• Zalo

Nóng ngày 26/5: Trung Quốc đã cắm mũi khoan xuống biển

Thời sựThứ Hai, 26/05/2014 04:07:00 +07:00Google News

(VTC News) - Cảnh sát biển Việt Nam cho biết đã quay được rất rõ hình ảnh dấu hiệu mũi khoan cắm xuống biển.

(VTC News) - Cảnh sát biển Việt Nam cho biết đã quay được rất rõ hình ảnh dấu hiệu mũi khoan cắm xuống biển. 

Trung Quốc đã cắm mũi khoan xuống biển chủ quyền Việt Nam

Như đã thông tin, ngày 25/6, phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, tại hiện trường vị trí của giàn khoan Hải Dương 981 đã có sự dịch chuyển nhất định theo hướng nam tây nam và ở khoảng cách 10 hải lý.
Giàn khoan Hải Dương 981 

Đây là thông tin đáng chú ý trước động thái mở rộng khu vực bảo vệ giàn khoan ở khoảng cách xa hơn của các tàu Trung Quốc trong những ngày gần đây.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Tuy nhiên, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi có nghe nói về thông tin này và đang cho kiểm tra, xác minh. Còn theo thông tin từ những tàu gần giàn khoan Hải Dương 981 nhất báo về thì không ghi nhận hiện tượng giàn khoan này dịch chuyển vị trí”.

Trước đó, trao đổi với báo Tuổi Trẻ tối qua về việc có hay không giàn khoan Hải Dương 981 dịch chuyển vị trí, một lãnh đạo của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho hay, nếu giàn khoan có dịch chuyển trên biển khoảng 100m cũng rất khó xác định bằng mắt thường và cả máy móc.

Vị này cũng cho biết: “Hôm trước chúng tôi đã quay được rất rõ hình ảnh dấu hiệu mũi khoan cắm xuống biển. Nhưng hôm nay (ngày 25/5) không thấy mũi khoan nữa”.

Bản "Tuyên bố" đanh thép phản đối Trung Quốc

Hôm qua (25/5), bản "Tuyên bố" gửi đến Sứ quán Trung Quốc yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, và ủng hộ nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã được cộng đồng du học sinh Việt Nam đọc vang trong cuộc mitting ở Sydney, Australia.

Theo tờ Tấm gương, đây cũng chính là bản "Tuyên bố" được đại diện Hội Sinh viên Việt Nam ở Canberra đọc trong buổi mittinh hòa bình tại Sứ quán Trung Quốc ở Canberra cách đây một tuần.

Du học sinh Việt ở Úc phản đối Trung Quốc.
Du học sinh Việt ở Úc phản đối Trung Quốc. 

Lời lẽ đanh thép, thể hiện rõ quan điểm và mong muốn của Hội sinh viên với vấn đề chủ quyền quốc gia, bản "Tuyên bố" đã để lại ấn tượng trong lòng người Việt và bạn bè quốc tế và được chia sẻ nhiều trên mạng.

Bất bình trước những diễn biến về tình hình biển Đông, Cộng đồng du học sinh Việt Nam tại bang New South Wales, Australia ra tuyên bố:

1. Cực lực phản đối hành vi của Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên vùng Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam;

2. Đề nghị Trung Quốc hành xử một cách văn minh và tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông 2002 (DOC);

3. Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tầu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam ngay lập tức và vô điều kiện;

4. Ủng hộ nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết và quản lý các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình đồng thời sử dụng mọi biện pháp thích đáng để bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam;

5. Kêu gọi những người yêu chuộng hòa bình và công lý ở Trung Quốc và trên toàn thế giới cùng lên tiếng phản đối hành động phi pháp và nguy hiểm của chính phủ Trung Quốc và ủng hộ cho các nỗ lực hướng tới một Biển Đông hòa bình, ổn định và hợp tác.


Không một nước nào công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Hoàng Sa


Thiếu tướng Lê Văn Cương
Thiếu tướng Lê Văn Cương 
Trả lời Thanh Niên Online về vấn đề lập luận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam,  thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an khẳng định, theo Hiệp định Geneve (1954), Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã tiếp quản và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc là một nước tham gia Hội nghị Geneve, hơn thế nữa chính họ là bên đã giúp VNDCCH thương thảo nên họ biết rất rõ điều này. Đây cũng là văn bản pháp lý có sự xác nhận của cộng đồng quốc tế trong đó có cả Trung Quốc nên họ phải có trách nhiệm tôn trọng các văn kiện của hội nghị này.

Thế nhưng năm 1956, tức chỉ hai năm sau Hiệp định Geneve, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, Trung Quốc tiếp tục sử dụng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. VNCH cũng như Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều đã phản đối hành động của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

"Phải nói rõ đây là một cuộc chiến tranh xâm lược mà nhà cầm quyền Trung Quốc đã phát động để đánh chiếm lãnh thổ của Việt Nam. Kẻ đi xâm lược là chính quyền Trung Quốc, người chống xâm lược là dân tộc Việt Nam mà trực tiếp là các binh lính VNCH.

Việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi phi pháp, không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc đối với Hoàng Sa.

Hiến chương Liên Hiệp quốc, luật pháp quốc tế đã quy định  cấm sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia khác. Đến nay không quốc gia nào công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa", thiếu tướng Lê Văn Cương quả quyết.

Sự thật về công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng


Thời gian gần đây, Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã thừa nhận một cách chính thức chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và viện dẫn sai lệch công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958.

Tờ Đời sống& Pháp luật dẫn lời ông Trần Duy Hải - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia cho hay, công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà chỉ ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý, đồng thời chỉ thị cho các cơ quan của Việt Nam tôn trọng giới hạn 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 

“Việc công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng phù hợp với thực tế lúc đó hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa và được Pháp chuyển giao trên thực tế vào năm 1956 phù hợp với Hiệp định Geneve năm 1954 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia”, ông Hải cho biết thêm.

Việc gần đây Trung Quốc luôn nói Hoàng Sa không có tranh chấp là đi ngược lại với chính quan điểm của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Ngày 24/9/1975, trong trao đổi với Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã thừa nhận giữa hai nước có tranh chấp về hai quần đảo và hai bên cũng “có thể bàn bạc với nhau”, ông Hải cho biết.


>>Xem thêm video Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam:



Với tất cả những hành động ngang ngược trong suốt khoảng thời gian vừa qua, ông Trần Duy Hải cho rằng, mục đích chính của Trung Quốc thực chất là muốn biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, nhằm thực hiện hóa yêu sách “đường lưỡi bò” bị cả cộng đồng quốc tế lên án.

“Tuy nhiên, Việt Nam kiên quyết bác bỏ quan điểm sai trái này và khẳng định quyết tâm bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Hải nhấn mạnh.

Mỹ nên bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam

Ngày mai (27-5), thượng nghị sỹ Ben Cardin - Chủ tịch tiểu ban Châu Á - Thái Bình Dương và một số thượng nghị sĩ Mỹ có chuyến thăm đến Quốc hội Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ liên quan đến việc Quốc hội Hoa Kỳ vẫn cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng cho rằng Quốc hội Hoa Kỳ nên bỏ lệnh cấm phi lý này.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng - Ảnh: Việt Dũng
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng. Ảnh: Việt Dũng/TTO
Cũng theo ông Hằng, đến nay, hiệp định 123 là hiệp định về vấn đề hạt nhân dân sự thì hai bên đã ký rồi. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng sẽ nằm trong nội dung cuộc trao đổi lần này. Các vấn đề liên quan đang bàn và ta sẽ đề xuất bàn kĩ vì họ có làm việc với Bộ Quốc phòng nữa.

"Tôi nghĩ rằng hai bên đã nâng cấp quan hệ lên đối tác toàn diện, Việt Nam cũng đã chuẩn bị ký TPP, không có lý do gì để Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam", ông Hằng nói.


» Trung Quốc thâm hiểm cản phá tàu ta tiếp tế lương thực
» Bản lĩnh 'mắt biển' ở 'núm ruột' Hoàng Sa
» 'Biển và Bờ cùng đoàn kết anh nhé!'


Bình luận
vtcnews.vn