(VTC News) - Ngày 7/7, Trung Quốc sử dụng hai máy bay quân sự thường xuyên bay vòng trên bầu trời khu vực lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam đang làm nhiệm vụ.
Chiều 7/7, Cục kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT) cho biết: Trung Quốc tiếp tục sử dụng lực lượng lớn các tàu và hai máy bay vây quanh giàn khoan Hải Dương 981 mà họ hạ đặt phi pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam để cản phá, chèn ép các tàu thực thi công vụ trên biển và tàu cá của Việt Nam.
Cụ thể, trong ngày phía Trung Quốc tiếp tục duy trì khoảng 103-110 tàu các loại quanh giàn khoan trái phép gồm 46-47 tàu hải cảnh, 13-14 tàu vận tải, 12-13 tàu kéo, 29-32 tàu cá vỏ sắt và 4 tàu quân sự.
Cùng với đó, Trung Quốc cũng sử dụng hai máy bay quân sự thường xuyên bay vòng trên bầu trời khu vực lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam đang làm nhiệm vụ. Trong đó khoảng 8h05 – 8h50 một máy bay trực thăng bay từ giàn khoan trái phép ra ở độ cao 300-500m, bay một vòng quanh khu vực, sau đó bay về giàn khoan trái phép.
Chiều 7/7, Cục kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT) cho biết: Trung Quốc tiếp tục sử dụng lực lượng lớn các tàu và hai máy bay vây quanh giàn khoan Hải Dương 981 mà họ hạ đặt phi pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam để cản phá, chèn ép các tàu thực thi công vụ trên biển và tàu cá của Việt Nam.
Cận cảnh máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - Ảnh: Infonet |
Cụ thể, trong ngày phía Trung Quốc tiếp tục duy trì khoảng 103-110 tàu các loại quanh giàn khoan trái phép gồm 46-47 tàu hải cảnh, 13-14 tàu vận tải, 12-13 tàu kéo, 29-32 tàu cá vỏ sắt và 4 tàu quân sự.
Cùng với đó, Trung Quốc cũng sử dụng hai máy bay quân sự thường xuyên bay vòng trên bầu trời khu vực lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam đang làm nhiệm vụ. Trong đó khoảng 8h05 – 8h50 một máy bay trực thăng bay từ giàn khoan trái phép ra ở độ cao 300-500m, bay một vòng quanh khu vực, sau đó bay về giàn khoan trái phép.
Đến tầm trưa cùng ngày, 1 máy bay cánh bằng của Trung Quốc bay từ hướng Bắc tới ở độ cao 800-1000m, bay hai vòng sau đó rời khu vực theo hướng Bắc.
Trong ngày, khi các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư Việt Nam tiếp cận giàn khoan trái phép ở khoảng cách 10-11 hải lý thì bị các tàu Trung Quốc đồng loạt tăng tốc độ áp sát, hú còi, ngăn cản không cho tàu của ta vào giàn khoan trái phép.
Trong ngày, khi các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư Việt Nam tiếp cận giàn khoan trái phép ở khoảng cách 10-11 hải lý thì bị các tàu Trung Quốc đồng loạt tăng tốc độ áp sát, hú còi, ngăn cản không cho tàu của ta vào giàn khoan trái phép.
Ngoài ra cách giàn khoan trái phép 42-45 hải lý theo hướng Tây Tây Nam, nơi các ngư dân Việt Nam đang khai thác hải sản trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa của mình thì phía Trung Quốc cũng sử dụng từ 29-32 tàu cá vỏ sắt với sự hỗ trợ của 1 tàu hải cảnh và 1 tàu ngư chính d thường xuyên ngăn cản, ép hướng các tàu cá Việt Nam.
Trước sự cản phá của tàu Trung Quốc, lực lượng thực thi công vụ và ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục kiên cường bám biển đấu tranh, yêu cầu Trung Quốc dừng mọi hành động, rút mọi phương tiện ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Người Việt ở Hồng Kông biểu tình phản đối Trung Quốc
Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, trong trang phục bộ đội, hải quân và áo dài truyền thống của Việt Nam, nhóm khoảng 40 người Việt định cư ở Hồng Kông này, đã tuần hành từ khu vực các cơ quan chính quyền ở Thiêm Mã, Kim Chung (Tamar, Admiralty) đến tòa nhà Tài nguyên Trung Quốc (China Resources Buiding) ở khu Loan Tử (Wan Chai) nơi đặt văn phòng của bộ phận phụ trách ngoại giao của Hồng Kông.
Họ mang theo quốc kỳ Việt Nam, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và biểu ngữ với các khẩu hiệu như "Trung Quốc, hãy chấm dứt việc đe dọa cảnh sát biển Việt Nam" và "Hoàng Sa là của Việt Nam". Họ cũng dùng loa phóng thanh cầm tay phát đi quốc ca Việt Nam và các hành khúc yêu nước.
Báo SCMP trích lời bà Annie Mo Pak-fung, một người Việt định cư lâu năm ở Hồng Kông đồng thời là người tổ chức cuộc tuần hành giải thích như sau: "Chúng tôi muốn nói với mọi người rằng quần đảo (Hoàng Sa) là của Việt Nam… Chính phủ Trung Quốc đã có thái độ ngang ngược và khiêu khích, và chúng tôi chỉ muốn hòa bình trong vùng lãnh hải của chúng tôi".
Theo tờ báo Hồng Kông, đây không phải là lần đầu tiên mà người Việt ở Hồng Kông biểu tình phản đối Bắc Kinh.
Trung Quốc ra luật mới tăng "an ninh quân sự" trên Biển Đông
Ngày 7/7, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho hay Ủy ban Thường trực Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua một đạo luật mới nhằm tìm cách “tăng cường an ninh quân sự trên biển” nhằm đối phó với cái mà họ gọi là “các hành động xâm nhập” vào khu vực cấm trên biển do Trung Quốc đơn phương đặt ra.
Theo thông tin này, Luật Bảo vệ Cơ sở Quân sự Trung Quốc vừa được Quốc hội Trung Quốc thông qua và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây. Đạo luật này là sự chỉnh sửa một quy định có từ năm 1990 nhằm thêm các điều luật hạn chế quân sự đối với các vùng biển, sân bay và kênh vô tuyến.
Trước đó, tờ Quân Giải phóng Trung Quốc đã rêu rao rằng ngày càng có nhiều vụ “xâm nhập vô tình” vào các khu vực cấm trên biển do Trung Quốc đơn phương đặt ra, chẳng hạn như các ngư dân nước ngoài đánh bắt trên Biển Đông.
Hôm 3/7, Trung Quốc đã bắt giữ một tàu cá Việt Nam cùng 6 ngư dân Quảng Ngãi khi họ đang đánh bắt cá hợp pháp tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, đồng thời gia tăng các hành động ngăn cản, uy hiếp các tàu cá của ngư dân Việt Nam đang tham gia khai thác hải sản tại ngư trường này.
Tờ Quân Giải phóng cho rằng đạo luật trên được coi như một biện pháp đối phó với cái mà họ gọi là “nguy cơ bị do thám” của Trung Quốc. Một báo cáo do quân đội Trung Quốc trình bày trước quốc hội nước này nói rằng nhiều cơ sở quân sự của Trung Quốc đã bị tình báo nước ngoài do thám trong thời gian dài.
» Máy bay Trung Quốc lượn lờ liên tục quanh giàn khoan
» Nóng sáng 6/7: Tàu Trung Quốc liên tục hú còi, ép hướng tàu VN
» Nóng sáng 5/7: Xuất hiện tàu tên lửa tấn công nhanh tại giàn khoan
PV (tổng hợp)
Trước sự cản phá của tàu Trung Quốc, lực lượng thực thi công vụ và ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục kiên cường bám biển đấu tranh, yêu cầu Trung Quốc dừng mọi hành động, rút mọi phương tiện ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Người Việt ở Hồng Kông biểu tình phản đối Trung Quốc
Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, trong trang phục bộ đội, hải quân và áo dài truyền thống của Việt Nam, nhóm khoảng 40 người Việt định cư ở Hồng Kông này, đã tuần hành từ khu vực các cơ quan chính quyền ở Thiêm Mã, Kim Chung (Tamar, Admiralty) đến tòa nhà Tài nguyên Trung Quốc (China Resources Buiding) ở khu Loan Tử (Wan Chai) nơi đặt văn phòng của bộ phận phụ trách ngoại giao của Hồng Kông.
Người Việt tại Hồng Kông biểu tình chống Trung Quốc. Ảnh SCMP |
Họ mang theo quốc kỳ Việt Nam, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và biểu ngữ với các khẩu hiệu như "Trung Quốc, hãy chấm dứt việc đe dọa cảnh sát biển Việt Nam" và "Hoàng Sa là của Việt Nam". Họ cũng dùng loa phóng thanh cầm tay phát đi quốc ca Việt Nam và các hành khúc yêu nước.
Báo SCMP trích lời bà Annie Mo Pak-fung, một người Việt định cư lâu năm ở Hồng Kông đồng thời là người tổ chức cuộc tuần hành giải thích như sau: "Chúng tôi muốn nói với mọi người rằng quần đảo (Hoàng Sa) là của Việt Nam… Chính phủ Trung Quốc đã có thái độ ngang ngược và khiêu khích, và chúng tôi chỉ muốn hòa bình trong vùng lãnh hải của chúng tôi".
Theo tờ báo Hồng Kông, đây không phải là lần đầu tiên mà người Việt ở Hồng Kông biểu tình phản đối Bắc Kinh.
Trung Quốc ra luật mới tăng "an ninh quân sự" trên Biển Đông
Ngày 7/7, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho hay Ủy ban Thường trực Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua một đạo luật mới nhằm tìm cách “tăng cường an ninh quân sự trên biển” nhằm đối phó với cái mà họ gọi là “các hành động xâm nhập” vào khu vực cấm trên biển do Trung Quốc đơn phương đặt ra.
Theo thông tin này, Luật Bảo vệ Cơ sở Quân sự Trung Quốc vừa được Quốc hội Trung Quốc thông qua và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây. Đạo luật này là sự chỉnh sửa một quy định có từ năm 1990 nhằm thêm các điều luật hạn chế quân sự đối với các vùng biển, sân bay và kênh vô tuyến.
Trung Quốc sẽ thắt chặt an ninh tại các khu vực quân sự do họ tự đặt ra trên biển |
Trước đó, tờ Quân Giải phóng Trung Quốc đã rêu rao rằng ngày càng có nhiều vụ “xâm nhập vô tình” vào các khu vực cấm trên biển do Trung Quốc đơn phương đặt ra, chẳng hạn như các ngư dân nước ngoài đánh bắt trên Biển Đông.
Hôm 3/7, Trung Quốc đã bắt giữ một tàu cá Việt Nam cùng 6 ngư dân Quảng Ngãi khi họ đang đánh bắt cá hợp pháp tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, đồng thời gia tăng các hành động ngăn cản, uy hiếp các tàu cá của ngư dân Việt Nam đang tham gia khai thác hải sản tại ngư trường này.
Tờ Quân Giải phóng cho rằng đạo luật trên được coi như một biện pháp đối phó với cái mà họ gọi là “nguy cơ bị do thám” của Trung Quốc. Một báo cáo do quân đội Trung Quốc trình bày trước quốc hội nước này nói rằng nhiều cơ sở quân sự của Trung Quốc đã bị tình báo nước ngoài do thám trong thời gian dài.
» Máy bay Trung Quốc lượn lờ liên tục quanh giàn khoan
» Nóng sáng 6/7: Tàu Trung Quốc liên tục hú còi, ép hướng tàu VN
» Nóng sáng 5/7: Xuất hiện tàu tên lửa tấn công nhanh tại giàn khoan
PV (tổng hợp)
Bình luận