(VTC News) – Quanh khu vực giàn khoan trái phép, nhiều tàu cá Trung Quốc hành nghề câu mực xếp theo đội hình xen kẽ với các tàu Hải cảnh Trung Quốc.
Hải cảnh Trung Quốc bảo vệ tàu đánh cá trái phép
Theo tờ Tấm gương, suốt chiều dài đoạn đường di chuyển khoảng 5 hải lý, phóng viên đã ghi lại cảnh hàng chục tàu cá Trung Quốc cỡ lớn (khoảng gấp đôi tàu ngư dân Việt Nam) đang đánh bắt.
Khi tàu cảnh sát biển đi qua, thậm chí có tàu sắt cỡ lớn lao ra như thách thức. Trong đó, có 5 tàu sắt của Trung Quốc xếp ngoài cùng với khoảng cách 500m để bảo vệ đội hình cho những tàu gỗ khác hoạt động.
Trung úy Hoàng Phương Khánh, nhân viên cơ điện tàu CSB 4033, cho biết các tàu cá của Trung Quốc hoạt động xung quanh giàn khoan rất đông.
“Nhiều chiếc tàu cá của ngư dân Trung Quốc được đóng bằng sắt và có kích cỡ lớn không kém gì tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam", trung úy Khánh nói.
Khi gặp những tàu cá Trung Quốc, các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã bật loa tuyên truyền, xua đuổi ra khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam.
Nhà báo Mỹ có mặt tại điểm nóng
Phóng viên hãng tin Mỹ Bloomberg và phóng viên Wall Street Journal có mặt trên tàu cảnh sát biển Việt Nam đã tận mắt chứng kiến sự hung hăng của tàu Trung Quốc tại vùng biển Việt Nam.
Người đưa tin của Wall Street Journal cho biết, sau 4 ngày lênh đênh trên biển, cánh báo chí đã cảm thấy mệt mỏi.
Bên cạnh đó, phóng viên thấy cảm phục những người lính cảnh sát biển vẫn dẻo dai, kiên cường bám trụ ở từng vị trí được phân công.
"Chuyến tàu của sự thật"
Đó là câu nói ngắn gọn của nhà báo Yatagai Toshihiro, trưởng phân xã Bangkok của Hãng tin Kyodo (Nhật), trên chuyến tàu trở về đất liền sau những ngày trực tiếp có mặt ở điểm nóng Hoàng Sa, nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.
Chia sẻ với đồng nghiệp Việt Nam về những gì chứng kiến ở Hoàng Sa, anh Yatagai Toshihiro nói: “Người Nhật có câu “trăm nghe không bằng một thấy”. Những ngày qua tôi thấy các tàu Việt Nam chỉ sử dụng biện pháp tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan trái phép, rời khỏi vùng biển này.
Tôi có khá nhiều tư liệu thực tế, khách quan về việc đâm va, xịt vòi rồng của các tàu Trung Quốc đối với tàu Việt Nam. Trung Quốc nói tàu Việt Nam cố tình đâm va tàu Trung Quốc là thông tin bịa đặt”.
Để có thông tin khách quan và tận mắt nhìn những gì diễn ra ở Hoàng Sa, đầu giờ chiều 12/5 đông đảo phóng viên của nhiều hãng tin, đài, báo nước ngoài đã có mặt ở Đà Nẵng để chuẩn bị lên tàu. Một vài nhà báo đi gấp nên chỉ có bộ quần áo trên người.
Và nói như một phóng viên của báo Asahi (Nhật) thì đây là “chuyến tàu của sự thật”, bởi Hoàng Sa đến nay vốn vẫn là “điểm mù” của báo chí quốc tế. Bởi thế nhà báo Yatagai Toshihiro, khi biết cảnh sát biển VN sẽ tạo điều kiện cho phóng viên quốc tế ra Hoàng Sa, đã bay gấp từ Bangkok qua ngay trước giờ đoàn khởi hành. Bộ phận báo chí của Bộ Ngoại giao tạo mọi điều kiện để phóng viên các hãng, các báo lớn trên thế giới có mặt kịp ở Đà Nẵng.
Phẫn nộ hãng tin uy tín Nga xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam
Hãng thông tấn uy tín RIA Novosti của Nga đăng bài viết xuyên tạc sự thật, vu khống Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương 981.
Bài báo mở đầu bằng những nhận định của các chuyên gia khác nhau trước chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống LB Nga Vladimir Putin, và ngay sau đó là một tiểu mục về “Ukraine của Trung Quốc”.
Tác giả Kosyrev khẳng định một cách đầy võ đoán – Việt Nam và Philippines đóng vai trò giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây tương tự như Ukraine đã làm đối với Nga. Việc Trung Quốc sơ tán người dân sau những sự kiện đáng tiếc ở Bình Dương và Hà Tĩnh được Kosyrev cho rằng “Trung Quốc đã phải cứu công dân của mình khỏi bạo loạn ở Việt Nam”.
Đó là một góc nhìn kỳ lạ, cố tình gây căng thẳng và ở một mức độ nào đó, đổ thêm dầu vào lửa.
Tiểu mục tiếp theo trong bài báo “Việt Nam – không phải Trung Quốc”. Trong tiểu mục này, Kosyrev đã xuyên tạc sự thật khi viết giàn khoan là nằm trên thềm lục địa, cách bờ biển Trung Quốc 27 km và cách bờ biển Việt Nam tận 241 km, cố tình cho rằng quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Trong tiểu mục này, Kosyrev có một đoạn nhấn mạnh đóng khung rất đáng phê phán. Xin dịch nguyên văn đoạn đó:
“Tại sao Việt Nam lại là Ukraine của Trung Quốc: đó là lịch sử lâu đời. Hai ngàn năm trước, Việt Nam là một phần của Trung Quốc. Nhưng từ năm 880 – thì không còn. Tất cả các thế kỷ tiếp theo giới trí thức Việt Nam đã bỏ ra rất nhiều công sức để chứng tỏ: Việt Nam – không phải Trung Quốc.”
Đây là đoạn trích khiến cho bất kỳ một người dân Việt Nam yêu nước nào cũng phải thấy phẫn nộ.
Chiều 22/5, ông Evgeny Belov - tùy viên báo chí Đại sứ quán Nga tại Việt Nam được báo Tuổi trẻ dẫn lời cho biết ông đã báo cáo cho đại sứ Andrey G. Kovtun về bài báo bình luận của RIA-Novosti về Việt Nam, Trung Quốc.
Sau khi xem xét nội dung, đại sứ cho biết mọi thông tin và bình luận trong bài báo thể hiện quan điểm cá nhân của người viết, hoàn toàn không phải là quan điểm chính thức của lãnh đạo nước Nga.
Trước thông tin này, nhà báo Trần Đăng Tuấn - nguyên Phó Tổng Giám đốc VTV gửi thư ngỏ đến TĐG tổ hợp truyền thông 'Nước Nga ngày nay' sau bài báo xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Nhà báo Trần Đăng Tuấn tỏ ra buồn lòng khi mà người Việt Nam đang cần những người hoà giải nhằm tránh những tai hoạ có thể đo bằng xương máu, lại nghe thấy những lời lẽ thiếu thiện chí như thế, và xét về tác động chính trị (nếu có) là nguy hiểm.
“Xét đến cùng, ai cũng cần có bạn bè, nhưng tại sao phải minh chứng cái cần thiết của một tình bạn mới bằng cách phủ nhận tình bạn cũ? Đó là điều xa lạ với tính cách của cả người Nga và người Việt.
Người ta có thể sững sờ vì qua bài viết thấy tác giả hoàn toàn thiếu kiến thức về Việt Nam, hoàn toàn không hiểu bản chất sự việc đang diễn ra , hoàn toàn không biết nguyện vọng của người Việt Nam muốn gìn giữ hoà bình”, nhà báo Tuấn viết.
>>Xem thêm video Thủ tướng phát biểu tại Philippines:
Theo tờ Tấm gương, suốt chiều dài đoạn đường di chuyển khoảng 5 hải lý, phóng viên đã ghi lại cảnh hàng chục tàu cá Trung Quốc cỡ lớn (khoảng gấp đôi tàu ngư dân Việt Nam) đang đánh bắt.
Gần giàn khoan Trung Quốc có nhiều tàu cá hoạt động trái phép. |
Khi tàu cảnh sát biển đi qua, thậm chí có tàu sắt cỡ lớn lao ra như thách thức. Trong đó, có 5 tàu sắt của Trung Quốc xếp ngoài cùng với khoảng cách 500m để bảo vệ đội hình cho những tàu gỗ khác hoạt động.
Trung úy Hoàng Phương Khánh, nhân viên cơ điện tàu CSB 4033, cho biết các tàu cá của Trung Quốc hoạt động xung quanh giàn khoan rất đông.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
“Nhiều chiếc tàu cá của ngư dân Trung Quốc được đóng bằng sắt và có kích cỡ lớn không kém gì tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam", trung úy Khánh nói.
Khi gặp những tàu cá Trung Quốc, các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã bật loa tuyên truyền, xua đuổi ra khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam.
Nhà báo Mỹ có mặt tại điểm nóng
Phóng viên hãng tin Mỹ Bloomberg và phóng viên Wall Street Journal có mặt trên tàu cảnh sát biển Việt Nam đã tận mắt chứng kiến sự hung hăng của tàu Trung Quốc tại vùng biển Việt Nam.
Người đưa tin của Wall Street Journal cho biết, sau 4 ngày lênh đênh trên biển, cánh báo chí đã cảm thấy mệt mỏi.
Bên cạnh đó, phóng viên thấy cảm phục những người lính cảnh sát biển vẫn dẻo dai, kiên cường bám trụ ở từng vị trí được phân công.
"Chuyến tàu của sự thật"
Đó là câu nói ngắn gọn của nhà báo Yatagai Toshihiro, trưởng phân xã Bangkok của Hãng tin Kyodo (Nhật), trên chuyến tàu trở về đất liền sau những ngày trực tiếp có mặt ở điểm nóng Hoàng Sa, nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.
Chia sẻ với đồng nghiệp Việt Nam về những gì chứng kiến ở Hoàng Sa, anh Yatagai Toshihiro nói: “Người Nhật có câu “trăm nghe không bằng một thấy”. Những ngày qua tôi thấy các tàu Việt Nam chỉ sử dụng biện pháp tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan trái phép, rời khỏi vùng biển này.
Tôi có khá nhiều tư liệu thực tế, khách quan về việc đâm va, xịt vòi rồng của các tàu Trung Quốc đối với tàu Việt Nam. Trung Quốc nói tàu Việt Nam cố tình đâm va tàu Trung Quốc là thông tin bịa đặt”.
Phóng viên Yatagai Toshihiro (Hãng tin Kyodo) đang truyền hình ảnh về tòa soạn qua thiết bị vệ tinh lúc 2 giờ sáng. Ảnh: Thuận Thắng/TTO |
Để có thông tin khách quan và tận mắt nhìn những gì diễn ra ở Hoàng Sa, đầu giờ chiều 12/5 đông đảo phóng viên của nhiều hãng tin, đài, báo nước ngoài đã có mặt ở Đà Nẵng để chuẩn bị lên tàu. Một vài nhà báo đi gấp nên chỉ có bộ quần áo trên người.
Và nói như một phóng viên của báo Asahi (Nhật) thì đây là “chuyến tàu của sự thật”, bởi Hoàng Sa đến nay vốn vẫn là “điểm mù” của báo chí quốc tế. Bởi thế nhà báo Yatagai Toshihiro, khi biết cảnh sát biển VN sẽ tạo điều kiện cho phóng viên quốc tế ra Hoàng Sa, đã bay gấp từ Bangkok qua ngay trước giờ đoàn khởi hành. Bộ phận báo chí của Bộ Ngoại giao tạo mọi điều kiện để phóng viên các hãng, các báo lớn trên thế giới có mặt kịp ở Đà Nẵng.
Phẫn nộ hãng tin uy tín Nga xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam
Hãng thông tấn uy tín RIA Novosti của Nga đăng bài viết xuyên tạc sự thật, vu khống Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương 981.
Bài báo mở đầu bằng những nhận định của các chuyên gia khác nhau trước chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống LB Nga Vladimir Putin, và ngay sau đó là một tiểu mục về “Ukraine của Trung Quốc”.
Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Tác giả Kosyrev khẳng định một cách đầy võ đoán – Việt Nam và Philippines đóng vai trò giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây tương tự như Ukraine đã làm đối với Nga. Việc Trung Quốc sơ tán người dân sau những sự kiện đáng tiếc ở Bình Dương và Hà Tĩnh được Kosyrev cho rằng “Trung Quốc đã phải cứu công dân của mình khỏi bạo loạn ở Việt Nam”.
Đó là một góc nhìn kỳ lạ, cố tình gây căng thẳng và ở một mức độ nào đó, đổ thêm dầu vào lửa.
Tiểu mục tiếp theo trong bài báo “Việt Nam – không phải Trung Quốc”. Trong tiểu mục này, Kosyrev đã xuyên tạc sự thật khi viết giàn khoan là nằm trên thềm lục địa, cách bờ biển Trung Quốc 27 km và cách bờ biển Việt Nam tận 241 km, cố tình cho rằng quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Trong tiểu mục này, Kosyrev có một đoạn nhấn mạnh đóng khung rất đáng phê phán. Xin dịch nguyên văn đoạn đó:
“Tại sao Việt Nam lại là Ukraine của Trung Quốc: đó là lịch sử lâu đời. Hai ngàn năm trước, Việt Nam là một phần của Trung Quốc. Nhưng từ năm 880 – thì không còn. Tất cả các thế kỷ tiếp theo giới trí thức Việt Nam đã bỏ ra rất nhiều công sức để chứng tỏ: Việt Nam – không phải Trung Quốc.”
Đây là đoạn trích khiến cho bất kỳ một người dân Việt Nam yêu nước nào cũng phải thấy phẫn nộ.
Chiều 22/5, ông Evgeny Belov - tùy viên báo chí Đại sứ quán Nga tại Việt Nam được báo Tuổi trẻ dẫn lời cho biết ông đã báo cáo cho đại sứ Andrey G. Kovtun về bài báo bình luận của RIA-Novosti về Việt Nam, Trung Quốc.
Sau khi xem xét nội dung, đại sứ cho biết mọi thông tin và bình luận trong bài báo thể hiện quan điểm cá nhân của người viết, hoàn toàn không phải là quan điểm chính thức của lãnh đạo nước Nga.
Trước thông tin này, nhà báo Trần Đăng Tuấn - nguyên Phó Tổng Giám đốc VTV gửi thư ngỏ đến TĐG tổ hợp truyền thông 'Nước Nga ngày nay' sau bài báo xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Nhà báo Trần Đăng Tuấn tỏ ra buồn lòng khi mà người Việt Nam đang cần những người hoà giải nhằm tránh những tai hoạ có thể đo bằng xương máu, lại nghe thấy những lời lẽ thiếu thiện chí như thế, và xét về tác động chính trị (nếu có) là nguy hiểm.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn |
“Xét đến cùng, ai cũng cần có bạn bè, nhưng tại sao phải minh chứng cái cần thiết của một tình bạn mới bằng cách phủ nhận tình bạn cũ? Đó là điều xa lạ với tính cách của cả người Nga và người Việt.
Người ta có thể sững sờ vì qua bài viết thấy tác giả hoàn toàn thiếu kiến thức về Việt Nam, hoàn toàn không hiểu bản chất sự việc đang diễn ra , hoàn toàn không biết nguyện vọng của người Việt Nam muốn gìn giữ hoà bình”, nhà báo Tuấn viết.
>>Xem thêm video Thủ tướng phát biểu tại Philippines:
“Trung Quốc rút giàn khoan, chúng tôi mới về”
“Giong cả con tàu mấy tỷ bạc là cả gia sản ra Hoàng Sa, đánh bắt ở vùng biển nóng thời điểm này là mạo hiểm chứ. Nhưng nói đi phải nói lại, ngư trường ông cha mình hoạt động bấy lâu nay, mình không giữ thì còn ai giữ. Bởi thế, nói một câu thật lòng, dù có nguy hiểm gấp mười đi chăng nữa, tụi tui vẫn ra Hoàng Sa” - anh Trương Văn Hay, thuyền trưởng tàu ĐNa 90235 chắc nịch.
Những con tàu của ngư dân Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi… vẫn đang Hoàng Sa thẳng tiến, họ chưa bao giờ quản ngại hiểm nguy. Bởi Hoàng Sa là lẽ sống, là ngôi nhà thực sự của ngư dân.
» Tặng 25 tỷ đồng bảo hiểm cho tàu cá ngư dân Lý Sơn
» Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Trung Quốc đang thách thức các nước lớn
» Hào hùng lịch sử chống giặc phương Bắc bất khuất
» Cận cảnh tàu Kiểm ngư bị tàu Trung Quốc đâm hư hỏng
PV (tổng hợp)
“Giong cả con tàu mấy tỷ bạc là cả gia sản ra Hoàng Sa, đánh bắt ở vùng biển nóng thời điểm này là mạo hiểm chứ. Nhưng nói đi phải nói lại, ngư trường ông cha mình hoạt động bấy lâu nay, mình không giữ thì còn ai giữ. Bởi thế, nói một câu thật lòng, dù có nguy hiểm gấp mười đi chăng nữa, tụi tui vẫn ra Hoàng Sa” - anh Trương Văn Hay, thuyền trưởng tàu ĐNa 90235 chắc nịch.
Ngư dân miền Trung - Những cột mốc can trường giữa Hoàng Sa ảnh: Nam Cường/Tấm gương. |
Những con tàu của ngư dân Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi… vẫn đang Hoàng Sa thẳng tiến, họ chưa bao giờ quản ngại hiểm nguy. Bởi Hoàng Sa là lẽ sống, là ngôi nhà thực sự của ngư dân.
» Tặng 25 tỷ đồng bảo hiểm cho tàu cá ngư dân Lý Sơn
» Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Trung Quốc đang thách thức các nước lớn
» Hào hùng lịch sử chống giặc phương Bắc bất khuất
» Cận cảnh tàu Kiểm ngư bị tàu Trung Quốc đâm hư hỏng
PV (tổng hợp)
Bình luận