(VTC News) - Kich bản ứng phó với siêu bão Haiyan đã được người dân Đà Nẵng khẩn trương thực hiện để tránh lặp lại nỗi kinh hoàng như cơn bão Xangshane năm 2006.Được đánh giá là cơn bão “hủy diệt” khi vào bờ và là cơn bão mạnh nhất trong lịch sử thế giới từ trước đến nay nên người dân Đà nẵng đã khẩn trương, chủ động thực hiện việc chèn chống nhà cửa.
|
Từ tối 8/11, không khí chống bão của người dân Đà Nẵng đã "căng" như dây đàn |
Ngay từ đêm 8/11, người dân đã chủ động đi mua dây thép, bao cát, dây cáp, cây chống,… để chằng chống nhà cửa trước khi bão Haiyan đổ bộ vào các tỉnh miền Trung.
Đến sáng 9/11, hàng vạn người dân Đà Nẵng đã đổ về các bãi biển, các khu vực có đất trống để lấy cát cho vào bao mang về chèn chống nhà cửa. |
Người dân khẩn trương xúc cát chèn nhà cửa |
“Kinh quá, Xangshane đã khiếp rồi mà nghe dự báo cơn bão này còn kinh khủng hơn nên chẳng biết phải làm gì. Thôi cứ ra đây xúc cát về chèn chống nhà cửa cho nó yên tâm. Từ sáng giờ, chúng tôi huy động cả nhà, 3 chiếc xe máy để chở bao cát rồi đấy. Sợ quá”, chị Hoan, trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà cho biết. |
Công ty điện chiếu sáng tháo dỡ hệ thống đèn trang trí trên các tuyến đường để tránh bão |
Nhu cầu chèn chống, gia cố nhà cửa gia tăng khiến các cửa hàng bán vật liệu trở nên đông nghẹt. Bên cạnh đó, mặc dù giá trị không lớn nhưng giá bao cát đã tăng 40-50% so với ngày thường (5.000 - 6.000 đồng/chiếc, dây thép 50.000-60.000 đồng/cuộn sợi nhỏ… |
Người dân tranh thủ đổ xăng, trữ nhiên liệu trước giờ bão đổ bộ |
Dự báo sức tàn phá của bão sẽ gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung và rất lâu mới có thể khôi phục lại như cũ, khiến người dân Đà Nẵng đã tập trung về các chợ để trữ lương thực, thực phẩm,… |
Từ 12h chiều 9/11, các chợ đóng cửa chống bão Haiyan |
Nhu cầu tăng cao khiến giá một số mặt hàng cũng tăng lên so với ngày thường. Đơn cử như: rau xà lách có giá 30.000 đồng/kg, tăng 5.000 - 10.000 đồng/kg; cà chua 18.000-20.000 đồng/kg, tăng 2.000-3.000 đồng/kg; bí đao 30.000-35.000 đồng/trái, tăng 10.000 đồng/ trái… |
Trước đó, người dân đổ về các chợ chen nhau mua thực phẩm |
Tuy nhiên, giá các loại thực phẩm khác như thịt, cá, mắm,… vẫn không tăng.
“14h chiều nay, các chợ đã phải nghỉ nên tranh thủ đi chợ sớm, chuẩn bị lương thực cho mấy ngày bão. Mình đi từ 7h30 mà chợ đã vắng hẵn. Người mua, kẻ bán hối hả, tấp nập như chợ ngày Tết vậy. Ai đến trễ thì coi như xong”, chị Thúy trú phường An Hải Bắc chia sẻ. |
Siêu thị trên địa bàn được vét sạch hàng
|
Để chủ động ứng phó đối với bão Haiyan, các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Cà Mau đã lên phương án chuẩn bị sơ tán, di dời dân khi có bão, mưa lũ lớn. |
Đến 13h chiều 9/11, công tác chằng chống nhà cửa của người dân gần như đã hoàn tất |
Trong đó, Đà Nẵng và Quảng Ngãi đã sẵn sàng di dời, sơ tán cho 43.707 hộ/169.377 từ các vùng ven biển không an toàn, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, trũng thấp có nguy cơ bị ngập sâu đến nơi an toàn. Trong đó, Đà Nẵng: 19.388 hộ/73.384 khẩu từ 56 xã, phường, Quảng Ngãi: 24.319 hộ/95.933 khẩu. |
Bao cát đã chất đầy mái các căn nhà ven biển |
|
Tính đến 14h chiều 9/11, tất cả các tàu thuyền đã vào nơi trú ẩn an toàn |
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, các địa phương từ Quảng Trị đến Ninh Thuận có xuất hiện mưa to và kèm theo lũ. Mưa lũ đã làm chết 1 người ở Thừa Thiên - Huế (em Trần Thị Thanh Nhơn, 16 tuổi, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền bị lũ cuốn trôi trên đường đi học về); 3 người mất tích (Quảng Ngãi: 02, Khánh Hoà: 01) và làm đổ, sập, cuốn trôi: 13 ngôi cái (Quảng Ngãi: 04; Khánh Hoà: 09); 142 ngôi nhà tốc mái; 115 ngôi nhà bị ngập.Mưa lớn cũng làm ngập 1.882 ha diện tích lúa, 172,02ha diện tích hoa màu bị úng ngập, hư hỏng.Bửu Lân
Bình luận