩ Lan Hương còn được khán giả biết đến và yêu mến với nhiều vai diễn khác trong các phim như Những người sống quanh tôi, Trần Thủ Độ…
Với những cống hiến trong điện ảnh và sân khấu, nghệ sĩ Lan Hương đã được công nhận với danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân từ năm 44 tuổi.
Sinh năm 1963 tại Hà Nội, qua lời kể của NSND Lan Hương, tuổi thơ của cô là một cô bé ốm yếu và nhút nhát nhưng vì có đôi mắt đen, tròn và có chất “xi nê” nên luôn được đạo diễn để ý.
Có một vai diễn để đời từ khi lên 10 tuổi, nhưng tới năm 15 tuổi “cô bé Ngọc Hà” mới thi tuyển vào khoa Sân khấu của Nhà hát tuổi trẻ và theo đuổi nghiệp sân khấu từ đó tới giờ.
NSND Lan Hương với đôi mắt "xi nê" trong phim "Em bé Hà Nội" |
Mặc dù đã ngoài 50, nhưng ở “em bé Hà Nội” vẫn toát lên sự trẻ trung, yêu đời, mặc dù đâu đó vẫn ẩn chứa những trăn trở về môn nghệ thuật mà nghệ sĩ đã và đang dành nhiều tâm huyết để theo đuổi.
Điện ảnh, sân khấu như định mệnh
- Đã 40 năm trôi qua với nhiều thăng trầm của cuộc đời, nếu viết lại cuộc đời bằng cuốn tiểu thuyết thì NS Lan Hương sẽ bắt đầu như thế nào?
Với mình như là định mệnh, từ bé đã sống trong môi trường nghệ thuật nhưng vì người ốm yếu, bệnh tật nên khi đó rất nhút nhát, nhưng không hiểu tại sao khi đứng trước ống kính là quên hết tất cả xung quanh.
- Ngày đó NSND Lan Hương được gọi là con nhà nòi?
Chỉ là nòi gián tiếp thôi (cười). Bố mẹ mình làm khoa học kỹ thuật, nhưng Lan Hương được sống trong môi trường hoạt động nghệ thuật, có bác ruột, ông bà trước kia làm ở xưởng phim.
Và khu tập thể 72 Hoàng Hoa Thám là nơi Lan Hương đã sống mười mấy năm, khu tập thể có rất nhiều trẻ con và cứ có phim gì cần trẻ con là tất cả trẻ con cứ đi làm thôi.
- Trong số rất nhiều diễn viên nhí thời đó, tại sao chị lại được chọn vào vai Em bé Hà Nội?
Chắc bác Hải Ninh đã nói rất nhiều rồi, bác Hải Ninh biết mình từ lúc mình còn rất nhỏ, từ khi đi còn chưa vững, bác hay bế mình và rất thích đôi mắt của mình và nói “con bé này có đôi mắt “xi-nê””.
Năm 1972 cả gia đình về quê sơ tán và khi đạo diễn Hải Ninh viết kịch bản xong thì bác nghĩ đến mình đầu tiên và đã đến nhà mình để thuyết phục. Nhưng phản ứng của mẹ mình sợ mình không làm được như ý đạo diễn, nên ban đầu không cho đi đóng phim.
Sau đó bác Hải Ninh cũng đã đi chọn rất nhiều nơi và bác đến nài nỉ bác ruột mình là nghệ sĩ Lưu Xuân Thư cùng thuyết phục mẹ. Rồi cuối cùng mẹ cũng cho mình đi đóng phim vì đó là phim kỷ niệm về Hà Nội, và cũng chỉ nghĩ cho đi đóng một phim thôi bởi khi đó mình rất ốm yếu. Từ đó mình đi đóng phim và sau đó không dứt ra được nữa.
- Hồi đó đạo diễn có lấy hình ảnh cô bé Lan Hương ngoài đời thực để đưa vào phim không?
Lúc bé mình quá ốm yếu đến mức khi ngủ dậy đến cái dép cũng được mọi người lấy cho để đi, rồi đến cái áo cái quần cũng được thay cho… Hồi đó mình không phải là cô bé Ngọc Hà như ở trong phim, mà chỉ có điểm giống là cùng sống trong bối cảnh chiến tranh thôi.
- Chắc hẳn với cô bé Lan Hương khi đó vào vai cô bé Ngọc Hà sẽ rất vất vả?
Đúng rồi, nhất là những cảnh chạy. Xem phim mẹ mình cũng rất ngạc nhiên tại sao mình lại chạy được nhanh như thế mà không bị khó thở. Hoặc cảnh gánh nước, bình thường cái gì đó nặng mình cũng không xách lên được nhưng không hiểu tại sao lúc đó lại có thể gánh nước được (Cười).
- Từ sau thành công của bộ phim đó, mẹ chị đã tin tưởng con gái mình tài năng và có thể đi theo nghiệp diễn xuất chưa?
Khi nào có phim bác Hải Ninh cũng đều chú ý đến, nhưng đó không phải là chuyên nghiệp. Lan Hương thích được làm một cách chuyên nghiệp hơn và mình cứ chờ điện ảnh.
Đến năm 1978, Nhà hát tuổi trẻ thành lập và khi đó Lan Hương 15 tuổi. Nhưng lớp diễn viên điện ảnh lấy từ 18 tuổi, còn lớp nhà hát tuổi trẻ lấy từ 15 tuổi. Khi đó nhà hát yêu cầu phải vừa biết hát, biết múa và diễn kịch, mình mừng lắm vì mình rất thích các môn đó nên đã ứng tuyển vào.
Đầu tiên mình nghĩ vào sân khấu của Nhà hát tuổi trẻ chỉ để làm bước đệm để sau đấy mình quay về với điện ảnh. Nhưng sau khi lên và quen với sân khấu, mình thấy sân khấu là nơi đã giơ tay đỡ mình lúc mình yêu nghề mà chẳng biết đi đâu để diễn…
Sau đấy đi làm một vài phim và thấy mặt mình không được ăn hình lắm. Ngay từ phim Cô bé Hà Nội mọi người cũng nhận thấy mình không ăn hình rồi. Mình nhớ mãi có lần chú Thế Dân ngồi quay chú cứ ngó vào máy quay rồi lại nhìn mình, chú nói không hiểu tại sao, con bé này ở ngoài nhìn như Tây lai, tại sao lên hình mặt như thế này…(cười).
NSND Lan Hương |
Tất nhiên trong mỗi cuộc đời của con người phải dó sóng gió một chút. Bây giờ đối với mình nghĩ lại những sóng gió đó chỉ là rất nhỏ. Có một thời gian vì mình có cá tính, được gia đình nuông chiều quá, nên thời gian đầu rất bướng bỉnh, thích thì làm không thích thì thôi.
Đến năm 1986, có một đạo diễn người Pháp sang làm việc cùng, sau khi về nước đạo diễn có viết gửi cho mình thiếp và trong đó viết rằng Lan Hương là một nghệ sĩ có tài, nhưng có tài thôi thì chưa đủ, mà cần phải tập luyện thêm sức chịu đựng, sự nhẫn nhịn… Và từ sau đó mình đã thay đổi hẳn.
Chia tay chồng cũ vì còn quá trẻ
- Đó là sự thức tỉnh trong nghề nghiệp, còn đối với cuộc sống gia đình, sự thức tỉnh đến từ đâu, khi chị quyết định chia tay người chồng đầu tiên và tạm xa rời con cái?
Lý do chúng tôi chia tay đó là khi yêu và cưới anh ấy tôi còn quá trẻ, khi đó mới chưa đến 18 tuổi, rồi sau đó sinh con. Những gì mình nhìn nó hào nhoáng, mơ mộng thì đổ vỡ rất nhanh, mặc dù đó không phải là người chồng quá tồi.
Vả lại, người chồng đầu tiên hơi khắc nghiệt với mình khi làm nghề. Khi anh ấy đi học ở nước ngoài, mình muốn ở lại Việt Nam vì sang bên kia không thể làm nghề được. Và chúng mình chia tay. Sau đó là mình gắn bó với anh Bình suốt từ thời gian đó.
- Với cô gái trẻ lúc bấy giờ, 20 tuổi sẽ là khoảng thời gian rất chông chênh?
Khi đó rất chông chênh, bởi vì tôi quyết định cho con đi. Vì tôi nghĩ con ở lại Việt Nam sẽ rất vất vả, không phải vất vả cho tôi đâu mà vất vả cho con gái mình.
Vì ngày xưa vào những năm 90, được ra nước ngoài là cả điều khó khăn cho người Việt mình. Thế tại sao con mình có tiêu chuẩn là ra nước ngoài, mình lại không cho con đi? Điều đó tôi đã học được ở bà ngoại. Đừng nghĩ mình cứ ôm chặt lấy con mình là thương nó… Nhưng may mắn từ năm 91 trở đi, hầu như năm nào hai mẹ con cũng được gặp nhau.
- Cô gái trẻ như chị lúc đó lấy gì làm điểm tựa?
Điểm tựa của mình là niềm yêu cuộc sống và yêu nghề. Mình muốn làm được nhiều hơn nữa nhưng đã đến lúc phải giã từ dần.
- Chị có thấy mình là người thành công không?
Có một chút ít. Con người ta cứ bước qua một nấc, ngoái lại lại thấy tiếc tại sao mình không làm tốt hơn
Nuối tiếc cho bộ môn nghệ thuật mới
- Bây giờ điều gì làm NSND Lan Hương tiếc nhất?
Từ năm 15 tuổi cho đến cách đây gần 10 năm, mình tung hoành trên sân khấu, mình đã rất hài lòng. Nhưng gần 10 năm gần đây, khi mình thành lập một bộ môn biểu diễn mới mình có hối tiếc. Vì năm nay mình đã 51 tuổi rồi, chỉ còn 4 năm nữa mình sẽ nghỉ thôi và không biết trong 4 năm nữa bộ môn này có làm được tốt nữa hay không.
Mình đã thử nghiệm, năm đầu tiên mời anh Lê Hùng đạo diễn vở “Giấc mơ hạnh phúc” là một phong cách biểu diễn mới, nó tổng hợp, theo kịp thời đại nhưng nó không được đầu tư, phát triển nên bị èo uột.
- Trong cuộc sống sẽ còn những điều gì khó khăn chờ đợi NS nữa?
Đến tuổi này tôi nghĩ giữ được như thế này đã là một điều hạnh phúc rồi. Ông xã mình năm nay đã 66 tuổi, anh bảo sẽ tiếp tục làm nghề đến khi nào chân không bước được nữa thì thôi. Dù biết nhiều lúc biết cái nghề đôi lúc cũng khá bạc, nhưng vẫn yêu. Nếu có được làm lại cũng sẽ vẫn như thế này. (Cười).
- Bí quyết giữ hạnh phúc gia đình của NSND Lan Hương là gì?
Đầu tiên, hai vợ chồng Lan Hương đều rất tôn trọng nhau và tin tưởng nhau. Có thể là hai vợ chồng hợp nhau, và cũng là số phận.
- Xin cảm ơn chị!
Theo GDVN
Bình luận