Hơn 40 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến đã đưa các mặt hàng này trở thành điểm nhấn lớn, sản phẩm thu hút người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu, phân phối của LB Nga.
Chỉ trong vòng mấy ngày đầu sau khai mạc Hội chợ nhiều mặt hàng như cafe, chè, tương ớt, nước chấm, nước sốt, củ quả đóng lọ, gia vị thực phẩm, miến, mỳ, sữa tươi, sữa chua, sữa hộp... đều được bán gần như hết hàng. Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng cũng như tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với DN Nga, các DN Việt Nam đã tiếp tục chuyển gần 10 tấn hàng sang LB Nga trong mấy tuần vừa qua.
Trong danh mục các mặt hàng nông sản Việt Nam, cây ca cao cũng được coi là một thế mạnh xuất khẩu bởi ca cao Việt Nam có 95% là sản phẩm ca cao lên men, kích cỡ hạt đạt trung bình 80 - 100 hạt/lượng.
Được xếp vào loại ca cao có chất lượng cao nhất thế giới, vượt qua Indonesia, nước có sản lượng thứ 3 thế giới (chỉ bán hạt thô), được xếp vào nhóm nước có chất lượng sản phẩm cao như Ghana, Bờ Biển Ngà, Brazil. Vậy liệu doanh nghiệp ca cao Việt Nam có cơ hội phát triển ở thị trường LB Nga?
Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi đã gặp ông Trần Văn Liêng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ca cao Việt Nam. Ông Liêng nhận định “Đây chính là giai đoạn Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa của ngành ca cao Việt Nam tại thị trường Nga. Thiên thời bởi Nga đang cấm vận hàng hóa từ châu Âu nên nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm đều trở nên hạn hẹp. Địa lợi bởi tại Nga chúng ta đang có Tổ hợp Đa chức năng “Hà Nội – Mátxcơva” – đây là ngôi nhà của người Việt trên đất bạn. Tại Tổ hợp có Trung tâm Thương mại để các doanh nghiệp có thể thuê mặt bằng kinh doanh ổn định - lâu dài, có hệ thống quản lý rất tốt, có căn hộ khách sạn với đầy đủ các dịch vụ, có đội ngũ quản lý với kinh nghiệm tới hơn 30 năm tại thị trường Nga sẽ giúp doanh nghiệp Việt bỏ qua được những bỡ ngỡ khi gia nhập thị trường mới cũng như rút ngắn quãng đường đi tới hoạt động kinh doanh hiệu quả”.
Nhắc tới yếu tố Nhân hòa, ông Liêng cho biết “Người tiêu dùng Nga hiểu biết rất rõ về công dụng của ca cao, sôcôla đối với sức khỏe và có thói quen sử dụng hàng trăm năm qua nên nhu cầu về sản phẩm rất cao. Với độ ngọt, độ thơm đặc trưng từ hạt ca cao chất lượng tốt nhất thế giới, sản phẩm của công ty rất phù hợp với người tiêu dùng Nga. Ngay trong thời gian tham gia Hội chợ, Công ty Ca cao Việt Nam đã tìm được đối tác để triển khai các bước thành lập công ty tại Nga, thuê mặt bằng tại Tổ hợp Hà Nội – Mátxcơva để làm showroom và tiến tới xây dựng nhà máy đóng gói ca cao tại LB Nga”.
Ông Trần Minh Ngôn – CTHĐQT Công ty CP Thực phẩm NBN chuyên kinh doanh cà phê, nước chấm – đã vui mừng nói “Trước khi đi Hội chợ mình rất lo vì mang nhiều hàng sang, chưa biết phản ứng của người dân và doanh nghiệp Nga như thế nào. Nhưng bây giờ thì vui lắm vì không chỉ gần như bán hết hàng ngay trong mấy này đầu của hội chợ mà còn tìm được nhiều đối tác, trong đó có đối tác rất lớn là một nhà chuyên nhập khẩu hàng châu Á để phân phối tại LB Nga và một số nước Đông Âu. Tôi đã đăng ký thuê mặt bằng dài hạn tại Tổ hợp Đa chức năng Hà Nội – Mátxcơva để làm showroom trưng bày sản phẩm và giao dịch với các đối tác tại Nga cũng như các nước trong Liên minh Kinh tế Á-Âu”.
TS Chu Xuân Ái – GĐ Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Thương mại Tôn Vinh – đã cảm nhận “chúng tôi không nghĩ là hội chợ sẽ đông khách và sức mua lớn thế này, chúng tôi đang tiếp tục chuyển hàng sang để vừa bán hàng vừa đàm phán thương thảo tiếp hợp đồng với các doanh nghiệp. Với sản phẩm chè sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP, tôi tự tin sẽ chinh phục được khách hàng Nga. Tổ hợp Đa chức năng Hà Nội – Mátxcơva đúng là nơi đất lành chim đậu, là Viet Town dành cho người Việt làm ăn sinh sống ổn định, đầu ra cho hàng Việt trên đất Nga”.
Bà Âu Ngọc Vững – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến Thủy sản XNK Âu Vững I – nhận định thị trường LB Nga là thị trường có tiềm năng lớn đối với các mặt hàng nông sản Việt Nam nói chung và hàng thuỷ sản nói riêng. Trước đây, Công ty Âu Vững tìm hiểu thông tin thị trường thông qua nhiều kênh khác nhau và nay sau khảo sát thực tế tại Hội chợ - Bán hàng Hàng Việt Nam chất lượng cao Mátxcơva 2015 thì càng có quyết tâm lớn hơn trong việc tiếp tục đầu tư ngân sách hoàn thiện các thủ tục để có thể xuất khẩu hàng vào thị trường Nga.
Bà Vững cho biết “Với bề dày kinh nghiệm sản xuất và chế biến tôm hơn 20 năm, trong đó có hơn 10 năm chuyên sản xuất tôm xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Trung Đông và Nhật Bản; Với thế mạnh về vùng nuôi tôm lớn tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau rất thuận lợi cho việc vận chuyển từ nguyên liệu tới thành phẩm tôm bằng cả đường thủy và đường bộ, Công ty Âu Vững I tự tin sẽ chinh phục được các doanh nghiệp và người tiêu dùng Nga bằng giá cả và chất lượng tốt nhất”.
Ông Phạm Quang Niệm, Tham tán Thương mại Việt Nam tại LB Nga cho biết “Giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc cấm vận hàng hoá nhập khẩu từ châu Âu, mới đây Nga đã áp dụng thêm một loạt các biện pháp hạn chế thực phẩm nhập khẩu từ Belarus (cấm nhập khẩu sữa của 5 công ty Belarus, tiến hành siết chặt việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản), Bộ Nông nghiệp Nga còn cho biết sẽ ngừng mua dầu ăn, bột mì từ Thổ Nhì Kỳ và từ ngày 01/01/2016, Nga sẽ cấm vận rất nhiều mặt hàng nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ như rau, củ, quả, hoa tươi, nho, táo, lê, mận, đào, mơ, dâu tây, thịt gia cầm và SP thịt gia cầm, thịt gà tây… (kim ngạch xuất khẩu nông sản Thổ Nhĩ Kỳ vào Nga trong 9 tháng đầu năm 2015 đạt tới 2128,5 triệu USD). Nếu lệnh cấm vận này được thực thi thì thị trường Nga sẽ càng trở nên khan hiếm hàng nông sản thực phẩm chế biến và đây sẽ mở ra cơ hội lớn hơn nữa cho doanh nghiệp Việt thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường LB Nga”.
Để giải quyết tình trạng khan hiếm hàng hoá, Nga đang khuyến khích phát triển nông nghiệp, tiêu thụ nông sản trong nước và nhập khẩu từ các nước có quan hệ kinh tế, chính trị ổn định với Nga.
“Trong thời gian gần đây Sở Nội thương tỉnh Mátxcơva đã mời Thương vụ Việt Nam tới làm việc để bàn bạc việc kết nối giúp các doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng hóa vào Mátxcơva cũng như các tỉnh khác. Bên cạnh đó, hệ thống bán lẻ X5 Retail Group với hệ thống hơn 16000 siêu thị bán lẻ tại LB Nga cũng đã có chương trình làm việc với Thương vụ để xúc tiến hoạt động đưa hàng hóa Việt Nam vào chuỗi hệ thống này”, ông Niệm chia sẻ thêm.
Thời điểm này, việc dám mạnh dạn nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và sản xuất nông sản tại thị trường Nga chính là một hướng đi mới cho doanh nghiệp vì theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10/2015 ước đạt 2,55 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành trong cả 10 tháng của năm 2015 lên 24,61 tỷ USD nhưng lại giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,51 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, cà phê vẫn là ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất trong các mặt hàng nông sản, khối lượng xuất khẩu cà phê 10 tháng đầu năm 2015 ước đạt 1,05 triệu tấn với tổng giá trị 2,13 tỷ USD, giảm 29,6 % về khối lượng và giảm 31,4% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Theo: Dân trí
Chỉ trong vòng mấy ngày đầu sau khai mạc Hội chợ nhiều mặt hàng như cafe, chè, tương ớt, nước chấm, nước sốt, củ quả đóng lọ, gia vị thực phẩm, miến, mỳ, sữa tươi, sữa chua, sữa hộp... đều được bán gần như hết hàng. Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng cũng như tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với DN Nga, các DN Việt Nam đã tiếp tục chuyển gần 10 tấn hàng sang LB Nga trong mấy tuần vừa qua.
Trong danh mục các mặt hàng nông sản Việt Nam, cây ca cao cũng được coi là một thế mạnh xuất khẩu bởi ca cao Việt Nam có 95% là sản phẩm ca cao lên men, kích cỡ hạt đạt trung bình 80 - 100 hạt/lượng.
Được xếp vào loại ca cao có chất lượng cao nhất thế giới, vượt qua Indonesia, nước có sản lượng thứ 3 thế giới (chỉ bán hạt thô), được xếp vào nhóm nước có chất lượng sản phẩm cao như Ghana, Bờ Biển Ngà, Brazil. Vậy liệu doanh nghiệp ca cao Việt Nam có cơ hội phát triển ở thị trường LB Nga?
Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi đã gặp ông Trần Văn Liêng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ca cao Việt Nam. Ông Liêng nhận định “Đây chính là giai đoạn Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa của ngành ca cao Việt Nam tại thị trường Nga. Thiên thời bởi Nga đang cấm vận hàng hóa từ châu Âu nên nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm đều trở nên hạn hẹp. Địa lợi bởi tại Nga chúng ta đang có Tổ hợp Đa chức năng “Hà Nội – Mátxcơva” – đây là ngôi nhà của người Việt trên đất bạn. Tại Tổ hợp có Trung tâm Thương mại để các doanh nghiệp có thể thuê mặt bằng kinh doanh ổn định - lâu dài, có hệ thống quản lý rất tốt, có căn hộ khách sạn với đầy đủ các dịch vụ, có đội ngũ quản lý với kinh nghiệm tới hơn 30 năm tại thị trường Nga sẽ giúp doanh nghiệp Việt bỏ qua được những bỡ ngỡ khi gia nhập thị trường mới cũng như rút ngắn quãng đường đi tới hoạt động kinh doanh hiệu quả”.
Nhắc tới yếu tố Nhân hòa, ông Liêng cho biết “Người tiêu dùng Nga hiểu biết rất rõ về công dụng của ca cao, sôcôla đối với sức khỏe và có thói quen sử dụng hàng trăm năm qua nên nhu cầu về sản phẩm rất cao. Với độ ngọt, độ thơm đặc trưng từ hạt ca cao chất lượng tốt nhất thế giới, sản phẩm của công ty rất phù hợp với người tiêu dùng Nga. Ngay trong thời gian tham gia Hội chợ, Công ty Ca cao Việt Nam đã tìm được đối tác để triển khai các bước thành lập công ty tại Nga, thuê mặt bằng tại Tổ hợp Hà Nội – Mátxcơva để làm showroom và tiến tới xây dựng nhà máy đóng gói ca cao tại LB Nga”.
TS Chu Xuân Ái – GĐ Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Thương mại Tôn Vinh – đã cảm nhận “chúng tôi không nghĩ là hội chợ sẽ đông khách và sức mua lớn thế này, chúng tôi đang tiếp tục chuyển hàng sang để vừa bán hàng vừa đàm phán thương thảo tiếp hợp đồng với các doanh nghiệp. Với sản phẩm chè sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP, tôi tự tin sẽ chinh phục được khách hàng Nga. Tổ hợp Đa chức năng Hà Nội – Mátxcơva đúng là nơi đất lành chim đậu, là Viet Town dành cho người Việt làm ăn sinh sống ổn định, đầu ra cho hàng Việt trên đất Nga”.
Bà Vững cho biết “Với bề dày kinh nghiệm sản xuất và chế biến tôm hơn 20 năm, trong đó có hơn 10 năm chuyên sản xuất tôm xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Trung Đông và Nhật Bản; Với thế mạnh về vùng nuôi tôm lớn tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau rất thuận lợi cho việc vận chuyển từ nguyên liệu tới thành phẩm tôm bằng cả đường thủy và đường bộ, Công ty Âu Vững I tự tin sẽ chinh phục được các doanh nghiệp và người tiêu dùng Nga bằng giá cả và chất lượng tốt nhất”.
Ông Phạm Quang Niệm, Tham tán Thương mại Việt Nam tại LB Nga cho biết “Giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc cấm vận hàng hoá nhập khẩu từ châu Âu, mới đây Nga đã áp dụng thêm một loạt các biện pháp hạn chế thực phẩm nhập khẩu từ Belarus (cấm nhập khẩu sữa của 5 công ty Belarus, tiến hành siết chặt việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản), Bộ Nông nghiệp Nga còn cho biết sẽ ngừng mua dầu ăn, bột mì từ Thổ Nhì Kỳ và từ ngày 01/01/2016, Nga sẽ cấm vận rất nhiều mặt hàng nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ như rau, củ, quả, hoa tươi, nho, táo, lê, mận, đào, mơ, dâu tây, thịt gia cầm và SP thịt gia cầm, thịt gà tây… (kim ngạch xuất khẩu nông sản Thổ Nhĩ Kỳ vào Nga trong 9 tháng đầu năm 2015 đạt tới 2128,5 triệu USD). Nếu lệnh cấm vận này được thực thi thì thị trường Nga sẽ càng trở nên khan hiếm hàng nông sản thực phẩm chế biến và đây sẽ mở ra cơ hội lớn hơn nữa cho doanh nghiệp Việt thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường LB Nga”.
Để giải quyết tình trạng khan hiếm hàng hoá, Nga đang khuyến khích phát triển nông nghiệp, tiêu thụ nông sản trong nước và nhập khẩu từ các nước có quan hệ kinh tế, chính trị ổn định với Nga.
“Trong thời gian gần đây Sở Nội thương tỉnh Mátxcơva đã mời Thương vụ Việt Nam tới làm việc để bàn bạc việc kết nối giúp các doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng hóa vào Mátxcơva cũng như các tỉnh khác. Bên cạnh đó, hệ thống bán lẻ X5 Retail Group với hệ thống hơn 16000 siêu thị bán lẻ tại LB Nga cũng đã có chương trình làm việc với Thương vụ để xúc tiến hoạt động đưa hàng hóa Việt Nam vào chuỗi hệ thống này”, ông Niệm chia sẻ thêm.
Theo: Dân trí
Bình luận