Vào lúc 10h20 theo giờ Việt Nam, phần còn lại của tên lửa Trường Chinh -5B của Trung Quốc đã rơi trở lại bầu khí quyển của Trái đất. Hầu hết các mảnh vỡ đã cháy, theo báo Trung Quốc CGTN đưa tin lúc khoảng 10h sáng giờ Hà Nội.
Một video về các mảnh vỡ rơi xuống, được cho ghi lại ở Ả-rập Xê-út đã xuất hiện trên mạng xã hội. Còn theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, phần còn lại của tên lửa vừa rơi phía trên biển Ả Rập.
Video: Hình ảnh trên mạng xã hội được cho là mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc tái nhập khí quyển
Phần còn lại của tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc được thiết lập để quay lại bầu khí quyển của trái đất lúc 10h12 sáng theo giờ Bắc Kinh (2h12 GMT), cộng hoặc trừ 15 phút, Văn phòng Kỹ thuật Không gian Trung Quốc cho biết hôm 9/5.
Các mảnh vỡ từ tên lửa dự kiến sẽ tái nhập ở vị trí ở kinh độ 28,38 độ Đông và vĩ độ 34,43 độ Bắc, Văn phòng Kỹ thuật Không gian Trung Quốc công bố trên tài khoản mạng xã hội.
Các tọa độ này đặt điểm tái nhập ở một nơi nào đó trên biển Địa Trung Hải.
Trước đó, Văn phòng Kỹ sư không gian Trung Quốc (CMSE), một bộ phận của quân đội Trung quốc dự đoán bộ phận tên lửa sẽ tái nhập Trái đất phía trên biển Địa Trung Hải. Một số dự đoán khác của các cơ quan quốc tế, bên cạnh các đại dương, còn có một số thành phố như New York, Madrid, Rome, Cairo, Riyadh, Canberra, đặt ra nhiều lo ngại.
Theo CMSE, bộ phận tên lửa đã tái nhập khí quyển vào lúc 10h24 giờ Bắc Kinh, với vận tốc trung bình 8 km/h. Sau khi tuyên bố xuất hiện, nhiều người quan sát phát hiện vật thể phát sáng trên bầu trời ở Trung Đông. Vật thể cũng được báo cáo bay qua Perth, Australia.
Tên lửa Trường Chinh 5B hôm 29/4 được phóng từ đảo Hải Nam, Trung Quốc, mang theo module Thiên Hà – các bộ phận sẽ trở thành nơi ở cho 3 phi hành gia của một trạm không gian Trung Quốc. Vụ phóng Thiên Hà là nhiệm vụ đầu tiên trong số 11 nhiệm vụ cần được thực hiện để trạm không gian này hoàn thành.
Bình luận