• Zalo

Nổ kinh hoàng ở Văn Phú: Vật liệu gây nổ có thể là tên lửa, thủy lôi, ngư lôi

Thời sựThứ Sáu, 25/03/2016 12:10:00 +07:00Google News

Thiếu tá Đoàn Văn Vững, cán bộ Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn - Binh chủng Công binh, nhận định về vật liệu gây ra vụ nổ ở Văn Phú.

Thiếu tá Đoàn Văn Vững, cán bộ Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn - Binh chủng Công binh, nhận định về vật liệu gây ra vụ nổ ở Văn Phú.

Trao đổi với phóng viên hôm qua (24/3), Thiếu tá Đoàn Văn Vững, cán bộ Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn - Binh chủng Công binh, nhận định, trong vụ nổ ở Hà Đông, sơ bộ có thể xác định đây là khối chiến đấu từ một tên lửa, thủy lôi, ngư lôi... sót lại sau chiến tranh.


Tuy nhiên, để kết luận chính xác tên gọi, khối lượng, sức công phá, theo ông Vững, cần phải xác minh kỹ lưỡng hơn.

Hiện trường tan hoang sau vụ nổ.
Hiện trường tan hoang sau vụ nổ.  

- Hiện ở Hà Nội và vùng phụ cận, tồn tại loại bom mìn nào nhiều nhất?

Khu vực Hà Nội trước đây bị ảnh hưởng chủ yếu bởi chiến tranh phá hoại từ không quân, hải quân Mỹ, bom mìn vật nổ sót lại chủ yếu là các loại bom  phá, bom bi quả cam, quả dứa... người dân đi kéo cá ở sông, hồ, lấy đất làm gạch hay đào móng nhà cũng có khi gặp phải bom mìn vật nổ...

Bom bi các loại có hình dạng khá giống với quả dứa, quả cam, quả ổi dễ lẫn với đồ chơi con trẻ nhưng rất nhạy nổ và bán kính sát thương khá lớn nên cũng rất nguy hiểm, nhất là với các cháu nhỏ.


- Khi gặp vật nghi bom, mìn, người dân cần làm gì, thưa ông?

Trước khi xây dựng các công trình có cải tạo địa hình đất đai như làm đường sá, nền móng, cải tạo sông suối cần thiết phải rà phá sạch bom mìn vật nổ sót lại sau chiến tranh để đảm bảo an toàn trong xây dựng và sử dụng công trình về lâu dài.

Video: Ai chịu trách nhiệm bồi thường vụ nổ ở Văn Phú?


Trong lao động sản xuất, nếu gặp phải những vật lạ, khác thường, người dân không nên liều lĩnh cưa đục, đốt, dùng đèn khò cắt…, để tránh hậu quả đau xót cho bản thân và xã hội.

Mà cần báo ngay cho chính quyền cơ sở thôn, xóm, xã, phường, cơ quan công an, quân sự gần nhất, cũng có thể cấp báo qua các số điện thoại khẩn cấp như 113, 114 để các cơ quan chuyên trách kịp thời phối hợp thu gom, tiêu hủy an toàn.


Những người làm nghề thu gom, tái chế phế liệu, nhất là phế liệu kim loại bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật. Nơi tái chế, xử lý phải cách xa khu dân cư; phải đảm bảo phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

Cảm ơn ông!
Liên quan vụ nổ tại Hà Đông, bệnh nhân Đặng Cao Thủy sau 4 ngày điều trị tích cực đã không qua khỏi và tử vong vào hồi 8h30 ngày 23/3. Còn sức khỏe của bệnh nhân Nguyễn Thị Lệ đã có những tiến triển nhưng chậm.

Nguồn: Tiền Phong
Bình luận
vtcnews.vn