• Zalo

Nóng sáng 4/6: Trung Quốc đổi chiến thuật, tấn công tàu Cảnh sát biển VN

Thời sựThứ Tư, 04/06/2014 07:19:00 +07:00Google News

(VTC News) - Tàu Trung Quốc đã chuyển sang tấn công tàu Cảnh sát biển Việt Nam thay vì tấn công các tàu Kiểm ngư như lúc đầu.

(VTC News) - Tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, tàu Trung Quốc đã chuyển sang tấn công tàu Cảnh sát biển Việt Nam thay vì tấn công các tàu Kiểm ngư như lúc đầu.

Vào lúc 13h10 phút chiều 3/6, tàu CSB 4032 được lệnh tiến vào giàn khoan Hải Dương 981, khi cách giàn khoan trái phép này khoảng 8 hải lý, đã có 4 tàu Trung Quốc với tốc độ cao lao ra ngăn cản.

Thấy vậy, tàu CBS 4032 linh hoạt rút ra ngoài. Tàu Trung Quốc xuất hiện với số đông, sẵn sàng đâm va, bít đường vào, khiến các tàu kiểm ngư gần đó của lực lượng chấp pháp Việt Nam không tiến sâu được vào khu vực giàn khoan.


Trước sự hung hăng của tàu Trung Quốc, các tàu chấp pháp của Việt Nam tạm thời chỉ tuyên truyền vòng ngoài, hạn chế áp sát, hạn chế va đâm để không gây ra tổn thất và tránh tình huống rủi ro.

Theo Thanh Niên, chỉ huy của tàu CSB 4032, thiếu tá Hoàng Quốc Đạt, Hải trưởng Hải đội 201 thuộc Vùng Cảnh sát biển 2 phân tích, do tàu Cảnh sát biển có tốc độ cao lại trang bị hệ thống thông tin hiện đại nên tàu Cảnh sát biển Việt Nam là “mục tiêu tấn công” trọng yếu của tàu Trung Quốc.

Video tàu Trung Quốc đâm thủng tàu chấp pháp Việt Nam:

 40 tàu Trung Quốc ngăn cản, đe dọa tàu chấp pháp Việt Nam


Chiều ngày 3/6, Cục kiểm ngư (Tổng Cục thủy sản, Bộ NNPTNT) cho biết giàn khoan Hải Dương 981 đặt tại vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của  VN đã ổn định vị trí tại tọa độ (15 độ 33’36’ N, 111 độ 34’11” E).

Cận cảnh tàu Trung Quốc xâm phạm biển Việt Nam - Ảnh: Sơn Bách/Vietnam+
Cận cảnh tàu Trung Quốc xâm phạm biển Việt Nam - Ảnh: Sơn Bách/Vietnam+ 

Trung Quốc tiếp tục sử dụng hơn trăm tàu và hai máy bay vây quanh giàn khoan mà họ đặt trái phép để ngăn cản lực lượng thực thi công vụ của Việt Nam. Các tàu của Trung Quốc tiếp tục ngăn cản các tàu cá của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt hải sản trên vùng biển truyền thống.

Cụ thể trong ngày, phía Trung Quốc duy trì 110 – 115 tàu cá, trong đó có 35-40 tàu Hải cảnh, khoảng 30 tàu vận tải và tàu kéo, 40 -45 tàu cá, 4 tàu quân sự (hai tàu quét mìn và hai tàu hộ vệ tên lửa).

Video giàn khoan Hải Dương 981 không ổn định vị trí:

Bốn  tàu quân sự của Trung Quốc thường xuyên án ngữ tại vị trí cách giàn khoan khoảng 18-25 hải lý. Ngoài ra, hai máy bay Trung Quốc gồm 1 máy bay cánh bằng và một máy bay quân sự số hiệu KG 2000 thường xuyên bay trinh sát tại khu vực thực địa.

Việt Nam kiên định đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan


Về phía ta, lực lượng kiểm ngư vẫn tiếp tục tăng cường hoạt động với cường độ cao cách giàn khoan khoảng 7-8 hải lý để phải đối, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và lực lượng tàu khỏi vùng biển Việt Nam, bất chấp sự cản phá quyết liệt từ phía tàu Trung Quốc.

Các chiến sỹ Cảnh sát biển chuyển tàu để có thể vào sâu khu vực nơi Trung Quốc hạ đặt dàn khoan trái phép
Các chiến sỹ Cảnh sát biển chuyển tàu để có thể vào sâu khu vực nơi Trung Quốc hạ đặt dàn khoan trái phép. Ảnh: VNN 

Bên cạnh đó, các tàu cá của ngư dân Việt cũng kiên cường bám trụ tại khu vực cách giàn khoan trái phép 18-20 hải lý để đánh bắt hải sản và phản đối hành động của Trung.

Tàu cá Việt Nam liên tục bị ngăn cản, vây ép


Trong vùng biển cách giàn khoan từ 18 - 20 hải lý về hướng nam, ngư dân các tỉnh miền Trung vẫn duy trì các hoạt động đánh bắt, khai thác thủy hải sản trên ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền Việt Nam. Nhưng trong quá trình lao động sản xuất, các tàu cá của ngư dân Việt Nam luôn bị đội tàu cá vỏ sắt công suất lớn của Trung Quốc với khoảng 35 - 40 chiếc triển khai uy hiếp, vây ép.

Video tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Việt Nam:

Dù vậy, tinh thần của lực lượng Kiểm ngư và ngư dân vẫn kiên cường bám trụ, gọi loa yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, đấu tranh quyết liệt giữ ngư trường.

Trong một diễn biến khác, sáng 3/6 tàu cá QNg 90567 TS trở về cập cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi). Đây là tàu cá thứ 5 của ngư dân Bình Châu bị tàu Trung Quốc tấn công trong khi đang hành nghề hợp pháp trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, kể từ đầu tháng 5/2014 đến nay.

Nhà báo Nhật: Ra Hoàng Sa nghĩ về Senkakư


“Tàu Trung Quốc rất hung hăng”, nhà báo Manabu Sasaki (41 tuổi), trưởng đại diện của nhật báo Asahi Shimbun (Nhật Bản) tại Hà Nội, đã nhận xét như thế khi trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Tuổi trẻ về sự khác biệt trong hành động và thái độ giữa tàu Trung Quốc và tàu Việt Nam, nhà báo Manabu Sasaki thẳng thắn nói: "Điều này hiển nhiên là rõ ràng. Sự thật là các tàu Trung Quốc rất nhiều xung quanh đây và họ đã vây ép, dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam. 
Nhà báo Manabu Sasaki đang tác nghiệp trên tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003 tại khu vực giàn khoan hạ đặt trái phép - Ảnh: My Lăng/TTO
Nhà báo Manabu Sasaki đang tác nghiệp trên tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003 tại khu vực giàn khoan hạ đặt trái phép - Ảnh: My Lăng/TTO 

Trước hành động này của Trung Quốc, tàu Việt Nam chỉ tăng tốc di chuyển ra xa trước sự vây ép của nhiều tàu Trung Quốc cùng lúc. Tôi nhận thấy có sự khác biệt rất rõ giữa lực lượng tàu Việt Nam và Trung Quốc về số lượng lẫn kích cỡ tàu. Trung Quốc liên tục tiếp cận, vây ép, tấn công tàu Việt Nam. Họ rất hung hăng và luôn ở thế tấn công.


Tuy nhiên, ở Senkakư, mức độ hung hăng của tàu Trung Quốc không như ở đây. Có thể do Mỹ đã cam kết sẽ can thiệp bằng quân sự để bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp Trung Quốc tấn công chiếm Senkakư. Và một lý do nữa là, tiềm lực kinh tế và quân sự của Nhật Bản cũng khiến Trung Quốc phải hạn chế hành động của họ ở Senkakư".

“Người dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình nhưng rất dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì đất nước. Lịch sử của các bạn đã chứng minh điều đó. Tôi muốn tìm hiểu sự thật về những gì đang xảy ra ở đây và phản ánh đúng sự thật những gì mình đã chứng kiến. Khi về Đà Nẵng, tôi sẽ đến Quảng Ngãi, tìm phỏng vấn hai ngư dân bị tàu Trung Quốc đánh bị thương. Tôi sẽ ghi hình tàu cá bị tàu Trung Quốc phá hỏng.

Video toàn cảnh tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt:

Tôi có biết về lịch sử của Hoàng Sa. Việc có một quốc gia sử dụng sức mạnh quân sự để chiếm ưu thế ở biển Đông là không thể chấp nhận được. Thế giới ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam vì mọi người đều tôn trọng luật lệ. Hành động của Trung Quốc đi ngược với luật pháp quốc tế”, nhà báo Manabu Sasaki cho biết.

Trung Quốc thừa nhận đâm thủng tàu Việt Nam


Báo South China Morning Post của Hong Kong hôm qua dẫn nguồn từ kênh quân sự thuộc Đài Phát thanh Quốc gia của Trung Quốc khẳng định, các tàu Trung Quốc đã đâm chìm tàu Việt Nam ở gần vị trí giàn khoan Hải Dương 981.

 Tàu Trung Quốc ngang ngược dùng vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh: Vietnam+
Tàu Trung Quốc ngang ngược dùng vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh: Vietnam+ 

Theo Đài Phát thanh Quốc gia của Trung Quốc, vụ đâm va đầu tiên xảy ra vào khoảng 12h30 hôm Chủ nhật, khi một tàu hải cảnh của Trung Quốc phun nước vào một tàu kiểm ngư của Việt Nam trong 5 phút, rồi tàu Việt Nam mang số 635 rời đi.

Hai tàu khác của Trung Quốc đã chặn các tàu hỗ trợ của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đang đến để giúp đỡ tàu bị tấn công.

Khoảng 5h chiều hôm đó, một tàu của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu CSB-2016 bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 46015 va vào, khiến tàu Việt Nam bị 4 lỗ thủng bên mạn phải và bị nghiêng, nhiều thiết bị như ống khí bị hỏng, Đài Phát thanh Trung Quốc nói.

Video Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề nóng:

Mỹ ủng hộ Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền

Tại trụ sở Quốc hội sáng 3/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp đoàn hạ nghị sĩ Mỹ do ngài John Kline (Chủ tịch Ủy ban Giáo dục và Lao động, thành viên Ủy ban Quân vụ) đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp đoàn hạ nghị sĩ Mỹ do ngài John Kline, Chủ tịch ủy ban Giáo dục và Lao động, làm trưởng đoàn - Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp đoàn hạ nghị sĩ Mỹ do ngài John Kline, Chủ tịch ủy ban Giáo dục và Lao động, làm trưởng đoàn - Ảnh: TTXVN 

Đề cập đến tình hình ở biển Đông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Video Trung Quốc trả lời không thỏa đáng về đường 9 đoạn:


Mỹ chia sẻ với Việt Nam và bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với Việt Nam trên biển Đông, đồng thời ủng hộ quan điểm và lập trường của Việt Nam trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền.

» Ảnh nóng: Tàu Trung Quốc tiếp tục hung hãn đâm va, phun vòi rồng
» Nóng chiều 3/6: Trung Quốc sắp đưa giàn khoan đến vị trí mới
» 'Bật mí' vụ kiện quốc tế đầu tiên Việt Nam thắng tuyệt đối

Diệp Vy (tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn