Nhan sắc, danh tiếng, bi kịch và hạnh phúc đi qua người đàn bà đặc biệt ấy không thông thường như thăng trầm của đời người, Hoàng Cúc luôn biết vượt qua, chế ngự và làm cuộc sống đầy lên ngay cả lúc chịu biến cố ngặt nghèo...
Đã tròn vai với nghề
- Xem Bỉ vỏ của Nhà hát Kịch Hà Nội mới dựng lại, dù biết sân khấu và màn ảnh là hai chuyện khác nhau nhưng tôi vẫn không khỏi có một so sánh nho nhỏ với Bỉ vỏ của Dũng Nhi và Hoàng Cúc thuở trước, đặc biệt là Hoàng Cúc trong hình ảnh Tám Bính. Nhưng hình như vai diễn này của chị lại không được ghi nhận bằng một giải thưởng?
Cảm ơn bạn đã nhắc lại một kỷ niệm khó quên đối với tôi. Hồi ấy hai đạo diễn Lương Đức, Vũ Lệ Mỹ cùng đoàn phim đã có 2 năm trời gắn bó với Hải Phòng, bối cảnh của Bỉ vỏ. Và bộ phim cũng là một “kỷ niệm thiệt thòi” của tôi.
Tại Liên hoan phim Việt Nam lần 9 (1999) tổ chức ở Nha Trang, tôi tham gia trong 2 phim dự thi, Bỉ vỏ và Tướng về hưu, đều là vai nữ chính.
Mọi người năm đó đều nói cả hai xứng đáng được giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất nhưng Ban giám khảo, Ban tổ chức bảo không thể trao giải đúp, và cuối cùng đã chọn trao cho vai bác sĩ phụ sản Thủy trong phim truyện nhựa Tướng về hưu, biên kịch Nguyễn Huy Thiệp, đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi.
- Bác sĩ Thủy cũng là một vai diễn “dữ dội” với chị không chỉ trên màn ảnh mà còn trong cả đời thực nữa, đúng không?
Năm 1985 đúng là năm nhiều dấu ấn với tôi. Tôi phải bế con vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, một bối cảnh quan trọng của phim, khi cháu Mầm mới được 1 tháng rưỡi vì không ai trông. Khi có cảnh quay, lại phải nhờ các cô y tá bế hộ.
Con trai được 7 tháng thì lại vào vở Tôi và chúng ta, lịch tập rất căng. Mầm bị viêm phổi đi cấp cứu ở Bệnh viện Đống Đa.
Ngày ngày, tôi chạy từ rạp 8B phố Tạ Hiện đến bệnh viện, rồi vào TP.HCM đi hội diễn. Mầm ở lại Hà Nội với bố để cai sữa. Tôi buộc phải cho con cai sữa sớm. Chẳng có sự lựa chọn nào khác, vì nếu không thì không đủ sống.
Nói đến Mầm lại thấy thương con vì chịu nhiều thiệt thòi từ nghề nghiệp của mẹ. Tôi vẫn không quên hồi quay Bỉ vỏ, năm 1988 ấy, dù quay video nhưng Bỉ vỏ được làm kỹ như điện ảnh.
Các cảnh chạy trên tàu, nhảy tàu, leo trèo, tôi đều trực tiếp thực hiện. Trường đoạn kết quay ở Hải Dương, trong kịch bản Năm Sài Gòn cướp đứa bé để lấy đồ trang sức trên người bé, khi bị cảnh sát truy đuổi, Năm nhảy xuống sông.
Tại bãi tha ma, xác Năm Sài Gòn bị bắn chết, bên cạnh là đứa trẻ vớt từ dưới sông, nó đã chết. Tám Bính ôm con đau đớn đi trong mưa.
Tôi ôm con đẻ của mình, đóng cảnh này, mưa nhân tạo phun quãng đường cả trăm mét. Mầm nghe lời mẹ nhắm mắt nằm im, chịu mưa xối xả, không dám thở mạnh. Hết cảnh quay, mẹ con ướt sũng, Mầm mở mắt. May con không bị ốm!
- Có phải vì thế mà giờ đây chị dồn hết thời gian và tâm sức chăm sóc cho con trai và cháu nội?
Để đóng được nhiều phim, kịch, chăm con tốt, tôi chỉ sinh một con. Từ nhỏ đến giờ, tôi là người nuôi dạy, định hướng và ở bên con, lo từ kinh tế đến tinh thần, cáng đáng hơn cả đàn ông. Có những năm tôi còn phải nuôi gia đình chị gái khi các cháu còn nhỏ, chị mắc bệnh mất sớm.
Giờ thì tôi giúp con chọn lựa nhân vật, biên tập kịch bản để làm phim chân dung về những nghệ sĩ nổi tiếng (con trai Hoàng Cúc là nhà báo Lê Hoàng Linh đã du học 7 năm ở Bắc Kinh về Ngôn ngữ và báo chí - PV).
Tôi không chiều vì nó là con một mà tôi làm trách nhiệm của người mẹ, người bà, coi việc chăm lo dạy bảo con cháu thành người là ý nghĩa lớn của cuộc đời. Tôi đã tròn vai với nghề, giờ dành thời gian nhiều cho con cháu. Sống trong ký ức khán giả và con cháu chắt đều vô giá.
Bản lĩnh lúc ngặt nghèo quyết định số phận và mức độ bi kịch
- Không ít người ngạc nhiên khi chị, một nghệ sĩ nổi tiếng lại công khai hình ảnh mình ngay cả lúc bệnh tật. Chị, thậm chí còn nhận lời tham gia chụp bộ ảnh bán nude do Thương Sobey khởi xướng để động viên phụ nữ “Vượt qua nỗi sợ hãi” của căn bệnh ung thư vú. Tại sao chị làm vậy?
Tôi đã sang Nhật và đem lòng yêu chuộng văn hóa, kính nể tinh thần Nhật Bản từ lâu. Tinh thần Nhật Bản ấy trong tôi là mạnh mẽ, dịu dàng, quyết liệt, tinh tế và tự trọng. 4 năm rưỡi qua và quãng đời trước mắt tôi sống cùng bệnh tật, phải ăn kiêng suốt đời.
Chính trọng bệnh lại làm tôi quý giá hơn cuộc sống này, nỗ lực hơn để làm được nhiều, chạy đua thời gian đem lại niềm vui ấm áp cho mọi người, tôi thấy mình thanh thản. Bản lĩnh lúc ngặt nghèo quyết định số phận và mức độ bi kịch. Mỗi sáng, tôi tập yoga 1 tiếng với thầy tại nhà.
Thời sinh viên, tôi chỉ 46 kg/1,65m. Tuổi trung niên 53kg và nay 58kg. Mỗi giai đoạn cuộc đời đều phải tiết chế và làm chủ bản thân.
- Hàng ngày chị vẫn xem gì đó chứ?
Tôi đọc email, báo mạng và mỗi tối xem 3 phim: Chàng rể quý, Hôn nhân vàng, Đánh cắp hạnh phúc của Hàn Quốc, cuối tuần xem phim Mỹ. Nhiều người làm phim ở Việt Nam rất chủ quan, ít xem nhưng hay chê. Không nói xa học điện ảnh Âu Mỹ, hãy học diễn xuất của phim Hàn Quốc.
Lối biểu cảm, phục trang đa dạng, kịch bản của họ đều do một đội ngũ viết, lắt léo nhưng rất nhân văn, dành đất xứng đáng cho nhân vật lớn tuổi, thậm chí nhân vật già lại đóng vai chính. Phim chạy theo tuyến nhân vật đến cùng, chỉ riêng chuyện khóc đã phong phú, lúc nào cần nức nở, lúc nào lệ ngấn đều thật hết, còn phim ta cứ khóc là nước mắt lã chã luôn.
Một số người làm nghệ thuật Việt Nam hay tưởng mình là người khổng lồ. Hãy chịu khó lắng lòng xem những nước cùng châu lục xem họ là gì về kinh tế, chính trị, nghệ thuật, đừng ngồi trong ao bèo tưởng mình ngoài biển lớn.
- Tác phẩm nào gần đây khiến chị ấn tượng mạnh?
Tôi đọc tiểu thuyết Kiếp người của nhà văn Hữu Ước và thực sự bàng hoàng. Ở Việt Nam, cực hiếm nếu không nói là không có vị tướng nào bộc bạch bản thân như bóc bánh chưng kiểu Hữu Ước.
Để thưởng thức cái bánh ấy thì cũng phải biết bóc. Tước lạt thành nhiều sợi, đặt ngay ngắn trên chiếc bánh đã bóc một mặt, chia ra các phần. Bóc phải có kỹ thuật. Bóc thế nào để lộ dần từng thớ. Đọc Kiếp người như gặp cây thông sau lớp vỏ sần sùi là gỗ quý.
Nếu đã đọc Tấn trò đời của O.Balzac thì Kiếp người là tấn trò đời của Việt Nam, cuộc đời xoay vần, nghiệt ngã, bị đi tù vì chuyện không đâu. Những người quan tâm đến văn học, thậm chí chê bai văn học đương đại, theo tôi hãy tìm đọc Kiếp người. Tiểu thuyết đầy nhân văn và đậm chất điện ảnh mà làm phim, vào tay đạo diễn giỏi thì tuyệt lắm.
- Nếu Kiếp người được làm phim, chị muốn tham gia chứ?
Khi có danh vọng, danh hiệu thì ngại tự ứng cử, trong nghề gọi là “xin vai”, riêng với Kiếp người thì tôi không sĩ diện, tôi giữ cảm hứng và sẵn sàng trở lại khi gặp vai xứng đáng, không cần là vai chính, chỉ cần có số phận, tôi đặc biệt thích vai khó.
- Chị vẫn đến các sự kiện nghệ thuật, chị có ngại với nghề và công chúng so sánh nhan sắc hiện thời với thời phong độ không? Một số nghệ sĩ thành đạt khi không còn đẹp nữa thì “trốn” đám đông và mỹ viện để “trốn” tuổi già.
Sự cuốn hút không phụ thuộc vào tuổi, dấu ấn năm tháng cũng đẹp chứ! Tôi không thích chống quy luật, già rồi mà vẫn muốn da phẳng căng. Cái đẹp cứu chuộc thế giới, làm đẹp là nhu cầu bản nguyên của nhân loại. Phẫu thuật thẩm mỹ đang là trào lưu thì cũng không có lỗi gì.
Có điều, khi nó trở thành thứ mốt lệch lạc, từ giới showbiz đến biên tập viên lên hình, một số người nghiện mỹ viện, tạo ra khuôn mặt và thân hình giả thì thảm hại thất bại. Dung mạo người của công chúng như cây cảnh, phụ thuộc người chăm. Tại sao không vượt qua mặc cảm và cám dỗ của xu thế để giữ, chăm sóc cái đẹp tự nhiên khi phát triển bền vững là xu hướng toàn cầu cần được hiểu sâu trong toàn lĩnh vực.
- Ở nhà hát mọi người vẫn gọi chị là “ông Hoàng Cúc” phải chăng vì chị không làm đẹp theo kiểu điệu đàng và không bao giờ cần châm chước trong nghề nghiệp dù là phụ nữ?
Còn vì tôi coi sự yêu thương và trao tặng là lẽ sống, tôi vượt qua hay thực tế là không có tính đố kỵ hẹp hòi, ngồi lê đôi mách - thói tật xấu mà người ta vẫn thường đánh giá về phụ nữ, nhưng chẳng riêng phụ nữ đâu, không hiếm kẻ sinh ra là đàn ông mà tủn mủn hơn những mụ đàn bà keo kiệt nhất.
Tính đố kỵ trong giới văn nghệ ở ta thật đáng sợ. Nó làm chúng ta không phát triển được. Sao không thể chan hòa ấm áp với nhau?
Tôi đã quyết liệt bảo vệ hai đồng nghiệp Hoàng Dũng và Minh Hòa khi là giám khảo Liên hoan Sân khấu về hình tượng người chiến sĩ công an để họ đạt được huy chương vàng, góp phần đủ tiêu chuẩn hồ sơ danh hiệu NSND cho họ và khi nhà hát có thêm Trung Hiếu, Thu Hà được trao danh hiệu này, tôi hãnh diện. Bỉ vỏ sẽ “hot” nhờ cặp đôi này.
- Được biết chị có những bài viết về đồng nghiệp rất hay, Trịnh Mai, Hồng Sơn, Trần Vân và còn nhiều truyện ngắn chưa công bố. Khi nào chị xuất bản tác phẩm văn học của mình?
Từ 20 năm nay, tôi viết truyện ngắn, có truyện bắt đầu vào năm này và kết thúc vào 4 năm sau, gián đoạn vì bận diễn. Tôi vẫn tiếp tục.
Nguồn: Thể thao văn hóa
Đã tròn vai với nghề
- Xem Bỉ vỏ của Nhà hát Kịch Hà Nội mới dựng lại, dù biết sân khấu và màn ảnh là hai chuyện khác nhau nhưng tôi vẫn không khỏi có một so sánh nho nhỏ với Bỉ vỏ của Dũng Nhi và Hoàng Cúc thuở trước, đặc biệt là Hoàng Cúc trong hình ảnh Tám Bính. Nhưng hình như vai diễn này của chị lại không được ghi nhận bằng một giải thưởng?
Cảm ơn bạn đã nhắc lại một kỷ niệm khó quên đối với tôi. Hồi ấy hai đạo diễn Lương Đức, Vũ Lệ Mỹ cùng đoàn phim đã có 2 năm trời gắn bó với Hải Phòng, bối cảnh của Bỉ vỏ. Và bộ phim cũng là một “kỷ niệm thiệt thòi” của tôi.
Tại Liên hoan phim Việt Nam lần 9 (1999) tổ chức ở Nha Trang, tôi tham gia trong 2 phim dự thi, Bỉ vỏ và Tướng về hưu, đều là vai nữ chính.
Mọi người năm đó đều nói cả hai xứng đáng được giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất nhưng Ban giám khảo, Ban tổ chức bảo không thể trao giải đúp, và cuối cùng đã chọn trao cho vai bác sĩ phụ sản Thủy trong phim truyện nhựa Tướng về hưu, biên kịch Nguyễn Huy Thiệp, đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi.
NSND Hoàng Cúc tập yoga tại nhà |
Năm 1985 đúng là năm nhiều dấu ấn với tôi. Tôi phải bế con vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, một bối cảnh quan trọng của phim, khi cháu Mầm mới được 1 tháng rưỡi vì không ai trông. Khi có cảnh quay, lại phải nhờ các cô y tá bế hộ.
Con trai được 7 tháng thì lại vào vở Tôi và chúng ta, lịch tập rất căng. Mầm bị viêm phổi đi cấp cứu ở Bệnh viện Đống Đa.
Ngày ngày, tôi chạy từ rạp 8B phố Tạ Hiện đến bệnh viện, rồi vào TP.HCM đi hội diễn. Mầm ở lại Hà Nội với bố để cai sữa. Tôi buộc phải cho con cai sữa sớm. Chẳng có sự lựa chọn nào khác, vì nếu không thì không đủ sống.
Nói đến Mầm lại thấy thương con vì chịu nhiều thiệt thòi từ nghề nghiệp của mẹ. Tôi vẫn không quên hồi quay Bỉ vỏ, năm 1988 ấy, dù quay video nhưng Bỉ vỏ được làm kỹ như điện ảnh.
Các cảnh chạy trên tàu, nhảy tàu, leo trèo, tôi đều trực tiếp thực hiện. Trường đoạn kết quay ở Hải Dương, trong kịch bản Năm Sài Gòn cướp đứa bé để lấy đồ trang sức trên người bé, khi bị cảnh sát truy đuổi, Năm nhảy xuống sông.
Tại bãi tha ma, xác Năm Sài Gòn bị bắn chết, bên cạnh là đứa trẻ vớt từ dưới sông, nó đã chết. Tám Bính ôm con đau đớn đi trong mưa.
Tôi ôm con đẻ của mình, đóng cảnh này, mưa nhân tạo phun quãng đường cả trăm mét. Mầm nghe lời mẹ nhắm mắt nằm im, chịu mưa xối xả, không dám thở mạnh. Hết cảnh quay, mẹ con ướt sũng, Mầm mở mắt. May con không bị ốm!
NSND Hoàng Cúc thể hiện tùy bút Cánh đồng cứu rỗi, đêm nghệ thuật Bay cùng ViLi, 1/12/2012 tại Nhà hát Lớn Hà Nội |
Để đóng được nhiều phim, kịch, chăm con tốt, tôi chỉ sinh một con. Từ nhỏ đến giờ, tôi là người nuôi dạy, định hướng và ở bên con, lo từ kinh tế đến tinh thần, cáng đáng hơn cả đàn ông. Có những năm tôi còn phải nuôi gia đình chị gái khi các cháu còn nhỏ, chị mắc bệnh mất sớm.
Giờ thì tôi giúp con chọn lựa nhân vật, biên tập kịch bản để làm phim chân dung về những nghệ sĩ nổi tiếng (con trai Hoàng Cúc là nhà báo Lê Hoàng Linh đã du học 7 năm ở Bắc Kinh về Ngôn ngữ và báo chí - PV).
Tôi không chiều vì nó là con một mà tôi làm trách nhiệm của người mẹ, người bà, coi việc chăm lo dạy bảo con cháu thành người là ý nghĩa lớn của cuộc đời. Tôi đã tròn vai với nghề, giờ dành thời gian nhiều cho con cháu. Sống trong ký ức khán giả và con cháu chắt đều vô giá.
Bản lĩnh lúc ngặt nghèo quyết định số phận và mức độ bi kịch
- Không ít người ngạc nhiên khi chị, một nghệ sĩ nổi tiếng lại công khai hình ảnh mình ngay cả lúc bệnh tật. Chị, thậm chí còn nhận lời tham gia chụp bộ ảnh bán nude do Thương Sobey khởi xướng để động viên phụ nữ “Vượt qua nỗi sợ hãi” của căn bệnh ung thư vú. Tại sao chị làm vậy?
Tôi đã sang Nhật và đem lòng yêu chuộng văn hóa, kính nể tinh thần Nhật Bản từ lâu. Tinh thần Nhật Bản ấy trong tôi là mạnh mẽ, dịu dàng, quyết liệt, tinh tế và tự trọng. 4 năm rưỡi qua và quãng đời trước mắt tôi sống cùng bệnh tật, phải ăn kiêng suốt đời.
Chính trọng bệnh lại làm tôi quý giá hơn cuộc sống này, nỗ lực hơn để làm được nhiều, chạy đua thời gian đem lại niềm vui ấm áp cho mọi người, tôi thấy mình thanh thản. Bản lĩnh lúc ngặt nghèo quyết định số phận và mức độ bi kịch. Mỗi sáng, tôi tập yoga 1 tiếng với thầy tại nhà.
Thời sinh viên, tôi chỉ 46 kg/1,65m. Tuổi trung niên 53kg và nay 58kg. Mỗi giai đoạn cuộc đời đều phải tiết chế và làm chủ bản thân.
- Hàng ngày chị vẫn xem gì đó chứ?
Tôi đọc email, báo mạng và mỗi tối xem 3 phim: Chàng rể quý, Hôn nhân vàng, Đánh cắp hạnh phúc của Hàn Quốc, cuối tuần xem phim Mỹ. Nhiều người làm phim ở Việt Nam rất chủ quan, ít xem nhưng hay chê. Không nói xa học điện ảnh Âu Mỹ, hãy học diễn xuất của phim Hàn Quốc.
Lối biểu cảm, phục trang đa dạng, kịch bản của họ đều do một đội ngũ viết, lắt léo nhưng rất nhân văn, dành đất xứng đáng cho nhân vật lớn tuổi, thậm chí nhân vật già lại đóng vai chính. Phim chạy theo tuyến nhân vật đến cùng, chỉ riêng chuyện khóc đã phong phú, lúc nào cần nức nở, lúc nào lệ ngấn đều thật hết, còn phim ta cứ khóc là nước mắt lã chã luôn.
Một số người làm nghệ thuật Việt Nam hay tưởng mình là người khổng lồ. Hãy chịu khó lắng lòng xem những nước cùng châu lục xem họ là gì về kinh tế, chính trị, nghệ thuật, đừng ngồi trong ao bèo tưởng mình ngoài biển lớn.
NSND Hoàng Cúc cùng cháu đích tôn |
Tôi đọc tiểu thuyết Kiếp người của nhà văn Hữu Ước và thực sự bàng hoàng. Ở Việt Nam, cực hiếm nếu không nói là không có vị tướng nào bộc bạch bản thân như bóc bánh chưng kiểu Hữu Ước.
Để thưởng thức cái bánh ấy thì cũng phải biết bóc. Tước lạt thành nhiều sợi, đặt ngay ngắn trên chiếc bánh đã bóc một mặt, chia ra các phần. Bóc phải có kỹ thuật. Bóc thế nào để lộ dần từng thớ. Đọc Kiếp người như gặp cây thông sau lớp vỏ sần sùi là gỗ quý.
Nếu đã đọc Tấn trò đời của O.Balzac thì Kiếp người là tấn trò đời của Việt Nam, cuộc đời xoay vần, nghiệt ngã, bị đi tù vì chuyện không đâu. Những người quan tâm đến văn học, thậm chí chê bai văn học đương đại, theo tôi hãy tìm đọc Kiếp người. Tiểu thuyết đầy nhân văn và đậm chất điện ảnh mà làm phim, vào tay đạo diễn giỏi thì tuyệt lắm.
- Nếu Kiếp người được làm phim, chị muốn tham gia chứ?
Khi có danh vọng, danh hiệu thì ngại tự ứng cử, trong nghề gọi là “xin vai”, riêng với Kiếp người thì tôi không sĩ diện, tôi giữ cảm hứng và sẵn sàng trở lại khi gặp vai xứng đáng, không cần là vai chính, chỉ cần có số phận, tôi đặc biệt thích vai khó.
- Chị vẫn đến các sự kiện nghệ thuật, chị có ngại với nghề và công chúng so sánh nhan sắc hiện thời với thời phong độ không? Một số nghệ sĩ thành đạt khi không còn đẹp nữa thì “trốn” đám đông và mỹ viện để “trốn” tuổi già.
Sự cuốn hút không phụ thuộc vào tuổi, dấu ấn năm tháng cũng đẹp chứ! Tôi không thích chống quy luật, già rồi mà vẫn muốn da phẳng căng. Cái đẹp cứu chuộc thế giới, làm đẹp là nhu cầu bản nguyên của nhân loại. Phẫu thuật thẩm mỹ đang là trào lưu thì cũng không có lỗi gì.
Có điều, khi nó trở thành thứ mốt lệch lạc, từ giới showbiz đến biên tập viên lên hình, một số người nghiện mỹ viện, tạo ra khuôn mặt và thân hình giả thì thảm hại thất bại. Dung mạo người của công chúng như cây cảnh, phụ thuộc người chăm. Tại sao không vượt qua mặc cảm và cám dỗ của xu thế để giữ, chăm sóc cái đẹp tự nhiên khi phát triển bền vững là xu hướng toàn cầu cần được hiểu sâu trong toàn lĩnh vực.
- Ở nhà hát mọi người vẫn gọi chị là “ông Hoàng Cúc” phải chăng vì chị không làm đẹp theo kiểu điệu đàng và không bao giờ cần châm chước trong nghề nghiệp dù là phụ nữ?
Còn vì tôi coi sự yêu thương và trao tặng là lẽ sống, tôi vượt qua hay thực tế là không có tính đố kỵ hẹp hòi, ngồi lê đôi mách - thói tật xấu mà người ta vẫn thường đánh giá về phụ nữ, nhưng chẳng riêng phụ nữ đâu, không hiếm kẻ sinh ra là đàn ông mà tủn mủn hơn những mụ đàn bà keo kiệt nhất.
Tính đố kỵ trong giới văn nghệ ở ta thật đáng sợ. Nó làm chúng ta không phát triển được. Sao không thể chan hòa ấm áp với nhau?
Tôi đã quyết liệt bảo vệ hai đồng nghiệp Hoàng Dũng và Minh Hòa khi là giám khảo Liên hoan Sân khấu về hình tượng người chiến sĩ công an để họ đạt được huy chương vàng, góp phần đủ tiêu chuẩn hồ sơ danh hiệu NSND cho họ và khi nhà hát có thêm Trung Hiếu, Thu Hà được trao danh hiệu này, tôi hãnh diện. Bỉ vỏ sẽ “hot” nhờ cặp đôi này.
- Được biết chị có những bài viết về đồng nghiệp rất hay, Trịnh Mai, Hồng Sơn, Trần Vân và còn nhiều truyện ngắn chưa công bố. Khi nào chị xuất bản tác phẩm văn học của mình?
Từ 20 năm nay, tôi viết truyện ngắn, có truyện bắt đầu vào năm này và kết thúc vào 4 năm sau, gián đoạn vì bận diễn. Tôi vẫn tiếp tục.
Nguồn: Thể thao văn hóa
Bình luận