(VTC News) - Đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, đề nghị phía Trung Quốc thông báo chính thức cho phía Việt Nam về tọa độ và lý do họ bắt giữ tàu cá này.
Sáng 3/7, tàu cá này khi đang khai thác hải sản tại vùng biển trên thì bị tàu ngư chính 3103 của Trung Quốc bắt giữ và đưa về hướng đảo Hải Nam. Trên tàu lúc này có thuyền trưởng Võ Tấn Tèo cùng năm ngư dân khác.
Liên quan đến vụ việc, ngày 6/7, đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, đề nghị phía Trung Quốc thông báo chính thức cho phía Việt Nam về tọa độ và lý do họ bắt giữ tàu cá này.
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã về làm việc với tỉnh Quảng Ngãi và tặng quà cho ngư dân tỉnh này. Tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Bộ trưởng đã trao nhiều suất quà cho những ngư dân can trường bám biển và Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu.
Phóng viên nước ngoài lo lắng ngư dân Việt bị Trung Quốc tấn công
Theo VOV, căng thẳng Biển Đông trong thời gian qua với các hành động phi lí của Trung Quốc đang làm nóng lên tranh luận tại các diễn đàn và hội nghị quốc tế.
Bên cạnh việc lên tiếng phản đối hành động sai trái của Trung Quốc, nhiều phóng viên nước ngoài trong các chuyến đi thực tế của mình tới khu vực miền Trung Việt Nam đã không khỏi bức xúc trước tổn thất của ngư dân Việt Nam do hành động ngang ngược của Trung Quốc gây ra.
Kênh truyền hình Aljazeera có trụ sở tại Doha (Qatar), hôm mùng 3/7 đăng bài viết của tác giả Rorbeto Tofani sau chuyến đi thực tế tại khu vực miền Trung Việt Nam. Bài báo viết: Khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào đầu tháng 5 vừa qua, mối quan hệ hai nước đã trở nên căng thẳng. Vấn đề biển Đông đang trở thành “chủ đề nóng” cho các diễn đàn đa phương cũng như hội nghị an ninh cấp cao quốc tế.
Tác giả Rorbeto Tofani cho rằng, đằng sau những vấn đề mang tính đa quốc gia như vậy, đó là số phận nhỏ bé của những ngư dân Việt Nam, không thể đánh bắt cá tại ngư trường mà họ đã khai thác từ bao đời nay.
Trung Quốc phải tuân thủ nguyên tắc và luật pháp
Đó là khẳng định của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel trong bài phỏng vấn của báo Asahi Shimbun (Nhật Bản) ngày 5/7. Ông Russel nói rằng, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gây căng thẳng cho khu vực.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam là hành động gây căng thẳng trong khu vực Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam là hành động gây căng thẳng trong khu vực.
Ông Russel phủ nhận việc Mỹ kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy. Lý thuyết Mỹ sử dụng quyền lực siêu cường để “gây bất ổn” cho Trung Quốc không được thực tế chứng minh. Trái lại, không quốc gia hay cường quốc nào làm nhiều việc để tạo thuận lợi cho sự nổi lên thịnh vượng và ổn định của Trung Quốc hơn Mỹ. Ông dẫn chứng việc Trung Quốc gia nhập WTO, nhóm G-20 và hàng loạt sự kiện khác.
Đổi lại, Mỹ yêu cầu khả năng trợ giúp thiết lập những quy tắc cho phép Trung Quốc phát triển và thịnh vượng; Trung Quốc phải chấp nhận những nguyên tắc và luật lệ ràng buộc cả những nước lớn mạnh và những quốc gia nhỏ yếu. “Đó là thông điệp của chúng tôi cho Trung Quốc đối với một số vấn đề và thách thức nổi lên trong khu vực”, ông Russel nhấn mạnh.
5 tàu quân sự Trung Quốc vẫn bao quanh giàn khoan phi pháp
Ngày 6/7, theo thông tin từ Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản), tại xung quanh khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, số lượng tàu Hải cảnh, tàu vận tải, tàu kéo, tàu quân sự của Trung Quốc không thay đổi đáng kể so với ngày 5/7. Cụ thể, Trung Quốc duy trì khoảng 110-111 tàu các loại, trong đó có 46-47 tàu Hải cảnh, 13-14 tàu vận tải, 14-15 tàu kéo, 5 tàu quân sự, riêng số lượng tàu cá giảm xuống còn 30 tàu.
Trong ngày 6/7, tàu Hải cảnh và các tàu cá Trung Quốc thường xuyên thực hiện bám sát, ép hướng, ngăn cản các tàu cá của ngư dân ta tiến vào ngư trường truyền thống gần giàn khoan để khai thác thủy sản. Tuy nhiên, các tàu Kiểm ngư của ta thường xuyên hỗ trợ, bảo vệ tàu cá của ngư dân ta bảo đảm an toàn, bám ngư trường đánh bắt thủy sản. Ở ngư trường phía Tây - Tây Nam, cách giàn khoan khoảng 42 hải lý, tàu cá của ngư dân ta vẫn khai thác, đánh bắt thủy sản để phục vụ cuộc sống.
Vừa bảo vệ, hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản, các tàu của lực lượng Kiểm ngư vẫn cơ động tiến vào gần khu vực giàn khoan để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, tuyên truyền và thực thi pháp luật. Vẫn như những ngày trước, các tàu Trung Quốc đồng loạt tăng tốc độ, áp sát, hú còi, ngăn cản các tàu ta.
Trước tình hình trên, các tàu của ta chủ động vòng tránh để bảo đảm an toàn. Đồng thời, các tàu của ta vẫn kiên trì bám hiện trường, thực hiện nhiều đợt cơ động, tiếp cận giàn khoan để đấu tranh, tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
» Nóng tối 4/7: Lo lắng số phận 6 ngư dân bị TQ bắt giữ
» Trung Quốc bắt giữ tàu cùng 6 ngư dân: Bộ Ngoại giao lên tiếng
PV (tổng hợp)
Sáng 3/7, tàu cá này khi đang khai thác hải sản tại vùng biển trên thì bị tàu ngư chính 3103 của Trung Quốc bắt giữ và đưa về hướng đảo Hải Nam. Trên tàu lúc này có thuyền trưởng Võ Tấn Tèo cùng năm ngư dân khác.
Người thân ngư dân Võ Tấn Tèo khóc ngất khi hay tin anh bị Trung Quốc bắt giữ |
Liên quan đến vụ việc, ngày 6/7, đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, đề nghị phía Trung Quốc thông báo chính thức cho phía Việt Nam về tọa độ và lý do họ bắt giữ tàu cá này.
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã về làm việc với tỉnh Quảng Ngãi và tặng quà cho ngư dân tỉnh này. Tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Bộ trưởng đã trao nhiều suất quà cho những ngư dân can trường bám biển và Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu.
Video Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam:
Phóng viên nước ngoài lo lắng ngư dân Việt bị Trung Quốc tấn công
Theo VOV, căng thẳng Biển Đông trong thời gian qua với các hành động phi lí của Trung Quốc đang làm nóng lên tranh luận tại các diễn đàn và hội nghị quốc tế.
Bên cạnh việc lên tiếng phản đối hành động sai trái của Trung Quốc, nhiều phóng viên nước ngoài trong các chuyến đi thực tế của mình tới khu vực miền Trung Việt Nam đã không khỏi bức xúc trước tổn thất của ngư dân Việt Nam do hành động ngang ngược của Trung Quốc gây ra.
Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam |
Kênh truyền hình Aljazeera có trụ sở tại Doha (Qatar), hôm mùng 3/7 đăng bài viết của tác giả Rorbeto Tofani sau chuyến đi thực tế tại khu vực miền Trung Việt Nam. Bài báo viết: Khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào đầu tháng 5 vừa qua, mối quan hệ hai nước đã trở nên căng thẳng. Vấn đề biển Đông đang trở thành “chủ đề nóng” cho các diễn đàn đa phương cũng như hội nghị an ninh cấp cao quốc tế.
Tác giả Rorbeto Tofani cho rằng, đằng sau những vấn đề mang tính đa quốc gia như vậy, đó là số phận nhỏ bé của những ngư dân Việt Nam, không thể đánh bắt cá tại ngư trường mà họ đã khai thác từ bao đời nay.
Trung Quốc phải tuân thủ nguyên tắc và luật pháp
Đó là khẳng định của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel trong bài phỏng vấn của báo Asahi Shimbun (Nhật Bản) ngày 5/7. Ông Russel nói rằng, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gây căng thẳng cho khu vực.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam là hành động gây căng thẳng trong khu vực Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam là hành động gây căng thẳng trong khu vực.
Ông Russel phủ nhận việc Mỹ kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy. Lý thuyết Mỹ sử dụng quyền lực siêu cường để “gây bất ổn” cho Trung Quốc không được thực tế chứng minh. Trái lại, không quốc gia hay cường quốc nào làm nhiều việc để tạo thuận lợi cho sự nổi lên thịnh vượng và ổn định của Trung Quốc hơn Mỹ. Ông dẫn chứng việc Trung Quốc gia nhập WTO, nhóm G-20 và hàng loạt sự kiện khác.
Đổi lại, Mỹ yêu cầu khả năng trợ giúp thiết lập những quy tắc cho phép Trung Quốc phát triển và thịnh vượng; Trung Quốc phải chấp nhận những nguyên tắc và luật lệ ràng buộc cả những nước lớn mạnh và những quốc gia nhỏ yếu. “Đó là thông điệp của chúng tôi cho Trung Quốc đối với một số vấn đề và thách thức nổi lên trong khu vực”, ông Russel nhấn mạnh.
5 tàu quân sự Trung Quốc vẫn bao quanh giàn khoan phi pháp
Ngày 6/7, theo thông tin từ Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản), tại xung quanh khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, số lượng tàu Hải cảnh, tàu vận tải, tàu kéo, tàu quân sự của Trung Quốc không thay đổi đáng kể so với ngày 5/7. Cụ thể, Trung Quốc duy trì khoảng 110-111 tàu các loại, trong đó có 46-47 tàu Hải cảnh, 13-14 tàu vận tải, 14-15 tàu kéo, 5 tàu quân sự, riêng số lượng tàu cá giảm xuống còn 30 tàu.
Trong ngày 6/7, tàu Hải cảnh và các tàu cá Trung Quốc thường xuyên thực hiện bám sát, ép hướng, ngăn cản các tàu cá của ngư dân ta tiến vào ngư trường truyền thống gần giàn khoan để khai thác thủy sản. Tuy nhiên, các tàu Kiểm ngư của ta thường xuyên hỗ trợ, bảo vệ tàu cá của ngư dân ta bảo đảm an toàn, bám ngư trường đánh bắt thủy sản. Ở ngư trường phía Tây - Tây Nam, cách giàn khoan khoảng 42 hải lý, tàu cá của ngư dân ta vẫn khai thác, đánh bắt thủy sản để phục vụ cuộc sống.
Vừa bảo vệ, hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản, các tàu của lực lượng Kiểm ngư vẫn cơ động tiến vào gần khu vực giàn khoan để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, tuyên truyền và thực thi pháp luật. Vẫn như những ngày trước, các tàu Trung Quốc đồng loạt tăng tốc độ, áp sát, hú còi, ngăn cản các tàu ta.
Trước tình hình trên, các tàu của ta chủ động vòng tránh để bảo đảm an toàn. Đồng thời, các tàu của ta vẫn kiên trì bám hiện trường, thực hiện nhiều đợt cơ động, tiếp cận giàn khoan để đấu tranh, tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
» Nóng tối 4/7: Lo lắng số phận 6 ngư dân bị TQ bắt giữ
» Trung Quốc bắt giữ tàu cùng 6 ngư dân: Bộ Ngoại giao lên tiếng
PV (tổng hợp)
Bình luận