(VTC News) - Những giàn khoan này dự kiến được chế tạo vào Quý IV năm nay, do một công ty của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện.
Theo Thời báo Đông Nam Á, sáng nay, 3/7, tại hội thảo Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) Nguyễn Văn Thụ cho biết, ông được tin Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có chủ trương giao cho một công ty của Tập đoàn làm giàn khoan cỡ Hải Dương 981 của Trung Quốc vào Quý IV năm 2014.
Đơn vị được giao thực hiện là Công ty CP Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard), thực hiện tại cơ sở của công ty ở Vũng Tàu.
Thông tin trên, ông Thụ cho biết, được công bố tại cuộc họp giao ban vào ngày 20/6 tại PV Shipyard.
“Tại cuộc họp, Tổng Giám đốc PV Shipyard đã phát biểu trước chúng tôi rằng: Chúng tôi được thông báo là lãnh đạo PVN đã chủ trương làm những giàn khoan cỡ như Hải Dương 981 tại cơ sở của chúng tôi trong Quý IV năm 2014”, ông Thụ nói thêm.
Trước đó, PV Shipyard đã hoàn thành chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước đầu tiên ở Việt Nam - giàn Tam Đảo 03 – và được đưa vào sử dụng, khai thác ổn định, hiệu quả từ tháng 6/2012.
Hiện PV Shipyard đang tiếp tục thiết kế, thi công giàn khoan thứ hai – giàn khoan Tam Đảo 05. Giàn khoan này có độ sâu 125m nước, có giá trị trên 200 triệu USD.
Tập đoàn dầu khí nước ngoài không “ngán” giàn khoan Hải Dương 981
Thanh niên Online dẫn lời ông Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, khẳng định sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan quấy nhiễu ở biển Đông không làm các đối tác nước ngoài đang hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam lo sợ.
“Khi các tập đoàn dầu khí này ký với Việt Nam, họ đã tìm hiểu rất kỹ về luật và quy định quốc tế ở biển Đông. Chính phủ của họ có thể cũng đã có sự bảo đảm đây là vùng biển của Việt Nam. Cần nhớ rằng các tập đoàn dầu khí có đội ngũ tư vấn luật rất giỏi và chuyên nghiệp”, Thanh niên Online dẫn lời ông San khẳng định.
Hiện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng có hợp tác với nhiều tập đoàn dầu khí nước ngoài như Exxon Mobil (Mỹ), Gazprom (Nga), Murphy (Mỹ)… để thăm dò và phát triển khai thác trên các lô nằm trong vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các đối tác nước ngoài vẫn triển khai bình thường các hợp đồng đã ký với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Họ quan tâm nhiều về yếu tố kinh tế hơn là sự đe dọa hiện nay của phía Trung Quốc.
Là những tập đoàn lớn, tầm cỡ quốc tế, khi ký với Việt Nam họ cũng đã tìm hiểu rất kỹ về luật và quy định quốc tế về biển trong đó có biển Đông. Họ có đội ngũ tư vấn luật rất giỏi và chuyên nghiệp.
Mỹ chính thức yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan
Theo báo Công an TP.HCM, chiều 1/7, tại Hà Nội, trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp thiếu tướng Gari Her, Phó tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nhân dịp thiếu tướng sang Việt Nam dự tham vấn Lục quân song phương Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 3.
Tại buổi tiếp, Thiếu tướng Gari Her bày tỏ quan ngại trước hành động Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam và thông báo, vừa qua Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi, ủng hộ Việt Nam đấu tranh với hành động sai trái của Trung Quốc bằng con đường hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Không một khí tài nào dập tắt được lòng yêu nước
Hoan nghênh tinh thần dũng cảm mưu trí của tập thể cán bộ chiến sỹ CSB Vùng 2, Chủ tịch nước nhấn mạnh khẳng định, tàu Việt Nam nhỏ hơn nhưng chúng ta có ý tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng mọi giá.
"Tinh thần yêu nước, ý chí bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của người Việt Nam thì không một loại vũ khí, khí tài nào có thể dập tắt. Trung Quốc đã nhầm khi cố tình dùng vũ lực để thử tinh thần yêu nước của người Việt Nam", Chủ tịch nước nói.
» Thủ tướng: ASEAN cần phải ngăn Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế
» Chuyện 'bám biển, vượt bệnh' của gia đình chính trị viên tàu CSB
» Nóng chiều 2/7: Nam Hải 9 - mũi tiến công mới của Trung Quốc
Diệp Vy (tổng hợp)
Theo Thời báo Đông Nam Á, sáng nay, 3/7, tại hội thảo Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) Nguyễn Văn Thụ cho biết, ông được tin Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có chủ trương giao cho một công ty của Tập đoàn làm giàn khoan cỡ Hải Dương 981 của Trung Quốc vào Quý IV năm 2014.
Đơn vị được giao thực hiện là Công ty CP Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard), thực hiện tại cơ sở của công ty ở Vũng Tàu.
Thông tin trên, ông Thụ cho biết, được công bố tại cuộc họp giao ban vào ngày 20/6 tại PV Shipyard.
“Tại cuộc họp, Tổng Giám đốc PV Shipyard đã phát biểu trước chúng tôi rằng: Chúng tôi được thông báo là lãnh đạo PVN đã chủ trương làm những giàn khoan cỡ như Hải Dương 981 tại cơ sở của chúng tôi trong Quý IV năm 2014”, ông Thụ nói thêm.
Trước đó, PV Shipyard đã hoàn thành chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước đầu tiên ở Việt Nam - giàn Tam Đảo 03 – và được đưa vào sử dụng, khai thác ổn định, hiệu quả từ tháng 6/2012.
Hiện PV Shipyard đang tiếp tục thiết kế, thi công giàn khoan thứ hai – giàn khoan Tam Đảo 05. Giàn khoan này có độ sâu 125m nước, có giá trị trên 200 triệu USD.
Tập đoàn dầu khí nước ngoài không “ngán” giàn khoan Hải Dương 981
Thanh niên Online dẫn lời ông Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, khẳng định sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan quấy nhiễu ở biển Đông không làm các đối tác nước ngoài đang hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam lo sợ.
Ông Ngô Thường San cho hay, giữa Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán để phân định ranh giới. Việc Trung Quốc đơn phương kéo giàn khoan Nam Hải 09 đến đây thăm dò dầu khí là sai trái - Ảnh: Trung Hiếu/TNO |
“Khi các tập đoàn dầu khí này ký với Việt Nam, họ đã tìm hiểu rất kỹ về luật và quy định quốc tế ở biển Đông. Chính phủ của họ có thể cũng đã có sự bảo đảm đây là vùng biển của Việt Nam. Cần nhớ rằng các tập đoàn dầu khí có đội ngũ tư vấn luật rất giỏi và chuyên nghiệp”, Thanh niên Online dẫn lời ông San khẳng định.
Hiện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng có hợp tác với nhiều tập đoàn dầu khí nước ngoài như Exxon Mobil (Mỹ), Gazprom (Nga), Murphy (Mỹ)… để thăm dò và phát triển khai thác trên các lô nằm trong vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các đối tác nước ngoài vẫn triển khai bình thường các hợp đồng đã ký với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Họ quan tâm nhiều về yếu tố kinh tế hơn là sự đe dọa hiện nay của phía Trung Quốc.
Là những tập đoàn lớn, tầm cỡ quốc tế, khi ký với Việt Nam họ cũng đã tìm hiểu rất kỹ về luật và quy định quốc tế về biển trong đó có biển Đông. Họ có đội ngũ tư vấn luật rất giỏi và chuyên nghiệp.
Mỹ chính thức yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan
Theo báo Công an TP.HCM, chiều 1/7, tại Hà Nội, trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp thiếu tướng Gari Her, Phó tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nhân dịp thiếu tướng sang Việt Nam dự tham vấn Lục quân song phương Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 3.
Video bản đồ mới của Trung Quốc bị chế nhạo:
Tại buổi tiếp, Thiếu tướng Gari Her bày tỏ quan ngại trước hành động Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam và thông báo, vừa qua Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi, ủng hộ Việt Nam đấu tranh với hành động sai trái của Trung Quốc bằng con đường hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Không một khí tài nào dập tắt được lòng yêu nước
Hoan nghênh tinh thần dũng cảm mưu trí của tập thể cán bộ chiến sỹ CSB Vùng 2, Chủ tịch nước nhấn mạnh khẳng định, tàu Việt Nam nhỏ hơn nhưng chúng ta có ý tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng mọi giá.
Chủ tịch nước xuống tàu động viên tập thể cán bộ, chiến sỹ CSB Vùng 2 sáng 3/7 - Ảnh: Zing |
"Tinh thần yêu nước, ý chí bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của người Việt Nam thì không một loại vũ khí, khí tài nào có thể dập tắt. Trung Quốc đã nhầm khi cố tình dùng vũ lực để thử tinh thần yêu nước của người Việt Nam", Chủ tịch nước nói.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
» Thủ tướng: ASEAN cần phải ngăn Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế
» Chuyện 'bám biển, vượt bệnh' của gia đình chính trị viên tàu CSB
» Nóng chiều 2/7: Nam Hải 9 - mũi tiến công mới của Trung Quốc
Diệp Vy (tổng hợp)
Bình luận