(VTC News) - Trước tình cảnh mưa lũ bất thường khiến nông dân Quảng Nam khốn đốn vì dưa hấu mất mùa, hàng trăm tấn dưa cần tiêu thu khẩn cấp, chính quyền Quảng Nam làm gì?
Cơn lũ cuối tháng 3 cuốn sạch hy vọng của người nông dân Quảng Nam về một vụ mùa bội thu, hàng chục héc ta dưa hấu bị ngập nước, bà con nông dân trồng dưa rơi vào cảnh khốn đốn.
Trước sự việc này, nhiều tổ chức kêu gọi thu mua nông sản cho bà con nông dân các tỉnh miền Trung nhằm hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn. Trong khi đó dường như vai trò của các cơ quan chức năng địa phương trở nên mờ nhạt.
Chiều 11/4, PV VTC News đã phỏng vấn ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam. Ông Muộn cho biết sẵn sàng cùng các cá nhân, tổ chức hỗ trợ việc thu mua nông sản cho nông dân.
- Thưa ông, trước tình cảnh mưa lũ bất thường khiến nông dân Quảng Nam khốn đốn vì dưa hấu mất mùa, cần tiêu thụ gấp, nhiều tổ chức, cá nhân chung tay góp sức thu gom dưa cho nông dân vùng lũ, chính quyền đã có biện pháp gì để giúp đỡ người dân?
Trước tiên phải khẳng định hành động của các cá nhân, tổ chức đỡ nông dân trong hoàn cảnh khó khăn, nhất là đợt lũ bất thường vừa qua là hành động đẹp, ý nghĩa. Hành động này nên được duy trì và tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
Đối với địa phương, chúng tôi đã có báo cáo UBND tỉnh và Tỉnh cũng đã có báo cáo lên Thủ tướng về thiệt hại này.Trước mắt là sẽ xin chủ trương hỗ trợ cho bà con nông dân như thiệt hại do thiên tai theo quy định.
- Là cơ quan chuyên môn, ông suy nghĩ như thế nào về hành động các tổ chức tình nguyện đang làm trong khi đây là nhiệm vụ của cơ quan chức năng?
Như tôi đã nói, đây là một ý tưởng tốt,thiết thực với nông dân. Nhưng thiết nghĩ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan và các địa phương nơi có nông sản. Đặc biệt là ngành công thương các địa phương trong công tác tổ chức thu gom nông sản cho nông dân.
Tuy nhiên, một vấn đề cần phải nắm rõ là do người dân tổ chức trồng nhỏ lẻ, mang tính tự phát, nên công tác thu thập thông tin về số lượng, diện tích... để từ đó tổ chức đầu mối thu gom gặp rất nhiều khó khăn.
Và muốn thu thập chính xác, rất cần sự hỗ trợ cần thu thập thông tin từ các cơ sở bên dưới. Và như vậy, để Sở có thể nắm được thông tin chính xác, mất rất nhiều thời gian, và khi có thể triển khai thì vụ thu hoạch đã cận kề, thậm chí đã gần hết vụ.
Cơn lũ cuối tháng 3 cuốn sạch hy vọng của người nông dân Quảng Nam về một vụ mùa bội thu, hàng chục héc ta dưa hấu bị ngập nước, bà con nông dân trồng dưa rơi vào cảnh khốn đốn.
Trước sự việc này, nhiều tổ chức kêu gọi thu mua nông sản cho bà con nông dân các tỉnh miền Trung nhằm hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn. Trong khi đó dường như vai trò của các cơ quan chức năng địa phương trở nên mờ nhạt.
Chiều 11/4, PV VTC News đã phỏng vấn ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam. Ông Muộn cho biết sẵn sàng cùng các cá nhân, tổ chức hỗ trợ việc thu mua nông sản cho nông dân.
Ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam (ảnh: VNE) |
- Thưa ông, trước tình cảnh mưa lũ bất thường khiến nông dân Quảng Nam khốn đốn vì dưa hấu mất mùa, cần tiêu thụ gấp, nhiều tổ chức, cá nhân chung tay góp sức thu gom dưa cho nông dân vùng lũ, chính quyền đã có biện pháp gì để giúp đỡ người dân?
Trước tiên phải khẳng định hành động của các cá nhân, tổ chức đỡ nông dân trong hoàn cảnh khó khăn, nhất là đợt lũ bất thường vừa qua là hành động đẹp, ý nghĩa. Hành động này nên được duy trì và tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
Đối với địa phương, chúng tôi đã có báo cáo UBND tỉnh và Tỉnh cũng đã có báo cáo lên Thủ tướng về thiệt hại này.Trước mắt là sẽ xin chủ trương hỗ trợ cho bà con nông dân như thiệt hại do thiên tai theo quy định.
Ngành Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam sẽ hỗ trợ đầu ra cho nông sản của nông dân |
- Là cơ quan chuyên môn, ông suy nghĩ như thế nào về hành động các tổ chức tình nguyện đang làm trong khi đây là nhiệm vụ của cơ quan chức năng?
Như tôi đã nói, đây là một ý tưởng tốt,thiết thực với nông dân. Nhưng thiết nghĩ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan và các địa phương nơi có nông sản. Đặc biệt là ngành công thương các địa phương trong công tác tổ chức thu gom nông sản cho nông dân.
Tuy nhiên, một vấn đề cần phải nắm rõ là do người dân tổ chức trồng nhỏ lẻ, mang tính tự phát, nên công tác thu thập thông tin về số lượng, diện tích... để từ đó tổ chức đầu mối thu gom gặp rất nhiều khó khăn.
Và muốn thu thập chính xác, rất cần sự hỗ trợ cần thu thập thông tin từ các cơ sở bên dưới. Và như vậy, để Sở có thể nắm được thông tin chính xác, mất rất nhiều thời gian, và khi có thể triển khai thì vụ thu hoạch đã cận kề, thậm chí đã gần hết vụ.
|
Như tôi đã nói, chúng tôi là đơn vị quản lý về việc quy hoạch diện tích trồng trọt, sản lượng nông sản và các vấn đề liên quan đến người nông dân.
Người nông dân bị thiệt hại do hoa màu, cây giống không đảm bảo chất lượng,... chúng tôi sẽ vào cuộc để bảo vệ lợi ích cho người dân. Hoặc người dân bị thiệt hại do thiên tai, hạn hán, lũ lụt, chúng tôi sẽ có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ cho nông dân.
Việc để nông dân trồng tự phát dẫn đến sản lượng cung vượt quá cầu gây ùn ứ, ép giá có một phần trách nhiệm của ngành.
Tuy nhiên, như tôi đã nói, để có đầu ra cho nông sản, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan như: Nông nghiệp với công thương, với các địa phương nơi có nông sản, với các doanh nghiệp tiêu thụ...
Nếu có trách nhiệm thì chúng tôi không chối bỏ trách nhiệm khi có vấn đề, nhưng mỗi một mình ngành nông nghiệp thì không thể làm được gì mà phải có nhiều ngành cùng chung tay vào.
Thậm chí là một tỉnh như Quảng Nam cũng không thể làm được mà phải cả các tỉnh thành có cùng chủng loại nông sản, cùng liên kết, tìm đầu ra cho nông dân, khi đó nông dân mới không bị ép giá hay đẩy vào tình thế bất lợi.
Nếu có trách nhiệm thì chúng tôi không chối bỏ trách nhiệm khi có vấn đề, nhưng mỗi một mình ngành nông nghiệp thì không thể làm được gì mà phải có nhiều ngành cùng chung tay vào.
Thậm chí là một tỉnh như Quảng Nam cũng không thể làm được mà phải cả các tỉnh thành có cùng chủng loại nông sản, cùng liên kết, tìm đầu ra cho nông dân, khi đó nông dân mới không bị ép giá hay đẩy vào tình thế bất lợi.
- Vậy cụ thể, Sở NN&PTNT tỉnh sẽ làm gì để giảm thiệt hại cho nông dân và hỗ trợ nông dân trong thời gian tới?
Trước hết, đối với 180 ha dưa bị ngập lụt trên địa bàn tỉnh trong đợt lũ vừa qua đã được thu gom, bán hết nên số lượng dưa bị hỏng đã giảm, thậm chí không còn.
Chỉ còn một ít dưa được trồng ở vùng cao, nhưng chưa đến vụ thu hoạch đang cần được xem xét, tính toán. Sở sẽ làm đầu mối cho việc hỗ trợ này.Tuy nhiên, việc mua bán, thu gom lại thuộc chuyên môn của Sở Công Thương nên rất cần ngành công thương vào cuộc, tổ chức thu gom cho nông dân.
Việc cộng đồng mạng làm được như thời gian qua là rất tốt, chúng tôi ủng hộ, nhưng cần có sự phối hợp giữa các ngành không chỉ đối với dưa bị ngập. Cụ thể là cần có quy hoạch chung, không chỉ dưa ở Quảng Nam mà cả các tỉnh miền Trung ở các vụ tới, sao cho nông dân không bị thiệt hại, ép giá.
- Như vậy, các ngành chức năng vẫn đang loay hoay trong việc hỗ trợ đầu ra cho nông sản của nông dân?
Đúng là gặp rất nhiều khó khăn, bởi chính quyền địa phương không thể nắm chính xác, cụ thể vì diện tích trồng.Ngoài các diện tích gieo trồng cố định thì hoa màu, dưa hay các nông sản mang tính mùa vụ chủ yếu do nông dân tự phát trồng.
Với hơn 70% diện tích trồng không có quy hoạch chung thì khó có thể tìm được doanh nghiệp đầu mối thu mua nên tình trạng dồn ứ nông sản, rồi bị tư thương ép giá thường xảy ra. Như ở Quảng Nam, năm nay thì ứ ở Tam Thanh (huyện Phú Ninh) do diện tích gieo trồng tự phát tăng. Và phải10-15 ngày nữa mới thu hoạch, nên chủ trương này sẽ có triển vọng nếu có kế hoạch ngay từ bây giờ.
Nhưng năm sau, liệu diện tích này có ổn định như vậy không, hay lại thay đổi, bấp bênh. Nên rất cần có bàn tay chung của các địa phương làm đầu mối.
Tôi nói lại là các cá nhân tổ chức thu gom rồi bán dưa từ vùng lũ sang dưa đại trà thì quá tốt, Sở NN&PTNT Quảng Nam sẽ làm việc với huyện để nắm thông tin và phải có đại diện nông dân đứng ra thu gom.
Nhưng cũng cần làm chặt chẽ, có đầu mối, chứ không lợi nhuận lại chảy vào túi các tư thương thu, còn nông dân thì khó khăn vẫn hoàn khó khăn.
Bửu Lân (thực hiện)
Trước hết, đối với 180 ha dưa bị ngập lụt trên địa bàn tỉnh trong đợt lũ vừa qua đã được thu gom, bán hết nên số lượng dưa bị hỏng đã giảm, thậm chí không còn.
Chỉ còn một ít dưa được trồng ở vùng cao, nhưng chưa đến vụ thu hoạch đang cần được xem xét, tính toán. Sở sẽ làm đầu mối cho việc hỗ trợ này.Tuy nhiên, việc mua bán, thu gom lại thuộc chuyên môn của Sở Công Thương nên rất cần ngành công thương vào cuộc, tổ chức thu gom cho nông dân.
Việc cộng đồng mạng làm được như thời gian qua là rất tốt, chúng tôi ủng hộ, nhưng cần có sự phối hợp giữa các ngành không chỉ đối với dưa bị ngập. Cụ thể là cần có quy hoạch chung, không chỉ dưa ở Quảng Nam mà cả các tỉnh miền Trung ở các vụ tới, sao cho nông dân không bị thiệt hại, ép giá.
Video: Chiến dịch hỗ trợ nông dân Quảng Ngãi tiêu thụ dưa dấu
- Như vậy, các ngành chức năng vẫn đang loay hoay trong việc hỗ trợ đầu ra cho nông sản của nông dân?
Đúng là gặp rất nhiều khó khăn, bởi chính quyền địa phương không thể nắm chính xác, cụ thể vì diện tích trồng.Ngoài các diện tích gieo trồng cố định thì hoa màu, dưa hay các nông sản mang tính mùa vụ chủ yếu do nông dân tự phát trồng.
Với hơn 70% diện tích trồng không có quy hoạch chung thì khó có thể tìm được doanh nghiệp đầu mối thu mua nên tình trạng dồn ứ nông sản, rồi bị tư thương ép giá thường xảy ra. Như ở Quảng Nam, năm nay thì ứ ở Tam Thanh (huyện Phú Ninh) do diện tích gieo trồng tự phát tăng. Và phải10-15 ngày nữa mới thu hoạch, nên chủ trương này sẽ có triển vọng nếu có kế hoạch ngay từ bây giờ.
Nhưng năm sau, liệu diện tích này có ổn định như vậy không, hay lại thay đổi, bấp bênh. Nên rất cần có bàn tay chung của các địa phương làm đầu mối.
Tôi nói lại là các cá nhân tổ chức thu gom rồi bán dưa từ vùng lũ sang dưa đại trà thì quá tốt, Sở NN&PTNT Quảng Nam sẽ làm việc với huyện để nắm thông tin và phải có đại diện nông dân đứng ra thu gom.
Nhưng cũng cần làm chặt chẽ, có đầu mối, chứ không lợi nhuận lại chảy vào túi các tư thương thu, còn nông dân thì khó khăn vẫn hoàn khó khăn.
Bửu Lân (thực hiện)
Bình luận