- Trong dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 171/2013 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2014) vừa được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến đã đưa vào quy định cho phép cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông được nộp phạt trực tiếp và nhận biên lai. Có tin Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (C67) đã nhiều lần đề xuất Bộ Công an cho áp dụng quy định này?
- Vì sao C67 có đề xuất đó?
- Chủ yếu là để đơn giản thủ tục hành chính, giúp người vi phạm đỡ phiền hà do phải đi lại nhiều lần nộp tiền phạt.
- Trong thời gian qua, C67 có nhận được nhiều phản ánh của người dân về chuyện phải mất quá nhiều thời gian chỉ để nộp tiền phạt?
- Nộp phạt như hiện nay đúng là có phiền hà. Thực ra, sự phiền hà này là để giảm tiêu cực cũng như nâng cao tính răn đe đối với người vi phạm. Bây giờ, mình phải đơn giản hóa các thủ tục đó đi.
- Nếu người dân không đủ tiền để nộp phạt trực tiếp cho lỗi đã vi phạm thì lực lượng chức năng sẽ lập biên bản và tạm giữ giấy phép lái xe, đồng thời yêu cầu người vi phạm tới Kho bạc nhà nước để nộp phạt. Nếu đủ tiền thì có thể nộp phạt trực tiếp. Sẽ có nhiều hình thức nộp phạt chứ không chỉ nộp phạt trực tiếp. Tôi khẳng định quy định cho phép nộp phạt trực tiếp nhằm tạo thuận lợi cho người vi phạm đỡ mất thời gian trong việc đi lại. Vả lại, việc đi lại nhiều lần cũng dễ dẫn tới chuyện xin xỏ, tác động tới lực lượng cảnh sát. Nếu chúng ta cứ suy luận về chuyện cho đóng phạt trực tiếp sẽ nảy sinh tiêu cực thì sẽ không làm được gì cả. Vấn đề là phải có cơ chế kiểm soát, giám sát hoạt động của lực lượng thực thi công vụ.
- Đến nay, việc tập huấn cho lực lượng CSGT trên cả nước thực hiện xử phạt theo Nghị định 171 đã được C67 thực hiện đến đâu?
- Chúng tôi đã tập huấn cho lực lượng. Tuy nhiên, vẫn còn một vài vấn đề phải chờ thông tư hướng dẫn của Bộ Công an mới thực hiện được. Cụ thể như ngoài việc xử phạt tại chỗ còn quy định cho phép cơ quan, cá nhân có đủ các điều kiện thì được phép bảo lãnh phương tiện vi phạm về tự bảo quản.
Không phải vi phạm nào cũng nộp phạt trực tiếp
Trao đổi với phóng viên, đại tá Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ Công an, cho rằng việc cho phép nộp phạt trực tiếp nhằm hạn chế những phiền hà, rắc rối mà người dân liên tục phản ánh thời gian qua. Tuy nhiên, mỗi lực lượng, cán bộ thực thi công vụ chỉ có thẩm quyền xử phạt đối với những lỗi vi phạm và số tiền nhất định. “Nếu lỗi vi phạm có số tiền phạt lớn hơn thẩm quyền cho phép thì chiến sĩ đó không được phép lập biên bản cho phép nộp phạt trực tiếp mà chỉ được lập biên bản và yêu cầu cấp trên của mình xử lý” - ông Quân nói.
Trong khi đó, đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng Phòng CSGT Đường bộ, Đường sắt Công an TP Hà Nội - cho biết cơ quan này đang lập báo cáo về việc thực hiện xử phạt theo hướng cho người vi phạm được phép nộp tiền phạt trực tiếp và lấy biên lai như trước đây.
Đáng lo nhất là tư cách cán bộ xử phạtNộp phạt thẳng cho CSGT đang làm nhiệm vụ là một trong những biện pháp cải tiến thể thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông, được ghi nhận trong một dự thảo thông tư được Bộ Công an công bố để lấy ý kiến rộng rãi.Với biện pháp cải cách này, người ta hy vọng hạn chế được những điều phiền phức liên quan đến việc bắt buộc nộp phạt tại Kho bạc nhà nước. Những phiền phức ấy cũng được cho là nguyên nhân gây ức chế tâm lý của người vi phạm dẫn đến hiện tượng chống đối người thi hành công vụ, tìm cách bỏ trốn hoặc mua chuộc nhân viên công lực tại hiện trường để được cho qua.Đúng là nộp phạt tại kho bạc quá rắc rối và mất thời gian, công sức. Tuy nhiên, phải nhớ rằng nộp phạt không phải là thực hiện nghĩa vụ của người đóng thuế mà là tuân thủ một chế tài, đó là biện pháp răn đe đối với người có hành vi không tôn trọng pháp luật. Mục đích cao nhất của việc phạt tiền không phải là góp phần tăng thu cho ngân sách mà là cảnh cáo người vi phạm pháp luật và gián tiếp răn đe mọi người: Phải lấy đó làm bài học, phải ngán ngẩm để rồi không dám vi phạm nữa!Ở các nước tiên tiến, người điều khiển phương tiện giao thông mà có hành vi vi phạm pháp luật giao thông thì phải nhận giấy phạt rồi đến kho bạc nộp tiền phạt. Người cho rằng mình không vi phạm mà bị phạt oan có quyền kiện ra tòa. Không có chuyện cảnh sát thu tiền phạt và ra biên lai ngay tại hiện trường. Điều này trái với nguyên tắc minh bạch, công khai của việc chế tài nhân danh nhà chức trách công đối với hành vi vi phạm pháp luật của công dân và cũng trái luôn với nguyên tắc bảo đảm quyền được bảo vệ của công dân mỗi khi bị cáo buộc có hành vi vi phạm pháp luật.Thật ra, người vi phạm pháp luật giao thông bị ức chế tâm lý không phải do thủ tục nộp phạt phức tạp khiến người đi nộp phạt có cảm giác vất vả, nặng nhọc mà chủ yếu do những rủi ro, bất trắc có thể gặp trong quá trình chấp hành biện pháp chế tài dẫn đến thiệt hại oan uổng và ngoài tầm kiểm soát. Trong thực tế, không ít người vi phạm sau khi đã nộp phạt còn phải lui tới nhiều lần tại cơ quan CSGT mới nhận lại được giấy tờ, phương tiện bị tạm giữ. Trong khi không ít trường hợp phương tiện tạm giữ bị bỏ mặc, thậm chí bị quăng ném, nhồi nhét vô tội vạ dẫn đến hư hỏng, xuống cấp.Luật thiếu chặt chẽ thường tạo điều kiện cho người nắm quyền lực nhũng nhiễu, gây khó dễ cho người dân vốn ở thế yếu trong quan hệ giao tiếp với cơ quan công quyền. Về mặt lý thuyết, luật phải đề ra biện pháp xử phạt thật rõ ràng đối với người vi phạm pháp luật, đồng thời vạch ra lộ trình xử lý cũng thật cụ thể, chặt chẽ. Một mặt, người dân phải tuân thủ quyết định xử phạt; mặt khác, cơ quan có thẩm quyền cũng phải tuân thủ cam kết trả lại cho người vi phạm những điều kiện sinh hoạt, làm việc bình thường sau khi biện pháp chế tài đã được thực thi. Người vi phạm luật giao thông phải nộp phạt đầy đủ, đúng hạn và cũng có quyền yêu cầu người có thẩm quyền phải trả lại giấy tờ, phương tiện tạm giữ đúng hạn và trong tình trạng bình thường. Trong trường hợp hoàn trả chậm trễ hoặc tài sản hoàn trả bị hư hỏng, xuống cấp bất thường, người vi phạm, đến lượt mình, có quyền yêu cầu cơ quan chức năng bồi thường thiệt hại.
Rốt cuộc, vấn đề chính là làm thế nào bảo đảm thái độ nghiêm túc, đúng mực và chuyên nghiệp của người xử phạt chứ không phải là làm thế nào để việc nộp phạt được đơn giản, thuận lợi.PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện
Bình luận