Nỗi ám ảnh đại dịch khiến 50 triệu người tử vong

Thế giớiThứ Ba, 12/08/2014 08:09:00 +07:00

(VTC News) - Gần 1/2 dân số thế giới nhiễm bệnh, số người chết ước tính lên đến 50 triệu, đó là tất cả những gì đại dịch Cúm Tây Ban Nha gây ra đầu thế kỷ 20.

(VTC News) - Gần 1/2 dân số thế giới nhiễm bệnh, số người chết ước tính lên đến 50 triệu, đó là tất cả những gì đại dịch cúm Tây Ban Nha gây ra đầu thế kỷ 20.

Xuất hiện vào tháng 3/1918, sau đó lan nhanh qua nhiều quốc gia trên thế giới, dịch cúm mang tên Tây Ban Nha đã trở thành nỗi ám ảnh toàn cầu, kinh khủng hơn cả Thế chiến I.

Đại dịch cúm năm 1918 - tên thông thường là cúm Tây Ban Nha - là một đợt dịch truyền nhiễm lan rộng tới hầu hết mọi vùng trên thế giới.

Hình ảnh về các nạn nhân cúm năm 1918 được điều trị tập trung 
Virus cúm A/H1N1 chính là nguyên nhân gây bệnh. Trong khi các dịch cúm khác thường tấn công những người cao tuổi, ốm yếu thì hầu hết nạn nhân của dịch cúm Tây Ban Nha là những người trẻ và khỏe mạnh.

Đợt cúm này kéo dài từ tháng 3/1918 đến tháng 6/1920, lan tới tận Bắc Cực và các hòn đảo xa xôi thuộc Thái Bình Dương.

Sở dĩ có nhiều tử vong là vì dịch cúm lần này rất mạnh. Khoảng 50% những người có tiếp xúc với người bị cúm bị lây bệnh và khi bị lây có triệu chứng rất trầm trọng.

Vì triệu chứng trầm trọng khác cúm thường nên lúc bấy giờ, người ta đoán bệnh sai lạc như bệnh sốt xuất huyết Dengue, kiết lỵ hay thương hàn tuy phần lớn tử vong là do các loại vi trùng bội nhiễm lúc bệnh nhân đang bị cúm, sức đề kháng bị suy giảm gây viêm phổi, một số viêm phổi do chính virut cúm gây tổn thương phổi rất trầm trọng.

Tự trang bị các vật dụng để tránh lây lan dịch cúm năm 1918 
Theo ước tính, đại dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1918 tấn công gần 1 tỷ người - một nửa dân số thế giới lúc đó - vượt qua cả đại dịch 'cái chết Đen' thời Trung Cổ.

Mặc dù dịch bệnh bắt nguồn từ Viễn Đông, song nó vẫn được gọi là cúm "Tây Ban Nha", do chính đất nước này đã đưa ra lời cảnh báo đầu tiên về sức tàn phá của nó. Người ta còn cho rằng, virus 1918 có thể đã góp phần đưa Đại chiến Thế giới đến hồi kết, do phần lớn quân lính hai phe bị chết vì cúm nhiều hơn vì vũ khí.
Video: Đại dịch Ebola tấn công châu Phi

Theo các sử gia, Tổng thống Mỹ lúc đó là Woodrow Wilson đã phải sử dụng một liều thuốc chống cảm cúm khi ông đến Paris bàn thảo các điều khoản chi tiết của hiệp ước Versailles.

Và nếu như ông Wilson không bị bệnh cúm hành hạ thì các điều khoản của hiệp ước này không đến nổi quá khắt khe với phe thất trận như thế và nhân loại đã có thể tránh được Thế chiến II sau này.

Tùng Đinh
Bình luận
vtcnews.vn