Giải pháp thúc đẩy tiêu dùng
Hãng tin Nikkei nhận định, các cửa hàng tiện lợi đang khá phổ biến ở Việt Nam. Hệ thống này dần trở thành nơi hẹn hò quen thuộc, ăn uống nhẹ sau giờ học của thế hệ trẻ, tuy vậy, các cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ vẫn sống bền bỉ. Nikkei dẫn từ báo cáo của Deloitte: “Người tiêu dùng ở các khu vực ngõ phố sâu, ngoại ô… vẫn giữ thói quen vào tiệm tạp hoá để mua sắm. Đây là mô hình tiện lợi và có thị trường riêng, khó có thể thay thế”.
Ứng dụng VinShop thuộc One Mount Group mới ra đời đã tạo nên một kênh liên kết mới thời công nghệ. Thông qua VinShop, các chủ cửa hàng tạp hóa truyền thống nhỏ lẻ có thể nhập hàng với giá bán buôn trực tiếp từ các nhà cung cấp của họ theo mô hình B2B (Business-to -Business).
VinShop được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện hiệu quả của toàn bộ chuỗi cung ứng, khắc phục điểm yếu hiện tại trong ngành bán lẻ xoay quanh việc phân phối sản phẩm cho các cửa hàng tạp hóa.
Nikkei nhận định, đưa cửa hàng tạp hoá lên ứng dụng VinShop là giải pháp mới tại Việt Nam, thúc đẩy tiêu dùng trong và sau đại dịch. Dẫn lời One Mount Group, ứng dụng VinShop sẽ giúp các cửa hàng tạp hoá tăng thu nhập – trung bình khoảng 10 triệu/1tháng nhờ vào việc đơn giản hoá vận hành và cắt giảm các chi phí liên quan, tham gia trưng bày hàng hóa các nhãn hàng, giới thiệu sản phẩm cho người dùng cuối của VinID…
Thị trường nhiều tiềm năng
Chuyên trang DealStreetAsia dẫn lời ông Vaughan Ryan, Giám đốc điều hành Consumer Intelligence Asia tại Nielsen, Việt Nam hiện là thị trường “màu mỡ” để phát triển mảng thương mại điện tử. Ông Lê Hàn Tuệ Lâm, Tổng Giám đốc công ty đầu tư mạo hiểm Nextrans của Hàn Quốc nhận định, môi trường bán lẻ lớn của Việt Nam vẫn bị chi phối bởi các kênh thương mại truyền thống. Nhưng nếu mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tìm một loạt các đối tác để tối ưu chi phí và các dịch vụ cung ứng thì sẽ rất mất thời gian. Đây là “lỗ hổng” mà các trang thương mại điện tử B2B có thể lấp đầy giúp các nhà bán lẻ kết nối với các nhà bán buôn đa dạng và thu hút nhiều khách hàng doanh nghiệp hơn để sử dụng.
Trả lời DealStreetAsia, bà Trương Quỳnh Phương - Giám đốc phát triển Kinh doanh của One Mount Group nhấn mạnh, doanh nghiệp cần tận dụng xu hướng B2B2C nhằm cải thiện hiệu suất, tái cấu trúc hệ thống phân phối trung gian. Qua đó, có thể tối ưu chi phí logistics do hiệu ứng quy mô mang lại. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể giảm đẩy bán vào nhiều kênh phân phối, thay vào đó kết nối với người tiêu dùng cuối để đẩy mạnh sức mua và thấu hiểu hành vi nhu cầu của họ.
Bà Phương cho biết thêm: "Chúng tôi đã và đang làm việc với các đối tác hàng đầu để xây dựng một hệ thống cung ứng thành công theo tiêu chuẩn quốc tế. VinShop đã phục vụ hàng chục ngàn sản phẩm cho khách hang tại cả hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và đang mở rộng nhanh chóng để có thể triển khai trên toàn quốc”.
Báo cáo e-Conomy SEA 2019 do Google và Temasek cho biết, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Với thương mại điện tử nói chung, thị trường này dự kiến sẽ mở rộng 43% trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2025.
Ông Jixun Foo, đối tác quản lý tại GGV Capital cho biết trên The Next Billion Podcast nhận định, chính vì thị trường thương mại điện tử của Việt Nam còn khá nhỏ nếu so với Ấn Độ và Indonesia, cho nên việc đi sâu và linh hoạt với các mô hình chuyển đổi sẽ mang lại nhiều giá trị hơn cho toàn bộ hệ sinh thái bán lẻ tại Việt Nam. Một điểm chung của Ấn Độ và Việt Nam là chi phí giao hàng và chi phí kết nối tới khách hàng cuối vẫn rất cao, do đó mô hình B2B2C là phương án linh hoạt và nhiều tiềm năng.
Bình luận