(VTC News) - Tình hình biển Đông tiếp tục nóng khi Trung Quốc ngang ngược thành lập đội tiêm kích làm công cụ thực hiện hành động sai trái tại giàn khoan Hải Dương 981.
Trung Quốc lập phi đội tiêm kích quanh giàn khoan
Tình hình biển Đông ngày 2/6 tiếp tục nóng khi Trung Quốc ngang ngược thành lập đội tiêm kích làm công cụ thực hiện hành động sai trái tại giàn khoan Hải Dương 981.
Theo đó, binh chủng Không quân trong Hải quân Trung Quốc đã triển khai 1 đơn vị chiến đấu cơ bao gồm máy bay JH-7 (còn gọi là Phi Báo) chuyên chi viện cho những hoạt động (bất hợp pháp) của giàn khoan 981 và lực lượng tàu hộ tống.
Trên biển, khi tàu Kiểm ngư Việt Nam tiến vào gần giàn khoan để đấu tranh, tuyên truyền ở cự ly cách giàn khoan 7-9 hải lý, Trung Quốc liền tổ chức lực lượng gồm tàu Hải cảnh, tàu kéo và một số tàu khác ngăn cản quyết liệt, sẵn sàng hú còi, đâm va, phun vòi rồng vào các tàu kiểm ngư.
Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, trong ngày phía Trung Quốc vẫn duy trì lực lượng với khoảng 120 tàu gồm 38-40 tàu Hải cảnh, 10-14 tàu vận tải, 15-20 tàu kéo, 42-47 tàu cá và 4 tàu quân sự.
Loại bỏ người có tư tưởng “xi nhan phải nhưng rẽ trái"
"TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trùng với thời điểm họp Quốc hội, đó cũng là sự thử thách tấm lòng trung kiên của Quốc hội và các đại biểu”, đại biểu Lê Nam nói.
Trong buổi thảo luận về kinh tế xã hội được truyền hình, phát thanh trực tiếp cả ngày 2/6, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa khẳng định: “Dứt khoát bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, dứt khoát không chịu hèn chịu nhục, không đẩy nhân dân vào chỗ hòn tên mũi đạn của chiến tranh”.
Theo Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh), Trần Hưng Đạo đã để lại di huấn: Giặc ồ ạt mang quân sang không đáng lo bằng việc chúng thực hiện âm mưu thực hiện các mưu đồ về dân sự và kinh tế. Chúng ta hãy nhân đà này biến hóa vinh phúc, đoàn kết toàn dân tộc, loại bỏ những người có tư tưởng “xi nhan phải nhưng lại rẽ trái”.
Thắt lưng buộc bụng để đối phó láng giềng
Đại biểu đề nghị Quốc hội phải thể hiện tinh thần “thắt lưng buộc bụng” bằng hành động cụ thể, mạnh mẽ như cắt tối đa các khoản chi cho giao tế, tiếp khách, mua sắm, đi lại… Chính phủ cần yêu cầu các địa phương tổng rà soát các dự án chưa thực sự cần thiết để tập trung nguồn lực, tiềm lực cho quốc phòng, an ninh. Tăng cường sức mạnh cho quân đội và công an nhân dân.
Đại biểu Đỗ Văn Đương hứa ngay tại Quốc hội, đến hết nhiệm kỳ, nếu "trời để sống", ông dứt khoát không đi nước ngoài để nêu gương thực hiện tinh thần này.
Thời điểm tăng cường thương mại Việt - Mỹ
Phát biểu với báo giới tại Hà Nội ngày 2/6, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker khẳng định, những căng thẳng trên biển Đông không gây tác động đến các doanh nghiệp Mỹ, và cộng đồng doanh nghiệp Mỹ vẫn cam kết tiếp tục phát triển làm ăn lâu dài ở Việt Nam.
Bộ trưởng Pritzker khẳng định, việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan và tàu bè vào vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa Việt Nam là hành động khiêu khích, tạo căng thẳng. Nhiệm vụ của Mỹ là duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải.
Bộ trưởng Pritzker cho rằng, căng thẳng ở biển Đông cần được giải quyết qua kênh ngoại giao và cơ chế pháp lý quốc tế.
Bà Pritzker nhấn mạnh, dù kinh tế có lúc thăng trầm, song doanh nghiệp Mỹ thường có cam kết gắn bó lâu dài với Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung. ASEAN, với 600 triệu dân, là thị trường tiềm năng của hàng hóa Mỹ.
Trong khi đó, khu vực này, với nền kinh tế đang phát triển, cũng có nhu cầu cao về công nghệ, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, những lĩnh vực mà Mỹ có đủ khả năng cung cấp.
Bà Pritzker khẳng định, đây là thời điểm thuận lợi để tăng cường thương mại Việt-Mỹ, và để các doanh nghiệp Mỹ phát triển cơ hội tại Việt Nam.
Đã đến lúc kiện Trung Quốc?
Thiếu tướng Lê Văn Cương chia sẻ, có người nói, tại sao bây giờ chúng ta nắm chắc 100% thắng Trung Quốc mà không kiện. Theo tướng Cương, chúng ta vẫn đang cân nhắc việc có nên kiện Trung Quốc hay không, tuy nhiên, có lẽ chưa phải là lúc thích hợp.
“Trong khi dư địa của chúng ta còn rộng chưa khai thác hết thì mình nên khai thác. Chính sách hiện nay là phối hợp giữa lý và tình. Lôi nhau ra tòa thì hết tình rồi. Một khi chúng ta kiện thì phải chắc thắng”, ông Cương nói.
Đồng tình với quan điểm trên, Tiến sĩ Khoa học Lương Văn Kế cho rằng, khi các biện pháp ngoại giao không còn tác dụng thì dù không muốn nhưng buộc lòng chúng ta phải kiện.
Không tùy tiện khi tuyên truyền chủ quyền
Giáo sư Vũ Minh Giang chia sẻ, theo một khảo sát trên báo điện tử, 98% người được hỏi ủng hộ quyết định kiện Trung Quốc. “Chuyện kiện hay không là do Chính phủ, nhưng tham khảo ý kiến người dân là rất quan trọng”, ông Giang nói.
Theo ông Giang, để giải quyết vấn đề ở quần đảo Hoàng Sa và Gạc Ma (Trường Sa), từ lâu, Trung Quốc đã tập trung trên dưới 1.000 học giả tập hợp tư liệu từ những chi tiết nhỏ nhất, vụn vặt nhất liên quan. Thậm chí Trung Quốc làm một cách thiên lệch, bỏ qua ngữ cảnh lịch sử rồi tập hợp trong một bộ sách để làm cơ sở cho Bộ Ngoại giao của họ đấu tranh.
“Tôi đã đề nghị dịch bộ sách này ra, đồng thời cho đông đảo người dân và bạn bè quốc tế biết được sự phi khoa học, xảo trá ở trong đó”, ông Giang nói.
Theo ông Giang, nhiều khi chúng ta còn đưa những cứ liệu một cách ngây thơ, hồn nhiên, đưa theo kiểu tùy tiện, ai thích nói gì thì nói mà không được chỉ đạo thống nhất, khiến đôi chỗ để lộ ra những sơ hở, bị mắc bẫy của Trung Quốc.
“Chúng ta không được nói rằng quần đảo Hoàng Sa là vùng tranh chấp. Rõ ràng là Trung Quốc đi cướp đất, giết người. Không có tranh chấp ở đây”, ông Giang khẳng định. Cũng theo ông Giang, phải tuyên truyền những căn cứ pháp lý về chủ quyền, lẽ phải, chân lý của mình. “Tuyên truyền giản dị thôi, nói thuyết phục để cho người dân hiểu”, ông Giang nói.
Chủ tàu cá ĐNa 90152: "Tôi sẽ kiện Trung Quốc ra tòa"
Đau xót trước thiệt hại của con tàu ĐNa 90152, bà Huỳnh Thị Như Hoa (trú phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) chủ tàu nói: “Mặc dù dấu tích để lại chỉ là một vết đâm bên mạn trái nhưng cú đâm này khiến con tàu gần như bị loại bỏ hoàn toàn.
Tất cả thiết bị điện tử, định vị, tầm ngư, Icom,... và cả bộ máy của con tàu đã bị hỏng khi ngâm trong nước biển. Hiện con tàu đang được cơ quan bảo hiểm xác minh thiệt hại”.
Bà Hoa phẫn nộ nói: “Quá tàn bạo và dã man, càng nhìn con tàu bao nhiêu, tôi càng đứt ruột đứt gan bấy nhiêu. Tôi sẽ giữ con tàu lại để làm bằng chứng, chứng tích để đấu tranh với hành động của Trung Quốc. Nếu được Nhà nước hỗ trợ, cơ quan chức năng hướng dẫn pháp lý, tôi sẽ kiện Trung Quốc ra tòa, buộc Trung Quốc phải đền bù thiệt hại cho gia đình tôi”.
Cộng đồng người Việt ở nước ngoài tiếp tục phản đối Trung Quốc
TTXVN hôm 2/6 đưa tin tại quảng trường trước trụ sở Quốc hội Na Uy ở thủ đô Oslo chiều 1/6, bà con người Việt ở Na Uy đã tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 bất hợp pháp ở vùng biển Việt Nam.
Cuộc biểu tình diễn ra với gần 200 bà con tham dự gồm đủ các lứa tuổi. Bà con giương cao cờ đỏ sao vàng Việt Nam và cờ Na Uy, nhiều biểu ngữ bằng bốn thứ tiếng Việt, Trung, Na Uy và tiếng Anh mang nội dung: Trung Quốc phải rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam, Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Cùng ngày, tại Sergels-Torg, trung tâm thủ đô Stockholm, Thụy Điển, Hội người Việt tại Stockholm và các vùng lân cận đã tổ chức tuần hành phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép.
Tối 1/6, Cộng đồng người Việt Nam tại Sri Lanka đã tổ chức họp mặt và quyên góp ủng hộ các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại khu vực thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.
» Chủ tịch hội Hữu nghị Pháp-Việt: VN phải kiên trì đòi lại Hoàng Sa
» Cận cảnh vết đâm chí mạng tàu ĐNa 90152
» Máy bay trinh sát Trung Quốc tăng cường hoạt động ở giàn khoan
Diệp Vy (tổng hợp)
>> ĐỌC TIẾP... Tình hình biển Đông ngày 2/6 tiếp tục nóng khi Trung Quốc ngang ngược thành lập đội tiêm kích làm công cụ thực hiện hành động sai trái tại giàn khoan Hải Dương 981.
Theo đó, binh chủng Không quân trong Hải quân Trung Quốc đã triển khai 1 đơn vị chiến đấu cơ bao gồm máy bay JH-7 (còn gọi là Phi Báo) chuyên chi viện cho những hoạt động (bất hợp pháp) của giàn khoan 981 và lực lượng tàu hộ tống.
Cận cảnh tàu và trực thăng Trung Quốc xâm phạm biển Việt Nam - Ảnh: Sơn Bách/Vietnam+ |
Trên biển, khi tàu Kiểm ngư Việt Nam tiến vào gần giàn khoan để đấu tranh, tuyên truyền ở cự ly cách giàn khoan 7-9 hải lý, Trung Quốc liền tổ chức lực lượng gồm tàu Hải cảnh, tàu kéo và một số tàu khác ngăn cản quyết liệt, sẵn sàng hú còi, đâm va, phun vòi rồng vào các tàu kiểm ngư.
Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, trong ngày phía Trung Quốc vẫn duy trì lực lượng với khoảng 120 tàu gồm 38-40 tàu Hải cảnh, 10-14 tàu vận tải, 15-20 tàu kéo, 42-47 tàu cá và 4 tàu quân sự.
Video một tháng TQ hạ đặt giàn khoan trái phép
Loại bỏ người có tư tưởng “xi nhan phải nhưng rẽ trái"
"TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trùng với thời điểm họp Quốc hội, đó cũng là sự thử thách tấm lòng trung kiên của Quốc hội và các đại biểu”, đại biểu Lê Nam nói.
Trong buổi thảo luận về kinh tế xã hội được truyền hình, phát thanh trực tiếp cả ngày 2/6, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa khẳng định: “Dứt khoát bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, dứt khoát không chịu hèn chịu nhục, không đẩy nhân dân vào chỗ hòn tên mũi đạn của chiến tranh”.
Đại biểu bên hành lang Quốc hội - Ảnh: Minh Thăng/VNN |
Theo Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh), Trần Hưng Đạo đã để lại di huấn: Giặc ồ ạt mang quân sang không đáng lo bằng việc chúng thực hiện âm mưu thực hiện các mưu đồ về dân sự và kinh tế. Chúng ta hãy nhân đà này biến hóa vinh phúc, đoàn kết toàn dân tộc, loại bỏ những người có tư tưởng “xi nhan phải nhưng lại rẽ trái”.
Thắt lưng buộc bụng để đối phó láng giềng
Đại biểu đề nghị Quốc hội phải thể hiện tinh thần “thắt lưng buộc bụng” bằng hành động cụ thể, mạnh mẽ như cắt tối đa các khoản chi cho giao tế, tiếp khách, mua sắm, đi lại… Chính phủ cần yêu cầu các địa phương tổng rà soát các dự án chưa thực sự cần thiết để tập trung nguồn lực, tiềm lực cho quốc phòng, an ninh. Tăng cường sức mạnh cho quân đội và công an nhân dân.
Đại biểu Đỗ Văn Đương hứa ngay tại Quốc hội, đến hết nhiệm kỳ, nếu "trời để sống", ông dứt khoát không đi nước ngoài để nêu gương thực hiện tinh thần này.
Video tàu cá VN phản đối TQ
Thời điểm tăng cường thương mại Việt - Mỹ
Phát biểu với báo giới tại Hà Nội ngày 2/6, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker khẳng định, những căng thẳng trên biển Đông không gây tác động đến các doanh nghiệp Mỹ, và cộng đồng doanh nghiệp Mỹ vẫn cam kết tiếp tục phát triển làm ăn lâu dài ở Việt Nam.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker. |
Bộ trưởng Pritzker khẳng định, việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan và tàu bè vào vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa Việt Nam là hành động khiêu khích, tạo căng thẳng. Nhiệm vụ của Mỹ là duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải.
Bộ trưởng Pritzker cho rằng, căng thẳng ở biển Đông cần được giải quyết qua kênh ngoại giao và cơ chế pháp lý quốc tế.
Bà Pritzker nhấn mạnh, dù kinh tế có lúc thăng trầm, song doanh nghiệp Mỹ thường có cam kết gắn bó lâu dài với Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung. ASEAN, với 600 triệu dân, là thị trường tiềm năng của hàng hóa Mỹ.
Trong khi đó, khu vực này, với nền kinh tế đang phát triển, cũng có nhu cầu cao về công nghệ, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, những lĩnh vực mà Mỹ có đủ khả năng cung cấp.
Bà Pritzker khẳng định, đây là thời điểm thuận lợi để tăng cường thương mại Việt-Mỹ, và để các doanh nghiệp Mỹ phát triển cơ hội tại Việt Nam.
Đã đến lúc kiện Trung Quốc?
Thiếu tướng Lê Văn Cương chia sẻ, có người nói, tại sao bây giờ chúng ta nắm chắc 100% thắng Trung Quốc mà không kiện. Theo tướng Cương, chúng ta vẫn đang cân nhắc việc có nên kiện Trung Quốc hay không, tuy nhiên, có lẽ chưa phải là lúc thích hợp.
“Trong khi dư địa của chúng ta còn rộng chưa khai thác hết thì mình nên khai thác. Chính sách hiện nay là phối hợp giữa lý và tình. Lôi nhau ra tòa thì hết tình rồi. Một khi chúng ta kiện thì phải chắc thắng”, ông Cương nói.
Đồng tình với quan điểm trên, Tiến sĩ Khoa học Lương Văn Kế cho rằng, khi các biện pháp ngoại giao không còn tác dụng thì dù không muốn nhưng buộc lòng chúng ta phải kiện.
Video Mỹ ủng hộ Việt Nam kiện Trung Quốc:
Không tùy tiện khi tuyên truyền chủ quyền
Giáo sư Vũ Minh Giang chia sẻ, theo một khảo sát trên báo điện tử, 98% người được hỏi ủng hộ quyết định kiện Trung Quốc. “Chuyện kiện hay không là do Chính phủ, nhưng tham khảo ý kiến người dân là rất quan trọng”, ông Giang nói.
Theo ông Giang, để giải quyết vấn đề ở quần đảo Hoàng Sa và Gạc Ma (Trường Sa), từ lâu, Trung Quốc đã tập trung trên dưới 1.000 học giả tập hợp tư liệu từ những chi tiết nhỏ nhất, vụn vặt nhất liên quan. Thậm chí Trung Quốc làm một cách thiên lệch, bỏ qua ngữ cảnh lịch sử rồi tập hợp trong một bộ sách để làm cơ sở cho Bộ Ngoại giao của họ đấu tranh.
“Tôi đã đề nghị dịch bộ sách này ra, đồng thời cho đông đảo người dân và bạn bè quốc tế biết được sự phi khoa học, xảo trá ở trong đó”, ông Giang nói.
Theo ông Giang, nhiều khi chúng ta còn đưa những cứ liệu một cách ngây thơ, hồn nhiên, đưa theo kiểu tùy tiện, ai thích nói gì thì nói mà không được chỉ đạo thống nhất, khiến đôi chỗ để lộ ra những sơ hở, bị mắc bẫy của Trung Quốc.
“Chúng ta không được nói rằng quần đảo Hoàng Sa là vùng tranh chấp. Rõ ràng là Trung Quốc đi cướp đất, giết người. Không có tranh chấp ở đây”, ông Giang khẳng định. Cũng theo ông Giang, phải tuyên truyền những căn cứ pháp lý về chủ quyền, lẽ phải, chân lý của mình. “Tuyên truyền giản dị thôi, nói thuyết phục để cho người dân hiểu”, ông Giang nói.
Chủ tàu cá ĐNa 90152: "Tôi sẽ kiện Trung Quốc ra tòa"
Đau xót trước thiệt hại của con tàu ĐNa 90152, bà Huỳnh Thị Như Hoa (trú phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) chủ tàu nói: “Mặc dù dấu tích để lại chỉ là một vết đâm bên mạn trái nhưng cú đâm này khiến con tàu gần như bị loại bỏ hoàn toàn.
Video tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam:
Tất cả thiết bị điện tử, định vị, tầm ngư, Icom,... và cả bộ máy của con tàu đã bị hỏng khi ngâm trong nước biển. Hiện con tàu đang được cơ quan bảo hiểm xác minh thiệt hại”.
Bà Hoa phẫn nộ nói: “Quá tàn bạo và dã man, càng nhìn con tàu bao nhiêu, tôi càng đứt ruột đứt gan bấy nhiêu. Tôi sẽ giữ con tàu lại để làm bằng chứng, chứng tích để đấu tranh với hành động của Trung Quốc. Nếu được Nhà nước hỗ trợ, cơ quan chức năng hướng dẫn pháp lý, tôi sẽ kiện Trung Quốc ra tòa, buộc Trung Quốc phải đền bù thiệt hại cho gia đình tôi”.
Cộng đồng người Việt ở nước ngoài tiếp tục phản đối Trung Quốc
TTXVN hôm 2/6 đưa tin tại quảng trường trước trụ sở Quốc hội Na Uy ở thủ đô Oslo chiều 1/6, bà con người Việt ở Na Uy đã tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 bất hợp pháp ở vùng biển Việt Nam.
Cuộc biểu tình diễn ra với gần 200 bà con tham dự gồm đủ các lứa tuổi. Bà con giương cao cờ đỏ sao vàng Việt Nam và cờ Na Uy, nhiều biểu ngữ bằng bốn thứ tiếng Việt, Trung, Na Uy và tiếng Anh mang nội dung: Trung Quốc phải rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam, Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Video cộng đồng người Việt khắp thế giới phản đối Trung Quốc:
Cùng ngày, tại Sergels-Torg, trung tâm thủ đô Stockholm, Thụy Điển, Hội người Việt tại Stockholm và các vùng lân cận đã tổ chức tuần hành phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép.
Tối 1/6, Cộng đồng người Việt Nam tại Sri Lanka đã tổ chức họp mặt và quyên góp ủng hộ các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại khu vực thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.
» Chủ tịch hội Hữu nghị Pháp-Việt: VN phải kiên trì đòi lại Hoàng Sa
» Cận cảnh vết đâm chí mạng tàu ĐNa 90152
» Máy bay trinh sát Trung Quốc tăng cường hoạt động ở giàn khoan
Diệp Vy (tổng hợp)
Bình luận