Từ những cậu ấm cô chiêu, cave, dân ma-cô, đến những kẻ đầu trộm đuôi cướp, vào tù ra tội đều đến đây để quậy tưng, chứng tỏ mình là dân chơi thứ thiệt.
Vũ trường, quán bar vốn là loại hình dịch vụ giải trí lành mạnh có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Thế nhưng, ở Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng thì vũ trường, quán bar đã bị biến tướng và biến dạng. Nó tệ hại đến nỗi, trong con mắt của nhiều người thì dân đi bar, vũ trường là những người… không đàng hoàng!
Và trên thực tế ở TP Hồ Chí Minh, dân đi bar, vũ trường là những cậu ấm cô chiêu lắm tiền nhiều của vào đây để lắc điên cuồng khoe cơ thể, để chơi "hàng đá" (một loại ma túy tổng hợp) và để cặp kè gái trai. Bên cạnh đó là các cô gái ca-ve, dân ma-cô, kẻ đầu trộm đuôi cướp, dân giang hồ từng vào tù ra khám… cũng tìm đến đây để quậy tưng bừng, để chứng tỏ mình là dân chơi thứ thiệt và sẵn sàng đoạt mạng bất cứ ai dù chỉ bắt đầu từ mâu thuẫn va chạm nhẹ trên sàn nhảy…
Quậy phá và gây án
Thái "côn" (tức Phùng Anh Thái, 28 tuổi; ngụ thôn Chu Mật, xã Thái Hòa, Ba Vì, Hà Nội) là một đối tượng giang hồ có máu mặt ở TP Hà Nội. Sau khi bị truy nã về hành vi "cố ý gây gây thương tích" Thái "côn" trốn vào TP Hồ Chí Minh và làm nghề cầm đồ, cho vay nặng lãi ở quận 5 để kiếm sống. Ban ngày, chẳng ai thấy mặt mũi Thái "côn" đâu nhưng khi màn đêm buông xuống y cùng với các "chiến hữu" lân la khắp các quán bar, vũ trường để uống rượu, tìm gái rồi đưa đến khách sạn chơi ma túy và quan hệ tình dục tập thể.
Có những quán bar y đặt hẳn một bàn ở vị trí mà mình thích và dù y không đến thì cũng phải để trống chứ quản lý không dám bố trí cho khách ngồi. Lý do đơn giản là Thái "côn" lúc nào cũng kè kè theo khẩu súng và dọa sẽ xử bất cứ ai làm phật lòng y. Và trên thực tế lời của Thái "côn" không chỉ là dọa dẫm.
Theo hồ sơ của điều tra viên Đội Trọng án (PC45, Công an TP Hồ Chí Minh), vào khoảng 23h30' ngày 11/2, chị Vương Thị Tường Vy (34 tuổi; ngụ phường 2, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) cùng gia đình (gần 20 người) và hai người bạn là ông Phạm Anh Tuấn và chị Ngô Thị Mỹ Linh (ngụ quận 3, TP Hồ Chí Minh) đến vũ trường 030 (số 21-27, Tôn Thất Thiệp, phường Bến Nghé, quận 1) để uống rượu. Bên cạnh bàn của chị Vy là bàn của một nhóm khoảng 10 người cũng đang ngồi nhậu, trong đó có Thái "côn"...
Trong quá trình ăn nhậu 2 bên mâu thuẫn... và dùng chai ném vào nhau. Trước tình thế đó, bảo vệ vũ trường can ngăn và năn nỉ nhóm của Thái "côn" ra về trước nhưng nhóm không về mà chờ trước cửa. Khoảng 10 phút sau, khi nhóm của chị Vy ra về thì hai bên giáp mặt trước cửa vũ trường tiếp tục cự cãi, thách thức nhau, bất ngờ Thái "côn" rút súng nhắm vào cổ anh Tuấn bóp cò rồi bỏ chạy ra xe taxi chờ sẵn tẩu thoát. Anh Tuấn được đưa đi cấp cứu và hồi phục sau đó, còn Thái "côn" bỏ trốn một thời gian sau đó ra đầu thú.
Bên cạnh những vụ trọng án, chuyện giang hồ đánh nhau gây thương tích thì gần như cơm bữa ở TP Hồ Chí Minh. Đã biết là vậy, song dân đi bar vẫn không hề thuyên giảm. Cứ sau 24h, đi đến bất kỳ bar, vũ trường nào ở TP Hồ Chí Minh cũng đều đông nghẹt khách. Tôi hỏi một số tay chơi thì được họ cho biết, đi bar mà không chứng kiến cảnh đánh nhau thì chẳng có gì là vui, nó như một thứ gia vị cho vào thức ăn để tăng thêm phần hấp dẫn!
Kiểm tra xử lý bar, vũ trường: Làm cũng như không!
Trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã nhiều lần theo chân lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội TP để kiểm tra nhiều quán bar, vũ trường trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Nếu như trước đây, khi thoáng thấy lực lượng kiểm tra dân bi bar, vũ trường thường nháo nhào tìm đường trốn thoát thì nay họ cứ dửng dưng như chẳng có chuyện gì xảy ra.
Còn quản lý bar, vũ trường cũng chẳng thèm gây cản trở hay né tránh cơ quan chức năng. Vì thật ra họ chẳng có gì để mà né tránh vì việc chấp hành quy định pháp luật ở những nơi này chỉ là con số 0 tròn chĩnh.
Khoảng 1 giờ 15 ngày 8/4, Đội 5 và Đội 3, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội (Đoàn 1, Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) và Đội Cảnh sát giao thông Phú lâm (Phòng CSGT đường bộ Công an TP Hồ Chí Minh) tiến hành kiểm tra quán bar Phi Ưng tại số 299, Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú) và phát hiện quán bar này có đến 15 lỗi vi phạm gồm hoạt động quá giờ quy định, không ký kết hợp đồng với người lao động, kinh doanh hàng hóa nhập lậu (rượu ngoại), không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…
Đoàn kiểm tra đã tạm giữ 23 kiện rượu nhập lậu không có hóa đơn chứng từ, 2 kiện dụng cụ hút Shisha, 3 xe gắn máy không có giấy tờ… Cùng thời điểm này, Đoàn còn tiến hành kiểm tra quán bar Phương Lâm đặt tại số 44 Gò Dầu, Tân Quý (Tân Phú) và cũng phát hiện 15 lỗi vi phạm gần giống như bar Phi Ưng.
Trước đó, ngày 6/4/2013, Đội 5 và Đội 3 (PC45) phối hợp cùng Đoàn 2, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thành phố kiểm tra quán bar - nhà hàng Thiên Nam Lavish (số 5/7 - 5/8, Nguyễn Siêu, phường Bến Nghé, quận 1) và phát hiện đến 20 lỗi vi phạm.
Mới đây nhất là khoảng 0 giờ 30 ngày 3/6, lực lượng phối hợp tiến hành kiểm tra 2 quán bar, gồm: quán Diamond Club (số 92-94 Vườn Lài, phường Tân Thành, quận Tân Phú) và quán bar Cảm Tưởng -Feeling (số 654 Âu Cơ, phường 10, quận Tân Bình) cũng phát hiện đến 30 lỗi vi phạm.
Đại úy Phạm Thanh Việt, Đội trưởng Đội 5 cho hay, người chủ của các quán bar này đăng ký kinh doanh là quán cà phê, nhà hàng nhưng cố tình thiết kế giống như quán bar, vũ trường rồi trang bị máy nhạc, âm ly, loa thùng với công suất cực mạnh để hoạt động như một quán bar, vũ trường thực thụ. Vì đây là hình thức hoạt động không có giấy phép kinh doanh nên cơ quan chức năng cũng chỉ có phạt vi phạm hành chính rồi… thôi!
Ở một diễn biến khác, đối với các vũ trường, quán bar hoạt động có giấy phép thì họ có đầy đủ chiêu để qua mặt cơ quan chức năng. Đầu tiên nhất là chỉ cần mua chuộc một người trong Đoàn kiểm tra liên ngành để khi nào có kiểm tra thì thông tin cho họ biết trước.
Trường hợp không mua chuộc được, họ thuê cả đội ngũ xe ôm túc trực trước cổng Sở VH - TT & DL, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội… mỗi khi có Đoàn kiểm tra ra quân là lực lượng xem ôm này sẽ bám theo, nếu thấy Đoàn đi về hướng quán bar, vũ trường của "thân chủ" mình thì họ sẽ thông báo để đối phó.
Chính vì vậy mà mười lần như một, khi bị kiểm tra các quán bar, vũ trường này đều vắng… ma túy (vì nếu vướng vào ma túy, mại dâm… tại cơ sở sẽ bị đề xuất rút giấy phép) và chỉ bị vi phạm vài lỗi nhỏ. Trong khi đó, vũ trường, quán bar là thị trường chính tiêu thụ ma túy tổng hợp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Theo CAND
Vũ trường, quán bar vốn là loại hình dịch vụ giải trí lành mạnh có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Thế nhưng, ở Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng thì vũ trường, quán bar đã bị biến tướng và biến dạng. Nó tệ hại đến nỗi, trong con mắt của nhiều người thì dân đi bar, vũ trường là những người… không đàng hoàng!
Sau 0 giờ, quán bar nào cũng đông nghẹt khách. |
Và trên thực tế ở TP Hồ Chí Minh, dân đi bar, vũ trường là những cậu ấm cô chiêu lắm tiền nhiều của vào đây để lắc điên cuồng khoe cơ thể, để chơi "hàng đá" (một loại ma túy tổng hợp) và để cặp kè gái trai. Bên cạnh đó là các cô gái ca-ve, dân ma-cô, kẻ đầu trộm đuôi cướp, dân giang hồ từng vào tù ra khám… cũng tìm đến đây để quậy tưng bừng, để chứng tỏ mình là dân chơi thứ thiệt và sẵn sàng đoạt mạng bất cứ ai dù chỉ bắt đầu từ mâu thuẫn va chạm nhẹ trên sàn nhảy…
Quậy phá và gây án
Thái "côn" (tức Phùng Anh Thái, 28 tuổi; ngụ thôn Chu Mật, xã Thái Hòa, Ba Vì, Hà Nội) là một đối tượng giang hồ có máu mặt ở TP Hà Nội. Sau khi bị truy nã về hành vi "cố ý gây gây thương tích" Thái "côn" trốn vào TP Hồ Chí Minh và làm nghề cầm đồ, cho vay nặng lãi ở quận 5 để kiếm sống. Ban ngày, chẳng ai thấy mặt mũi Thái "côn" đâu nhưng khi màn đêm buông xuống y cùng với các "chiến hữu" lân la khắp các quán bar, vũ trường để uống rượu, tìm gái rồi đưa đến khách sạn chơi ma túy và quan hệ tình dục tập thể.
Quản lý quán bar Gold bị bắt vì bán ma túy. |
Theo hồ sơ của điều tra viên Đội Trọng án (PC45, Công an TP Hồ Chí Minh), vào khoảng 23h30' ngày 11/2, chị Vương Thị Tường Vy (34 tuổi; ngụ phường 2, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) cùng gia đình (gần 20 người) và hai người bạn là ông Phạm Anh Tuấn và chị Ngô Thị Mỹ Linh (ngụ quận 3, TP Hồ Chí Minh) đến vũ trường 030 (số 21-27, Tôn Thất Thiệp, phường Bến Nghé, quận 1) để uống rượu. Bên cạnh bàn của chị Vy là bàn của một nhóm khoảng 10 người cũng đang ngồi nhậu, trong đó có Thái "côn"...
Trong quá trình ăn nhậu 2 bên mâu thuẫn... và dùng chai ném vào nhau. Trước tình thế đó, bảo vệ vũ trường can ngăn và năn nỉ nhóm của Thái "côn" ra về trước nhưng nhóm không về mà chờ trước cửa. Khoảng 10 phút sau, khi nhóm của chị Vy ra về thì hai bên giáp mặt trước cửa vũ trường tiếp tục cự cãi, thách thức nhau, bất ngờ Thái "côn" rút súng nhắm vào cổ anh Tuấn bóp cò rồi bỏ chạy ra xe taxi chờ sẵn tẩu thoát. Anh Tuấn được đưa đi cấp cứu và hồi phục sau đó, còn Thái "côn" bỏ trốn một thời gian sau đó ra đầu thú.
Bên cạnh những vụ trọng án, chuyện giang hồ đánh nhau gây thương tích thì gần như cơm bữa ở TP Hồ Chí Minh. Đã biết là vậy, song dân đi bar vẫn không hề thuyên giảm. Cứ sau 24h, đi đến bất kỳ bar, vũ trường nào ở TP Hồ Chí Minh cũng đều đông nghẹt khách. Tôi hỏi một số tay chơi thì được họ cho biết, đi bar mà không chứng kiến cảnh đánh nhau thì chẳng có gì là vui, nó như một thứ gia vị cho vào thức ăn để tăng thêm phần hấp dẫn!
Kiểm tra xử lý bar, vũ trường: Làm cũng như không!
Trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã nhiều lần theo chân lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội TP để kiểm tra nhiều quán bar, vũ trường trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Nếu như trước đây, khi thoáng thấy lực lượng kiểm tra dân bi bar, vũ trường thường nháo nhào tìm đường trốn thoát thì nay họ cứ dửng dưng như chẳng có chuyện gì xảy ra.
Còn quản lý bar, vũ trường cũng chẳng thèm gây cản trở hay né tránh cơ quan chức năng. Vì thật ra họ chẳng có gì để mà né tránh vì việc chấp hành quy định pháp luật ở những nơi này chỉ là con số 0 tròn chĩnh.
Khoảng 1 giờ 15 ngày 8/4, Đội 5 và Đội 3, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội (Đoàn 1, Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) và Đội Cảnh sát giao thông Phú lâm (Phòng CSGT đường bộ Công an TP Hồ Chí Minh) tiến hành kiểm tra quán bar Phi Ưng tại số 299, Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú) và phát hiện quán bar này có đến 15 lỗi vi phạm gồm hoạt động quá giờ quy định, không ký kết hợp đồng với người lao động, kinh doanh hàng hóa nhập lậu (rượu ngoại), không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…
Đoàn kiểm tra đã tạm giữ 23 kiện rượu nhập lậu không có hóa đơn chứng từ, 2 kiện dụng cụ hút Shisha, 3 xe gắn máy không có giấy tờ… Cùng thời điểm này, Đoàn còn tiến hành kiểm tra quán bar Phương Lâm đặt tại số 44 Gò Dầu, Tân Quý (Tân Phú) và cũng phát hiện 15 lỗi vi phạm gần giống như bar Phi Ưng.
Trước đó, ngày 6/4/2013, Đội 5 và Đội 3 (PC45) phối hợp cùng Đoàn 2, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thành phố kiểm tra quán bar - nhà hàng Thiên Nam Lavish (số 5/7 - 5/8, Nguyễn Siêu, phường Bến Nghé, quận 1) và phát hiện đến 20 lỗi vi phạm.
Mới đây nhất là khoảng 0 giờ 30 ngày 3/6, lực lượng phối hợp tiến hành kiểm tra 2 quán bar, gồm: quán Diamond Club (số 92-94 Vườn Lài, phường Tân Thành, quận Tân Phú) và quán bar Cảm Tưởng -Feeling (số 654 Âu Cơ, phường 10, quận Tân Bình) cũng phát hiện đến 30 lỗi vi phạm.
Đại úy Phạm Thanh Việt, Đội trưởng Đội 5 cho hay, người chủ của các quán bar này đăng ký kinh doanh là quán cà phê, nhà hàng nhưng cố tình thiết kế giống như quán bar, vũ trường rồi trang bị máy nhạc, âm ly, loa thùng với công suất cực mạnh để hoạt động như một quán bar, vũ trường thực thụ. Vì đây là hình thức hoạt động không có giấy phép kinh doanh nên cơ quan chức năng cũng chỉ có phạt vi phạm hành chính rồi… thôi!
Ở một diễn biến khác, đối với các vũ trường, quán bar hoạt động có giấy phép thì họ có đầy đủ chiêu để qua mặt cơ quan chức năng. Đầu tiên nhất là chỉ cần mua chuộc một người trong Đoàn kiểm tra liên ngành để khi nào có kiểm tra thì thông tin cho họ biết trước.
Trường hợp không mua chuộc được, họ thuê cả đội ngũ xe ôm túc trực trước cổng Sở VH - TT & DL, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội… mỗi khi có Đoàn kiểm tra ra quân là lực lượng xem ôm này sẽ bám theo, nếu thấy Đoàn đi về hướng quán bar, vũ trường của "thân chủ" mình thì họ sẽ thông báo để đối phó.
Chính vì vậy mà mười lần như một, khi bị kiểm tra các quán bar, vũ trường này đều vắng… ma túy (vì nếu vướng vào ma túy, mại dâm… tại cơ sở sẽ bị đề xuất rút giấy phép) và chỉ bị vi phạm vài lỗi nhỏ. Trong khi đó, vũ trường, quán bar là thị trường chính tiêu thụ ma túy tổng hợp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Theo CAND
Bình luận