(VTC News) - Trung Quốc đã tăng số tàu chiến quanh khu vực giàn khoan lên thành 6 chiếc, tăng thêm 2 tàu chiến so với ngày hôm qua.
Hôm nay, 9/6, tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đại diện Cục Kiểm ngư cho biết, Trung Quốc đã tăng số tàu chiến quanh khu vực giàn khoan lên thành 6 chiếc, tăng thêm 2 tàu chiến so với ngày hôm qua (8/6).
TTXVN dẫn lời đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho hay, số tàu chiến này được huy động nhằm bảo vệ, ngăn cản không cho các lực lượng của ta tiếp cận khu vực giàn khoan. Cụ thể, các tàu này được chia ra bố trí vây quanh khu vực giàn khoan như sau: phía Đông giàn khoan bố trí có 2 tàu; phía Tây 2 tàu; phía Nam 2 tàu.
Cùng với đó, số tàu Trung Quốc vẫn duy trì khoảng trên 100 tàu, bao gồm: 36 tàu Hải cảnh, 21 tàu vận tải và tàu kéo, 44 tàu cá, 6 tàu chiến.
Qua quan sát của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam, một máy bay trinh sát Y-8 của Trung Quốc vẫn hoạt động tại khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 300–500m.
Cung cấp thông tin về những diễn biến mới nhất tại hiện trường thực địa, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, tàu cá của Trung Quốc với khoảng 35-40 chiếc, được sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh đã hung hăng manh động, húc đẩy, vây ép tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác ở ngư trường truyền thống ra xa khu vực giàn khoan 38-40 hải lý.
Tại khu vực giàn khoan, các tàu của Trung Quốc gồm tàu Hải cảnh, hải tuần, tàu kéo, tàu vận tải tổ chức thành từng nhóm, từng lớp ở khu vực cách giàn khoan 7–8 hải lý và 9–11 hải lý, sẵn sàng, đâm va, phun vòi rồng để ngăn chặn tàu Kiểm ngư và tàu cá Việt Nam hoạt động trên khu vực.
Kiểm ngư, ngư dân kiên cường bảo vệ chủ quyền
Trước hành động của các tàu Trung Quốc tinh thần các Kiểm ngư viên và ngư dân ta vẫn rất tốt, kiên quyết bảo vệ ngư trường, bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cũng cho biết, trong ngày, các tàu Kiểm ngư vẫn kiên trì bám trụ tại hiện trường giàn khoan đồng thời tổ chức hoạt động đấu tranh tuyên truyền với cường độ cao trên khu vực cách giàn khoan 7-10 hải lý để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cùng với đó, các lực lượng Kiểm ngư Việt Nam luôn có mặt tại khu vực tàu cá của các ngư dân Việt Nam hoạt động để hỗ trợ ngư dân yên tâm bám biển sản xuất.
Cục này cũng cho biết, tàu cá Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động khai thác thủy sản tại ngư trường truyền thống cách khu vực giàn khoan 30–40 hải lý, vừa tổ chức đánh bắt thủy sản, vừa góp phần đấu tranh phản đối hành động ngang ngược của tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc đồng thời yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và toàn bộ tàu ra khỏi khu vực vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Thông qua Nghị quyết chi 16 nghìn tỷ đồng cho ngư dân
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 9/6, Quốc hội làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua các Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012, Nghị quyết về phương án đảm bảo cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm 2013.
Quốc hội cũng nghe Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, nghe và thảo luận về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015.
Quốc hội quyết định chi hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu và trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư 16.000 tỷ đồng; chi một số khoản thực sự cấp bách để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở, cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay Ngân hàng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, chi chương trình 135…
15 ngư dân được nhận Bằng khen của Chủ tịch Đà Nẵng
Để kịp thời động viên và tuyên dương những ngư dân ngày đêm bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến vừa ký Quyết định số 3623/QĐ-UBND tặng thưởng Bằng khen 15 ngư dân đã có thành tích xuất sắc tham gia bảo vệ ngư trường và chủ quyền biển đảo Tổ quốc năm 2014.
Những ngư dân này trong quá trình đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa đã mưu trí quyết tâm không rời bỏ vị trí và kiên quyết sử dụng các biện pháp đấu tranh hòa bình, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981, đưa các phương tiện ra khỏi vùng biển nước ta.
“Tôi không bao giờ tin điều Trung Quốc nói”
Đó là khẳng định của James Borton, phóng viên kỳ cựu của Washington Times và là giảng viên Đại học Nam Carolina (Mỹ) với phóng viên Infonet trong cuộc gặp hôm 8/6 với chủ tàu cá ĐNa 90152 (Đà Nẵng) bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
“Tôi nói thẳng, Việt Nam cũng như mọi người trên thế giới đều biết rằng Trung Quốc luôn “nói một đằng làm một nẻo”. Họ nói như vậy nhưng hành động của họ lại hoàn toàn khác. Tôi không bao giờ tin điều họ nói cả!”, phóng viên Borton cho hay.
3 phương án có thể Trung Quốc sẽ làm trên Biển Đông
Nói về các phương án Trung Quốc có thể làm trên Biển Đông, Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Bộ tư lệnh Quân khu 7 nhận định:
Việc người Trung Quốc ra đòn lần này, nếu thuận lợi họ sẽ làm những gì họ cần làm, họ khoan thăm dò và khai thác dầu ngay trong nhà của ta. Còn nếu không được, họ có thể có các phương án khác. Chúng ta có thể dự kiến thấy những phương án này.
Thứ nhất: Rút giàn khoan. Đó là hồng phúc của hai dân tộc. Điều này cũng có thể xảy ra bởi có thể người ta nghe ra lẽ phải và đối mặt với sự thật, chúng ta không mong gì hơn điều đó. Và chúng ta đang dàn xếp với họ để phát triển kinh tế và bang giao, ổn định khu vực.
Thứ hai: Cũng có thể họ sẽ tạo nên trạng thái dằng dai, trong quá trình dằng dai đó, họ chờ đợi chúng ta bộc lộ sơ hở, và họ chờ chúng ta sa vào bẫy đối đầu, xung đột quân sự. Nếu chúng ta nổ súng trước thì đó là cái cớ để họ đi những bước tiếp theo rất phiêu lưu. Họ sẽ kích hoạt thùng thuốc nổ không chỉ ở Việt Nam và Trung Quốc mà trên toàn biển Đông, mà điều đó không ai muốn.
Thứ ba: Nếu vì lý do nào đó hoặc ngông cuồng, sự phiêu lưu nào đó mà họ lấn tới thì chúng ta phải tăng áp lực đấu tranh và đến chừng mức nào đó họ dùng bom đạn thì chúng ta cũng dùng bom đạn, điều đó không có gì phải bàn. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có quyền tự vệ thiêng liêng của mình.
Và chúng ta đang mong chờ ở phương án thứ nhất, chúng ta làm tất cả những gì có thể làm trong giải pháp hòa bình. Bởi, điều đó không chỉ riêng cho chúng ta mà cho cả nhân dân Trung Quốc.
» Tàu Trung Quốc 'dàn trận' thành từng nhóm cản tàu Việt Nam
» Đề nghị Liên minh Nghị viện thế giới ủng hộ Việt Nam
» Hung hãn, tàu Trung Quốc đâm trực diện tàu kiểm ngư Việt Nam
Diệp Vy (tổng hợp)
Hôm nay, 9/6, tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đại diện Cục Kiểm ngư cho biết, Trung Quốc đã tăng số tàu chiến quanh khu vực giàn khoan lên thành 6 chiếc, tăng thêm 2 tàu chiến so với ngày hôm qua (8/6).
Tàu Hải cảnh Trung Quốc truy cản tàu CSB 4032 của Việt Nam, không cho tiếp cận giàn khoa Hải Dương 981 mà phía Trung Quốc hạ đặt trái phép vào sâu vùng biển chủ quyền Việt Nam - Ảnh: ANTĐ |
TTXVN dẫn lời đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho hay, số tàu chiến này được huy động nhằm bảo vệ, ngăn cản không cho các lực lượng của ta tiếp cận khu vực giàn khoan. Cụ thể, các tàu này được chia ra bố trí vây quanh khu vực giàn khoan như sau: phía Đông giàn khoan bố trí có 2 tàu; phía Tây 2 tàu; phía Nam 2 tàu.
Cùng với đó, số tàu Trung Quốc vẫn duy trì khoảng trên 100 tàu, bao gồm: 36 tàu Hải cảnh, 21 tàu vận tải và tàu kéo, 44 tàu cá, 6 tàu chiến.
Qua quan sát của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam, một máy bay trinh sát Y-8 của Trung Quốc vẫn hoạt động tại khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 300–500m.
Cung cấp thông tin về những diễn biến mới nhất tại hiện trường thực địa, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, tàu cá của Trung Quốc với khoảng 35-40 chiếc, được sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh đã hung hăng manh động, húc đẩy, vây ép tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác ở ngư trường truyền thống ra xa khu vực giàn khoan 38-40 hải lý.
Tại khu vực giàn khoan, các tàu của Trung Quốc gồm tàu Hải cảnh, hải tuần, tàu kéo, tàu vận tải tổ chức thành từng nhóm, từng lớp ở khu vực cách giàn khoan 7–8 hải lý và 9–11 hải lý, sẵn sàng, đâm va, phun vòi rồng để ngăn chặn tàu Kiểm ngư và tàu cá Việt Nam hoạt động trên khu vực.
Kiểm ngư, ngư dân kiên cường bảo vệ chủ quyền
Trước hành động của các tàu Trung Quốc tinh thần các Kiểm ngư viên và ngư dân ta vẫn rất tốt, kiên quyết bảo vệ ngư trường, bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cũng cho biết, trong ngày, các tàu Kiểm ngư vẫn kiên trì bám trụ tại hiện trường giàn khoan đồng thời tổ chức hoạt động đấu tranh tuyên truyền với cường độ cao trên khu vực cách giàn khoan 7-10 hải lý để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Video tàu kéo Trung Quốc đâm trực diện tàu Kiểm ngư Việt Nam:
Cùng với đó, các lực lượng Kiểm ngư Việt Nam luôn có mặt tại khu vực tàu cá của các ngư dân Việt Nam hoạt động để hỗ trợ ngư dân yên tâm bám biển sản xuất.
Cục này cũng cho biết, tàu cá Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động khai thác thủy sản tại ngư trường truyền thống cách khu vực giàn khoan 30–40 hải lý, vừa tổ chức đánh bắt thủy sản, vừa góp phần đấu tranh phản đối hành động ngang ngược của tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc đồng thời yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và toàn bộ tàu ra khỏi khu vực vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Thông qua Nghị quyết chi 16 nghìn tỷ đồng cho ngư dân
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 9/6, Quốc hội làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua các Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012, Nghị quyết về phương án đảm bảo cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm 2013.
Quốc hội cũng nghe Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, nghe và thảo luận về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm 2013 - Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN |
Quốc hội quyết định chi hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu và trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư 16.000 tỷ đồng; chi một số khoản thực sự cấp bách để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở, cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay Ngân hàng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, chi chương trình 135…
15 ngư dân được nhận Bằng khen của Chủ tịch Đà Nẵng
Để kịp thời động viên và tuyên dương những ngư dân ngày đêm bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến vừa ký Quyết định số 3623/QĐ-UBND tặng thưởng Bằng khen 15 ngư dân đã có thành tích xuất sắc tham gia bảo vệ ngư trường và chủ quyền biển đảo Tổ quốc năm 2014.
Ngư dân đang đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh H.Q/GDVN |
Những ngư dân này trong quá trình đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa đã mưu trí quyết tâm không rời bỏ vị trí và kiên quyết sử dụng các biện pháp đấu tranh hòa bình, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981, đưa các phương tiện ra khỏi vùng biển nước ta.
Video ngư dân kiên trì bám biển:
“Tôi không bao giờ tin điều Trung Quốc nói”
Đó là khẳng định của James Borton, phóng viên kỳ cựu của Washington Times và là giảng viên Đại học Nam Carolina (Mỹ) với phóng viên Infonet trong cuộc gặp hôm 8/6 với chủ tàu cá ĐNa 90152 (Đà Nẵng) bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
James Borton khẳng định, Trung Quốc luôn 'nói một đằng, làm một nẻo' - Ảnh: Infonet |
“Tôi nói thẳng, Việt Nam cũng như mọi người trên thế giới đều biết rằng Trung Quốc luôn “nói một đằng làm một nẻo”. Họ nói như vậy nhưng hành động của họ lại hoàn toàn khác. Tôi không bao giờ tin điều họ nói cả!”, phóng viên Borton cho hay.
Video Trung Quốc hãy cư xử cho xứng tầm:
3 phương án có thể Trung Quốc sẽ làm trên Biển Đông
Nói về các phương án Trung Quốc có thể làm trên Biển Đông, Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Bộ tư lệnh Quân khu 7 nhận định:
Việc người Trung Quốc ra đòn lần này, nếu thuận lợi họ sẽ làm những gì họ cần làm, họ khoan thăm dò và khai thác dầu ngay trong nhà của ta. Còn nếu không được, họ có thể có các phương án khác. Chúng ta có thể dự kiến thấy những phương án này.
Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Bộ tư lệnh Quân khu 7 - Ảnh: GDVN |
Thứ nhất: Rút giàn khoan. Đó là hồng phúc của hai dân tộc. Điều này cũng có thể xảy ra bởi có thể người ta nghe ra lẽ phải và đối mặt với sự thật, chúng ta không mong gì hơn điều đó. Và chúng ta đang dàn xếp với họ để phát triển kinh tế và bang giao, ổn định khu vực.
Thứ hai: Cũng có thể họ sẽ tạo nên trạng thái dằng dai, trong quá trình dằng dai đó, họ chờ đợi chúng ta bộc lộ sơ hở, và họ chờ chúng ta sa vào bẫy đối đầu, xung đột quân sự. Nếu chúng ta nổ súng trước thì đó là cái cớ để họ đi những bước tiếp theo rất phiêu lưu. Họ sẽ kích hoạt thùng thuốc nổ không chỉ ở Việt Nam và Trung Quốc mà trên toàn biển Đông, mà điều đó không ai muốn.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Thứ ba: Nếu vì lý do nào đó hoặc ngông cuồng, sự phiêu lưu nào đó mà họ lấn tới thì chúng ta phải tăng áp lực đấu tranh và đến chừng mức nào đó họ dùng bom đạn thì chúng ta cũng dùng bom đạn, điều đó không có gì phải bàn. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có quyền tự vệ thiêng liêng của mình.
Và chúng ta đang mong chờ ở phương án thứ nhất, chúng ta làm tất cả những gì có thể làm trong giải pháp hòa bình. Bởi, điều đó không chỉ riêng cho chúng ta mà cho cả nhân dân Trung Quốc.
» Tàu Trung Quốc 'dàn trận' thành từng nhóm cản tàu Việt Nam
» Đề nghị Liên minh Nghị viện thế giới ủng hộ Việt Nam
» Hung hãn, tàu Trung Quốc đâm trực diện tàu kiểm ngư Việt Nam
Diệp Vy (tổng hợp)
Bình luận