Cô Zeinat, 16 tuổi, kể lại chi tiết cuộc sống địa ngục trong dinh thự của trùm khủng bố IS Abu Bakr al-Baghdadi khi cô phải phục vụ.
Giống như hàng nghìn phụ nữ Yazidi, Zeinat bị khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt giữ ở núi Sinjar tại Iraq và trở thành nô lệ.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền của hãng tin CNN, Zeinat, cô gái 16 tuổi kể chuyện phục vụ trùm IS al-Baghdadi sau khi bị bắt hồi năm 2013. “Hắn ta đối xử với chúng tôi vô cùng tàn tệ” - Zeinat khóc nức nở.
Baghdadi luôn nói với Zeinat và các nô lệ khác rằng: “Hãy quên cha và anh của chúng mày đi. Bọn tao đã giết chúng rồi. Cũng quên mẹ và chị gái của chúng mày, vì bọn tao đã bán chúng rồi”. Sau khi bị bắt, Zeinat và tám cô gái trẻ khác bị đưa đến Raqqa (Syria), “thủ đô” của IS.
Khi đó cô bé không hề biết Baghdadi chính là thủ lĩnh tối cao của IS. Ngay khi đến Raqqa, Zeinat bị ép phải xem một đoạn video chiếu cảnh một số tay súng IS chặt đầu con tin nước ngoài. Chúng dọa sẽ chặt đầu cô nếu cô không chịu cải sang đạo Hồi.
“Hắn chiếu video bằng máy vi tính rồi dọa nếu chúng tôi không cải sang đạo Hồi, hắn sẽ chặt đầu chúng tôi” - Zeinat kể. Các cô gái có hai lựa chọn: “Cải sang đạo Hồi hay là chết”.
Tìm đường trốn chạy
Gia đình của Baghdadi liên tục chuyển từ nhà này sang nhà khác, từ thị trấn này sang thị trấn khác để đảm bảo an toàn. Ngày Zeinat đến Raqqa một vụ không kích phá hủy toàn bộ ngôi nhà bên cạnh dinh thự của Baghdadi.
Zeinat kể cô và các nô lệ khác thường xuyên bị Baghdadi đánh đập một cách tàn bạo. Hắn luôn nhấn mạnh rằng các cô chỉ là “đồ vật sở hữu” của hắn. Zenat cũng liên tục bị ba bà vợ và sáu người con của Baghdadi hành hạ dù hàng ngày phải nai lưng lau dọn nhà cửa, nấu ăn và chăm sóc cho họ.
Quá sức chịu đựng, Zeinat quyết định bỏ trốn. Một lần, cô và một số nô lệ khác ăn trộm được chìa khóa ngôi nhà gia đình Baghdadi ở.
“Chúng tôi lấy được chìa khóa và mở cửa rồi bỏ chạy. Chúng tôi thấy một ngôi nhà bên ngoài Aleppo. Ở đó có một người phụ nữ Ả Rập. Bà ta bảo sẽ giúp chúng tôi trốn sang Iraq, nhưng rồi lại gọi điện báo cho IS” - Zeinat phẫn uất.
Baghdadi và đàn em trừng phạt Zeinat cùng những nô lệ bỏ trốn không thương tiếc. “Chúng đánh mọi chỗ trên cơ thể chúng tôi. Thân thể chúng tôi thâm tím hoàn toàn. Chúng đánh chúng tôi bằng dây điện, thắt lưng và gậy gỗ. Baghdadi đánh tôi bằng thắt lưng và vòi phun nước. Hắn còn tát vào mặt tôi khiến mũi tôi chảy máu” - Zeinat kể.
Baghdadi nói với Zeinat và các nô lệ khác: “Tao đánh chúng mày vì chúng mày dám bỏ trốn. Tao muốn chúng mày cải đạo. IS sở hữu chúng mày”. Ở Raqqa, Zeinat gặp con tin người Mỹ Kayla Mueller. Khi đó cô bị biệt giam vì tội bỏ trốn.
Baghdadi không dùng điện thoại
“Khi bị đưa vào phòng giam, tôi găp Kayla. Tôi nghĩ cô ấy là người Yazidi nên nói chuyện với cô ấy bằng tiếng Kurd, nhưng cô ấy không hiểu, do đó tôi nói bằng tiếng Arabic” - Zeinat kể.
Hai người bị giam chung trong vài tuần. Khi đó Mueller kể với Zeinat rằng cô bị Baghdadi cưỡng hiếp. Mueller bị bắt cóc ở Syria năm 2013 và bị IS hành quyết hồi tháng 2/2015.
Zeinat cho biết cô cố thuyết phục Mueller bỏ trốn cùng cô nhưng vô hiệu. “Khi nghe Kayla kể, tôi muốn tiếp tục bỏ trốn và rủ cô ấy, nhưng Kayla từ chối. Cô ấy kể về một nhà báo Mỹ bị chặt đầu và lo sợ nếu trốn cô ấy cũng sẽ bị hành quyết. Nhưng tôi chứng kiến nỗi đau của cô ấy và quyết tâm trốn” - Zeinat nói.
Theo Zeinat, Baghdadi đối xử với Mueller như “vợ”, bắt cô mang trang phục truyền thống của đạo Hồi và không cho người đàn ông nào khác được thấy mặt cô. Zeinat cho biết thủ lĩnh tối cao của IS thường làm việc tới nửa đêm và chỉ thức dậy lúc 10g sáng. Có nhiều lần hắn đi vắng bốn hoặc năm ngày mới về.
Bình thường hắn không mặc trang phục Hồi giáo truyền thống. Baghdadi hoàn toàn không sử dụng điện thoại di động vì sợ bị tình báo phương Tây lần ra dấu vết. “Hắn luôn lo sợ sẽ bị máy bay kẻ thù phát hiện. Hắn chỉ liên lạc với những người khác bằng cách nhờ người thân tín gửi thư” - Zeinat kể.
Thoát chết
Dù bị đánh đập, tra tấn và đe dọa, Zeinat vẫn quyết tâm bỏ trốn. Một đêm, cô phát hiện cửa sổ phòng nô lệ bị sút đôi chút. Zeinat và các cô cố gắng đẩy cửa và bò ra ngoài. Họ chạy như điên trong màn đêm đen tối.
“Chúng tôi không biết phải đi đâu, chỉ vừa chạy tứ tung vừa cầu nguyện” - Zeinat kể. Sau nhiều giờ, họ đến được một ngôi làng nhỏ.
Họ gặp một gia đình và kể lại cảnh cùng khổ của mình, nhờ giúp đỡ. Hai người đàn ông dùng xe máy chở họ đi trốn. “Chúng tôi được cho mặc trang phục đạo Hồi, che kín mặt. Họ lái xe chở chúng tôi qua nhiều cánh đồng và đường nhỏ để tránh bị phát hiện” - Zeinat kể. Và cuối cùng họ đã thoát khỏi cuộc sống địa ngục.
Trở lại Iraq, Zeinat đoàn tụ với mẹ và một số anh chị em họ. Nhưng ba chị em gái của cô vẫn đang bị IS giam cầm, cha cô mất tích và có thể đã giết hại. Cô hi vọng những thông tin mình cung cấp có thể giúp bắt giữ Baghdadi.
“Tôi hi vọng họ sẽ sớm giết hắn. Hắn là kẻ giết người, tàn phá các gia đình, cưỡng hiếp các cô gái. Tôi muốn cả thế giới biết hắn ác độc đến mức nào” - Zeinat nhấn mạnh.
Nguồn: Tuổi Trẻ
Giống như hàng nghìn phụ nữ Yazidi, Zeinat bị khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt giữ ở núi Sinjar tại Iraq và trở thành nô lệ.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền của hãng tin CNN, Zeinat, cô gái 16 tuổi kể chuyện phục vụ trùm IS al-Baghdadi sau khi bị bắt hồi năm 2013. “Hắn ta đối xử với chúng tôi vô cùng tàn tệ” - Zeinat khóc nức nở.
Zeinat trả lời phỏng vấn đài CNN |
Khi đó cô bé không hề biết Baghdadi chính là thủ lĩnh tối cao của IS. Ngay khi đến Raqqa, Zeinat bị ép phải xem một đoạn video chiếu cảnh một số tay súng IS chặt đầu con tin nước ngoài. Chúng dọa sẽ chặt đầu cô nếu cô không chịu cải sang đạo Hồi.
“Hắn chiếu video bằng máy vi tính rồi dọa nếu chúng tôi không cải sang đạo Hồi, hắn sẽ chặt đầu chúng tôi” - Zeinat kể. Các cô gái có hai lựa chọn: “Cải sang đạo Hồi hay là chết”.
Tìm đường trốn chạy
Gia đình của Baghdadi liên tục chuyển từ nhà này sang nhà khác, từ thị trấn này sang thị trấn khác để đảm bảo an toàn. Ngày Zeinat đến Raqqa một vụ không kích phá hủy toàn bộ ngôi nhà bên cạnh dinh thự của Baghdadi.
Zeinat kể cô và các nô lệ khác thường xuyên bị Baghdadi đánh đập một cách tàn bạo. Hắn luôn nhấn mạnh rằng các cô chỉ là “đồ vật sở hữu” của hắn. Zenat cũng liên tục bị ba bà vợ và sáu người con của Baghdadi hành hạ dù hàng ngày phải nai lưng lau dọn nhà cửa, nấu ăn và chăm sóc cho họ.
Thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi |
“Chúng tôi lấy được chìa khóa và mở cửa rồi bỏ chạy. Chúng tôi thấy một ngôi nhà bên ngoài Aleppo. Ở đó có một người phụ nữ Ả Rập. Bà ta bảo sẽ giúp chúng tôi trốn sang Iraq, nhưng rồi lại gọi điện báo cho IS” - Zeinat phẫn uất.
Baghdadi và đàn em trừng phạt Zeinat cùng những nô lệ bỏ trốn không thương tiếc. “Chúng đánh mọi chỗ trên cơ thể chúng tôi. Thân thể chúng tôi thâm tím hoàn toàn. Chúng đánh chúng tôi bằng dây điện, thắt lưng và gậy gỗ. Baghdadi đánh tôi bằng thắt lưng và vòi phun nước. Hắn còn tát vào mặt tôi khiến mũi tôi chảy máu” - Zeinat kể.
Baghdadi nói với Zeinat và các nô lệ khác: “Tao đánh chúng mày vì chúng mày dám bỏ trốn. Tao muốn chúng mày cải đạo. IS sở hữu chúng mày”. Ở Raqqa, Zeinat gặp con tin người Mỹ Kayla Mueller. Khi đó cô bị biệt giam vì tội bỏ trốn.
Baghdadi không dùng điện thoại
“Khi bị đưa vào phòng giam, tôi găp Kayla. Tôi nghĩ cô ấy là người Yazidi nên nói chuyện với cô ấy bằng tiếng Kurd, nhưng cô ấy không hiểu, do đó tôi nói bằng tiếng Arabic” - Zeinat kể.
Hai người bị giam chung trong vài tuần. Khi đó Mueller kể với Zeinat rằng cô bị Baghdadi cưỡng hiếp. Mueller bị bắt cóc ở Syria năm 2013 và bị IS hành quyết hồi tháng 2/2015.
Zeinat cho biết cô cố thuyết phục Mueller bỏ trốn cùng cô nhưng vô hiệu. “Khi nghe Kayla kể, tôi muốn tiếp tục bỏ trốn và rủ cô ấy, nhưng Kayla từ chối. Cô ấy kể về một nhà báo Mỹ bị chặt đầu và lo sợ nếu trốn cô ấy cũng sẽ bị hành quyết. Nhưng tôi chứng kiến nỗi đau của cô ấy và quyết tâm trốn” - Zeinat nói.
Con tin Mỹ Kayla Mueller bị Baghdadi cưỡng hiếp |
Bình thường hắn không mặc trang phục Hồi giáo truyền thống. Baghdadi hoàn toàn không sử dụng điện thoại di động vì sợ bị tình báo phương Tây lần ra dấu vết. “Hắn luôn lo sợ sẽ bị máy bay kẻ thù phát hiện. Hắn chỉ liên lạc với những người khác bằng cách nhờ người thân tín gửi thư” - Zeinat kể.
Thoát chết
Dù bị đánh đập, tra tấn và đe dọa, Zeinat vẫn quyết tâm bỏ trốn. Một đêm, cô phát hiện cửa sổ phòng nô lệ bị sút đôi chút. Zeinat và các cô cố gắng đẩy cửa và bò ra ngoài. Họ chạy như điên trong màn đêm đen tối.
“Chúng tôi không biết phải đi đâu, chỉ vừa chạy tứ tung vừa cầu nguyện” - Zeinat kể. Sau nhiều giờ, họ đến được một ngôi làng nhỏ.
Họ gặp một gia đình và kể lại cảnh cùng khổ của mình, nhờ giúp đỡ. Hai người đàn ông dùng xe máy chở họ đi trốn. “Chúng tôi được cho mặc trang phục đạo Hồi, che kín mặt. Họ lái xe chở chúng tôi qua nhiều cánh đồng và đường nhỏ để tránh bị phát hiện” - Zeinat kể. Và cuối cùng họ đã thoát khỏi cuộc sống địa ngục.
Trở lại Iraq, Zeinat đoàn tụ với mẹ và một số anh chị em họ. Nhưng ba chị em gái của cô vẫn đang bị IS giam cầm, cha cô mất tích và có thể đã giết hại. Cô hi vọng những thông tin mình cung cấp có thể giúp bắt giữ Baghdadi.
“Tôi hi vọng họ sẽ sớm giết hắn. Hắn là kẻ giết người, tàn phá các gia đình, cưỡng hiếp các cô gái. Tôi muốn cả thế giới biết hắn ác độc đến mức nào” - Zeinat nhấn mạnh.
Nguồn: Tuổi Trẻ
Bình luận