Theo đó, ngày 3/10, PECC1 sẽ triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018 để xem xét thông qua phương án bán toàn bộ Nhà máy thủy điện Sông Bung 5 (Quảng Nam).
Nguyên nhân khiến PECC1 phải bán nhà máy thủy điện này là để có nguồn tiền khắc phục khó khăn hiện tại, đưa doanh nghiệp ra khỏi tình trạng giám sát tài chính đặc biệt của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Cụ thể, PECC1 đang cần 382,3 tỷ đồng để khắc phục một loạt các tồn tại về tài chính như trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, kết chuyển giá vốn của những công trình không còn doanh thu nhưng vẫn còn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, hạch toán chi phí lãi trong đầu tư Nhà máy thủy điện Sông Bung 5.
PECC1 cũng cần tới 431,8 tỷ đồng để thanh toán các khoản nợ, trong đó riêng nợ lương người lao động lên tới 185 tỷ đồng…
Theo như kế hoạch được thông qua tại đại hội cổ đông thường niên 2018, PECC1 ước tính sẽ thu về 804 tỷ đồng từ việc bán Nhà máy thủy điện Sông Bung 5.
Trong trường hợp bán thành công Thủy điện Sông Bung 5, doanh nghiệp chuyên về tư vấn và xây dựng các công trình thủy điện này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 316 tỷ đồng. Nếu không bán được thì công ty chỉ lãi trước thuế 4,35 tỷ đồng.
Nửa đầu năm 2018, PECC1 đạt doanh thu thuần hơn 268 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn ở mức khá cao, hơn 183 tỷ đồng đã khiến lợi nhuận gộp bị đẩy xuống còn 84,3 tỷ đồng.
Video: Sai phạm tại dự án kênh Phan Kế Bính: Trách nhiệm thuộc về ai?
Doanh thu tài chính trong kỳ chỉ đạt 35 triệu đồng, trong khi chi phí bán hàng là 227 triệu đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp là 33,8 tỷ đồng, trả lãi vay 61,3 tỷ đồng đã khiến PECC1 lỗ ròng hơn 11 tỷ đồng.
Hiện, PECC1 cũng đang gánh khoản nợ hơn 1.393 tỷ đồng, trong đó 807,8 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, 585,3 tỷ đồng là nợ dài hạn.
Cổ phiếu TV1 của công ty đã bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn chứng khoán từ 13/6 do kiểm toán từ chối đưa ý kiến về báo cáo tài chính.
Hiện, cổ phiếu TV1 được giao dịch trên UPCoM từ 22/6, giá giao dịch đang ở mức 14.100 đồng/CP.
Bình luận