Theo thông tin từ phóng viên Đài truyền hình Việt Nam tại hiện trường ngày 25/5, theo hướng nam tây nam và ở khoảng cách 10 hải lý đã ghi nhận sự dịch chuyển nhất định vị trí của giàn khoan Hải Dương 981. Đây là thông tin đáng chú ý trước động thái mở rộng khu vực bảo vệ giàn khoan ở khoảng cách xa hơn của các tàu Trung Quốc trong những ngày gần đây.
Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ lúc 21h15 ngày 25/5, một lãnh đạo của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết: “Chúng tôi có nghe một vài thông tin về sự dịch chuyển này. Nhưng những tàu gần nhất báo về không ghi nhận hiện tượng dịch chuyển của giàn khoan Hải Dương 981. Chúng tôi đang xác minh, kiểm tra về thông tin này. Nếu giàn khoan có dịch chuyển trên biển khoảng 100m cũng rất khó xác định bằng mắt thường và cả máy móc. Tuy nhiên, hôm trước chúng tôi đã quay được rất rõ hình ảnh dấu hiệu mũi khoan cắm xuống biển. Nhưng hôm nay (ngày 25/5) không thấy mũi khoan nữa”.
Theo tin mới nhất từ Cục Kiểm ngư, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng hơn 120 tàu, bao gồm tàu hải cảnh, tàu vận tải, tàu kéo, tàu cá và một tàu chiến nhằm bảo vệ giàn khoan.
Người Trung Quốc xấu hổ vì đường lưỡi bò
Theo tờ Tấm gương, nhà báo Châu Phương, cựu biên tập viên mảng đối ngoại của Tân Hoa xã – mới đây đăng liền 3 bài viết phản bác cái gọi là “thành phố Tam Sa” và đường lưỡi bò vô lý trên biển Đông.
Nhà báo Châu Phương cho hay: “Việc thành lập thành phố Tam Sa là nỗi nhục nhã nhất mà Trung Quốc phơi bày trước bàn dân thiên hạ. Chúng ta từ nhỏ đã thấy một đường quốc giới màu đỏ thô kệch ôm trọn cả Nam Hải (tức biển Đông) trên bản đồ Trung Quốc. Cho đến hôm nay chúng ta mới biết được thực tế không phải như vậy. Đường quốc giới ấy chẳng những các nước láng giềng mà cả cộng đồng quốc tế đều không công nhận. Chính phủ cũng như các chuyên gia học giả Trung Quốc cũng không thể xác định rõ ràng. Dĩ nhiên, quân đội lại càng xấu mặt”.
Cũng có thể họ đang nghĩ như học giả Lý Lệnh Hoa, chuyên gia nghiên cứu hải dương học, thành viên của Trung tâm tin tức Hải Dương Trung Quốc mới đây đã cho đăng lại loạt bài của nhà báo Châu Phương trên trang blog.sina.com.cn với lời dẫn nhập khuyến cáo những người Trung Quốc động một chút là đòi động binh trừng phạt nước khác để giành lãnh hải: “Những người không hiểu rõ về ý nghĩa to lớn của UNCLOS 1982 (Công ước quốc tế về Luật biển) đối với nhân loại là như thế nào, họ cũng chẳng biết xu hướng phát triển chủ đạo của thế giới, họ đang ăn nói lăng nhăng. Họ cổ xuý động võ, như thế chỉ gây thêm rắc rối cho nhân dân và đất nước”.
Doanh nghiệp Đài Loan và Trung Quốc yên tâm ở lại Việt Nam
Về tình hình các doanh nghiệp Đài Loan và Trung Quốc đang làm ăn tại Bình Dương, báo Thanh niên dẫn lời ông Hàng Vay Chi, Tổng giám đốc Công ty TNHH dệt nhuộm Việt Hồng (người Việt gốc Hoa) cho biết, tính đến ngày 23/5, có khoảng 99% DN ở trong KCN Việt Hương đã hoạt động trở lại bình thường, còn lại một DN trong KCN Việt Hương 2 đang chờ giải quyết thủ tục về đơn hàng để tiếp tục hoạt động trở lại. Hiện nay các DN đã mạnh dạn nhận đơn đặt hàng mới từ các đối tác nước ngoài.
"Phải nói rằng bản thân tôi và các DN Đài Loan và Trung Quốc rất yên tâm và hoàn toàn yên tâm. Tâm lý của chúng tôi đã ổn định trở lại. Chúng tôi đều hiểu rằng vụ việc xảy ra như vừa qua là do các phần tử bất hảo gây nên, không phải là yếu tố chính trị", ông Chi cho biết.
Ông Chi cho biết thêm: "Vụ việc xảy ra bây giờ đã nguôi ngoai rồi, các DN trở lại không còn tâm lý e ngại đó nữa. Đương nhiên là trong giới DN họ trao đổi với nhau về những vấn đề vừa qua, thì tôi khẳng định là có. Nhưng việc lo lắng, sợ sệt thì không có. Ví dụ như một nhà hàng của người Hoa ở gần đây (P.Thuận Giao, TX.Thuận An, Bình Dương - PV) lúc nào cũng đông người".
Gây rối ở Bình Dương: Trả giá cho sự nông nổi
Sáng 25/5, tại Trường tiểu học Tân Hiệp, TAND TX Tân Uyên (Bình Dương) đã xét xử lưu động vụ án “trộm cắp tài sản” do Châu Minh Tường, 18 tuổi ngụ ở Đồng Tháp cầm đầu.
Cùng lúc, tại Trường tiểu học An Tây A, TAND TX Bến Cát cũng đưa vụ án Lê Văn Nghiêm “gây rối trật tự công cộng” và “cố ý làm hư hỏng tài sản” ra xét xử. Hàng nghìn người đã đội nắng để tận mắt theo dõi hai phiên tòa này.
Nước mắt hối hận đã lăn trên khuôn mặt những kẻ đã lợi dụng việc tuần hành để trộm cắp tài sản.
>>Xem thêm video Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam:
Hải Dương 981 - giàn khoan phi pháp của Trung Quốc đang được hạ đặt ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam. |
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Theo tin mới nhất từ Cục Kiểm ngư, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng hơn 120 tàu, bao gồm tàu hải cảnh, tàu vận tải, tàu kéo, tàu cá và một tàu chiến nhằm bảo vệ giàn khoan.
Người Trung Quốc xấu hổ vì đường lưỡi bò
Theo tờ Tấm gương, nhà báo Châu Phương, cựu biên tập viên mảng đối ngoại của Tân Hoa xã – mới đây đăng liền 3 bài viết phản bác cái gọi là “thành phố Tam Sa” và đường lưỡi bò vô lý trên biển Đông.
Nhà báo Châu Phương cho hay: “Việc thành lập thành phố Tam Sa là nỗi nhục nhã nhất mà Trung Quốc phơi bày trước bàn dân thiên hạ. Chúng ta từ nhỏ đã thấy một đường quốc giới màu đỏ thô kệch ôm trọn cả Nam Hải (tức biển Đông) trên bản đồ Trung Quốc. Cho đến hôm nay chúng ta mới biết được thực tế không phải như vậy. Đường quốc giới ấy chẳng những các nước láng giềng mà cả cộng đồng quốc tế đều không công nhận. Chính phủ cũng như các chuyên gia học giả Trung Quốc cũng không thể xác định rõ ràng. Dĩ nhiên, quân đội lại càng xấu mặt”.
Cũng có thể họ đang nghĩ như học giả Lý Lệnh Hoa, chuyên gia nghiên cứu hải dương học, thành viên của Trung tâm tin tức Hải Dương Trung Quốc mới đây đã cho đăng lại loạt bài của nhà báo Châu Phương trên trang blog.sina.com.cn với lời dẫn nhập khuyến cáo những người Trung Quốc động một chút là đòi động binh trừng phạt nước khác để giành lãnh hải: “Những người không hiểu rõ về ý nghĩa to lớn của UNCLOS 1982 (Công ước quốc tế về Luật biển) đối với nhân loại là như thế nào, họ cũng chẳng biết xu hướng phát triển chủ đạo của thế giới, họ đang ăn nói lăng nhăng. Họ cổ xuý động võ, như thế chỉ gây thêm rắc rối cho nhân dân và đất nước”.
Doanh nghiệp Đài Loan và Trung Quốc yên tâm ở lại Việt Nam
Về tình hình các doanh nghiệp Đài Loan và Trung Quốc đang làm ăn tại Bình Dương, báo Thanh niên dẫn lời ông Hàng Vay Chi, Tổng giám đốc Công ty TNHH dệt nhuộm Việt Hồng (người Việt gốc Hoa) cho biết, tính đến ngày 23/5, có khoảng 99% DN ở trong KCN Việt Hương đã hoạt động trở lại bình thường, còn lại một DN trong KCN Việt Hương 2 đang chờ giải quyết thủ tục về đơn hàng để tiếp tục hoạt động trở lại. Hiện nay các DN đã mạnh dạn nhận đơn đặt hàng mới từ các đối tác nước ngoài.
Ông Hàng Vay Chi. Ảnh: Đỗ Trường/TNO |
Ông Chi cho biết thêm: "Vụ việc xảy ra bây giờ đã nguôi ngoai rồi, các DN trở lại không còn tâm lý e ngại đó nữa. Đương nhiên là trong giới DN họ trao đổi với nhau về những vấn đề vừa qua, thì tôi khẳng định là có. Nhưng việc lo lắng, sợ sệt thì không có. Ví dụ như một nhà hàng của người Hoa ở gần đây (P.Thuận Giao, TX.Thuận An, Bình Dương - PV) lúc nào cũng đông người".
Gây rối ở Bình Dương: Trả giá cho sự nông nổi
Sáng 25/5, tại Trường tiểu học Tân Hiệp, TAND TX Tân Uyên (Bình Dương) đã xét xử lưu động vụ án “trộm cắp tài sản” do Châu Minh Tường, 18 tuổi ngụ ở Đồng Tháp cầm đầu.
Bị cáo Lê Văn Nghiêm tại phiên xét xử. Ảnh: TPO |
Nước mắt hối hận đã lăn trên khuôn mặt những kẻ đã lợi dụng việc tuần hành để trộm cắp tài sản.
>>Xem thêm video Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam:
HĐXX vụ án Lê Văn Nghiêm nhấn mạnh: Trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên biển Đông, Đảng và Nhà nước ta đang căng sức bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Hơn lúc nào hết, người dân phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực học tập, lao động, vừa làm cho đất nước giàu mạnh, vừa là cách thể hiện lòng yêu nước hữu hiệu nhất.
Nhưng nhiều người quá khích đập phá, hủy hoại, trộm cắp tài sản của các doanh nghiệp trên địa bàn. Việc làm đó gây thêm bất ổn tình hình chính trị, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của đất nước, làm đình trệ việc sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động xấu đến các nhà đầu tư nước ngoài.
Yêu đất nước bằng "trái tim nóng, cái đầu lạnh"
Giữa cái nắng như đổ lửa của những ngày cuối tháng 5, hơn 200 sinh viên của Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) nắm chặt tay nhau đứng giữa sân vận động, xếp hình chữ S, bản đồ Việt Nam cùng cất lời hát “Vang mãi bản hùng ca”.
Sinh viên ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội xếp hình chữ S thể hiện ca khúc “Vang mãi bản hùng ca”. Ảnh: Tấm gương |
» Trung Quốc thâm hiểm cản phá tàu ta tiếp tế lương thực
» Bản lĩnh 'mắt biển' ở 'núm ruột' Hoàng Sa
» 'Biển và Bờ cùng đoàn kết anh nhé!'
PV (tổng hợp)
» Bản lĩnh 'mắt biển' ở 'núm ruột' Hoàng Sa
» 'Biển và Bờ cùng đoàn kết anh nhé!'
PV (tổng hợp)
Bình luận