(VTC News) - Nam công nhân trẻ từng thoát nạn trong vụ nổ pháo hoa tại Mỹ Đình năm 2010 đã vĩnh viễn ra đi trong lần nổ tại chính quê mình 3 năm sau.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 23 người tử vong. 23 người ra đi để lại nỗi đau thương vô hạn cho 23 gia đình. Cảnh cha mẹ khóc con, vợ khóc chồng, chồng khóc vợ, con khóc cha mẹ đang hiển hiện khắp nơi ở vùng đất đau thương này.
Đi qua hiện trường đổ nát chừng 500m, nhóm phóng viên bắt gặp hình ảnh hai vợ chồng già ngồi thất thần, mắt hướng nhìn ra cửa; trong phòng khách của ngôi nhà mặt đường, một bàn thờ mới được lập đặt ở vị trí trang trọng.
Thấy phóng viên đến, người đàn ông trạc tuổi 60 mắt đỏ hoe, lặng lẽ bước ra cửa mời vào nhà. Vợ ông ngồi trong, quay đầu nhìn về bàn thờ người con gào khóc thảm thiết.
“Con ơi, suốt đời mẹ chỉ mong con được nhà báo viết về các chiến công của con, ngày đó chưa đến thì các anh chị đã phải viết về sự ra đi của con, đau lòng lắm con ơi” – người phụ nữ kêu khóc.
Hơn nửa đời người làm việc, cống hiến cho đất nước, ông Hà Đình Trọng (SN 1957, từng công tác tại công an huyện Thanh Ba) và bà Vũ Thị Bích (SN 1959, từng là quân nhân trong Nhà máy Z121) tưởng như đang có những ngày tháng nghỉ hưu yên bình nhất và đặt trọn niềm hy vọng vào anh Hà Anh Tuấn (SN 1987, người con trai duy nhất, công nhân Nhà máy Z121) thì bỗng nhiên, niềm hy vọng ấy đã vĩnh viễn ra đi.
Nhiều năm làm việc trong nhà máy Z121, bà Bích khẳng định, tính an toàn của nhà máy xưa nay vẫn rất cao, nhưng không hiểu sao lại xảy ra vụ nổ kinh hoàng đến như vậy.
Nước mắt ngắn dài, ông Hà Đình Trọng nói rằng, gần 8h sáng 12/10, khi ông đang ngồi ở cửa nhà thì nghe tiếng sột soạt trên mái nhà như đá ném vào, sau đó ông giật mình bởi một tiếng nổ lớn vang lên.
“Tôi vội kêu: "Thôi chết rồi, pháo hoa nổ!" Nhìn về phía nhà máy trời đất mù mịt, vợ và các cháu bỏ chạy ra ngoài nhưng càng chạy càng thấy nổ to” – ông Trọng kể.
Khi chạy ra đến đường lớn, ông Trọng thấy người chạy từ nhà máy bước ra ngoài trong bộ dạng hoảng loạn, quần áo nhuốm máu nên vội chở một số người lên trạm xá và quay vào hiện trường dù bị ngăn cản.
“Đang cứu một cô gái xong thì vợ tôi hét: ‘Anh đi cứu con về, nhưng tìm mãi, tìm mãi… cho đến khi người ta báo tin, con tôi đã chết trước khi được đưa tới bệnh viện” – ông Trọng òa khóc.
Nghe chồng kể về sự việc, người phụ nữ từng phục vụ lâu năm trong nhà máy sản xuất pháo càng nhớ con trai da diết. Dòng nước mắt tiếp tục chảy dài trên làn da mặt nhăn nheo của người mẹ.
"Nó là một đứa con ngoan và hiếu thảo của gia đình và dòng họ, niềm hy vọng của cả cuộc đời tôi nhưng nay nó đã đi rồi, đi thật rồi” – người mẹ quằn quại, khóc lóc trước bàn thờ đơn sơ của anh.
Nhìn lên tấm di ảnh con, ký ức về người con trai tiếp tục hiện lên, bà Bích cho biết, anh Tuấn vào làm việc tại nhà máy Z121 từ năm 2006. Anh Tuấn rất mê công nghệ thông tin nhưng cũng luôn chấp hành nội quy của nhà máy, không khi nào mang điện thoại di động khi đi vào xưởng.
Được tín nhiệm, năm 2010, anh Tuấn được cử xuống Hà Nội, tham gia vào lực lượng bắn pháo hoa trong dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 Thăng Long – Hà Nội.
“Thời điểm đó tôi đang ở miền Nam thì nghe hay tin về vụ nổ nên gọi điện thoại nhưng không thể kết nối. Một lát sau, anh Tuấn gọi điện lại và cho biết "Mẹ ơi, con còn sống! Mẹ đừng liên lạc với con nữa vì con phải làm nhiệm vụ" và tắt máy đến mấy ngày sau thì về nhà. Lần đó may mắn con tôi thoát được, nhưng lần này thì không thể, không thể nữa rồi” – người mẹ già đau xót.
Theo ông Trọng, khi hay tin người con trai tử vong, gia đình đã bày tỏ nguyện vọng được đưa về nhà làm lễ tang, dù thời điểm đó còn nhiều người sơ tán nhưng gia đình vẫn quyết tâm tổ chức, đây là niềm an ủi lớn lao.
Hơn nữa, ngày 13/10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, lãnh đạo Bộ Quốc phòng và đoàn thể chính quyền địa phương đến thăm hỏi, ông Trọng coi đây là niềm động viên lớn của gia đình.
“Lực lượng cứu hộ của quân đội, người dân, ngành y tế… không có gì đang phải chê trách. Họ cũng luôn chu đáo với gia đình tôi, tôi không có đòi hỏi gì hơn” – ông Trọng nói.
Chia tay nhóm phóng viên, vị cảnh sát hình sự năm xưa bản lĩnh, mạnh mẽ khiến tội phạm khiếp sợ nay òa khóc trước di ảnh người con trai.
Ông tiễn chúng tôi ra cửa rồi đứng gục bên cột cổng khóc thảm thiết…
Nguyễn Dũng – Nam Minh
Những ngày này, ai đi qua địa bàn hai xã Khải Xuân và Võ Lao (thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) đều không khỏi đau lòng khi chứng kiến hình ảnh tan hoang từ ngôi nhà vỡ mái, tường đổ, rừng cháy và cảnh tang thương từ những nhà có người tử nạn trong vụ nổ.
Sau mấy ngày sơ tán, người dân sống quanh hiện trường vụ nổ kho pháo hoa tại Nhà máy Z121 (thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng của Bộ Quốc phòng) đã trở về nhà, khẩn trương thu dọn, sửa lại nhà cửa, sớm ổn định lại cuộc sống với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Những mái nhà sập đang được lợp lại, kính vỡ dần được thay kính lành, tường sập có thể xây tường khác, nhà lung lay có thể bỏ đi xây mới, tài sản hư hỏng có thể mua mới… nhưng người mất đi, vĩnh viễn không trở lại.
Người dân đang đưa tang phải bỏ chạy khi vụ nổ xảy ra. |
Đi qua hiện trường đổ nát chừng 500m, nhóm phóng viên bắt gặp hình ảnh hai vợ chồng già ngồi thất thần, mắt hướng nhìn ra cửa; trong phòng khách của ngôi nhà mặt đường, một bàn thờ mới được lập đặt ở vị trí trang trọng.
Thấy phóng viên đến, người đàn ông trạc tuổi 60 mắt đỏ hoe, lặng lẽ bước ra cửa mời vào nhà. Vợ ông ngồi trong, quay đầu nhìn về bàn thờ người con gào khóc thảm thiết.
“Con ơi, suốt đời mẹ chỉ mong con được nhà báo viết về các chiến công của con, ngày đó chưa đến thì các anh chị đã phải viết về sự ra đi của con, đau lòng lắm con ơi” – người phụ nữ kêu khóc.
Bà Bích trong nỗi đau mất con... |
Nhiều năm làm việc trong nhà máy Z121, bà Bích khẳng định, tính an toàn của nhà máy xưa nay vẫn rất cao, nhưng không hiểu sao lại xảy ra vụ nổ kinh hoàng đến như vậy.
Nước mắt ngắn dài, ông Hà Đình Trọng nói rằng, gần 8h sáng 12/10, khi ông đang ngồi ở cửa nhà thì nghe tiếng sột soạt trên mái nhà như đá ném vào, sau đó ông giật mình bởi một tiếng nổ lớn vang lên.
“Tôi vội kêu: "Thôi chết rồi, pháo hoa nổ!" Nhìn về phía nhà máy trời đất mù mịt, vợ và các cháu bỏ chạy ra ngoài nhưng càng chạy càng thấy nổ to” – ông Trọng kể.
Khi chạy ra đến đường lớn, ông Trọng thấy người chạy từ nhà máy bước ra ngoài trong bộ dạng hoảng loạn, quần áo nhuốm máu nên vội chở một số người lên trạm xá và quay vào hiện trường dù bị ngăn cản.
Ông Trọng kể lại giây phút nổ kinh hoàng. |
Nghe chồng kể về sự việc, người phụ nữ từng phục vụ lâu năm trong nhà máy sản xuất pháo càng nhớ con trai da diết. Dòng nước mắt tiếp tục chảy dài trên làn da mặt nhăn nheo của người mẹ.
"Nó là một đứa con ngoan và hiếu thảo của gia đình và dòng họ, niềm hy vọng của cả cuộc đời tôi nhưng nay nó đã đi rồi, đi thật rồi” – người mẹ quằn quại, khóc lóc trước bàn thờ đơn sơ của anh.
Nhìn lên tấm di ảnh con, ký ức về người con trai tiếp tục hiện lên, bà Bích cho biết, anh Tuấn vào làm việc tại nhà máy Z121 từ năm 2006. Anh Tuấn rất mê công nghệ thông tin nhưng cũng luôn chấp hành nội quy của nhà máy, không khi nào mang điện thoại di động khi đi vào xưởng.
Được tín nhiệm, năm 2010, anh Tuấn được cử xuống Hà Nội, tham gia vào lực lượng bắn pháo hoa trong dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 Thăng Long – Hà Nội.
Người nhà thắp hương lên bàn thờ anh Hà Anh Tuấn. |
Theo ông Trọng, khi hay tin người con trai tử vong, gia đình đã bày tỏ nguyện vọng được đưa về nhà làm lễ tang, dù thời điểm đó còn nhiều người sơ tán nhưng gia đình vẫn quyết tâm tổ chức, đây là niềm an ủi lớn lao.
Hơn nữa, ngày 13/10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, lãnh đạo Bộ Quốc phòng và đoàn thể chính quyền địa phương đến thăm hỏi, ông Trọng coi đây là niềm động viên lớn của gia đình.
“Lực lượng cứu hộ của quân đội, người dân, ngành y tế… không có gì đang phải chê trách. Họ cũng luôn chu đáo với gia đình tôi, tôi không có đòi hỏi gì hơn” – ông Trọng nói.
Chia tay nhóm phóng viên, vị cảnh sát hình sự năm xưa bản lĩnh, mạnh mẽ khiến tội phạm khiếp sợ nay òa khóc trước di ảnh người con trai.
Ông tiễn chúng tôi ra cửa rồi đứng gục bên cột cổng khóc thảm thiết…
Nguyễn Dũng – Nam Minh
Bình luận