• Zalo

Những vùng đất 'chết', đi dễ khó về trên thế giới

Thế giớiThứ Tư, 06/07/2016 11:45:00 +07:00Google News

Bạn có thể đặt chân tới bất cứ nơi nào trên thế giới, nhưng hãy cân nhắc kỹ tới những địa điểm sau nếu không muốn chịu cảnh một đi không trở về.

Mogadishu, Somalia 

Dù phải đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc, sát hại, nhiều du khách phương Tây vẫn tỏ ra thích thú với những bãi biển trải dài dọc theo bờ biển phía đông của Somalia thuộc thành phố Mogadishu, một trong những địa điểm du lịch nguy hiểm bậc nhất thế giới.

2A2BE5C700000578-3147092-image-a-31_1435844946814

Bãi biển tuyệt đẹp ở Mogadishu

Đây là nơi giao tranh ác liệt của các thế lực quân sự và thường xuyên bị khủng bố và cướp biển ghé thăm.

Chính quyền của nhiều quốc gia cũng nhiều lần khuyến cáo người dân của mình cân nhắc tới chuyện đặt chân tới thành phố này.

Mặc dù vậy, không ít người vẫn sẵn sàng đánh cược mạng sống của mình để đổi lấy một lần tới nơi mà nổ bom, bắn giết, khủng bố tại nơi công cộng xảy ra như cơm bữa này. 

Đảo Poveglia

Với diện tích 6,8 ha, nằm trong khu vực Venice, miền Bắc Italia, Poveglia cho đến nay vẫn được biết đến là hòn đảo nhiều ma và rùng rợn nhất trên thế giới.

2A2B41D300000578-3147092-image-a-23_1435844650594

Poveglia trở thành “hòn đảo nhiều ma ám nhất thế giới.

Những ai từng có cơ hội đến thăm Poveglia khó có thể tưởng tượng được rằng, hòn đảo xinh đẹp này từng là địa điểm đặt thi thể hàng ngàn người chết vì dịch hạch vào năm 1348 trước khi được sử dụng để cách ly cách bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch vào năm 1922 và gần đây nhất là được tận dụng để xây dựng bệnh viện tâm thần.

Chính những câu chuyện kinh dị, những truyền thuyết được thêu dệt từ quá khứ khiến Poveglia trở thành “hòn đảo nhiều ma ám nhất thế giới”.

Đảo Bouvet

Nằm ở giữa vùng Nam Đại Tây Dương, hòn đảo được bao quanh bởi núi lửa Bouvet của Nauy là một trong những vùng đất xa xôi nhất trên thế giới.

93% diện tích của Bouvet được bao phủ bằng một dòng sông băng tuyệt đẹp. Nhưng ẩn sau vè đẹp hiền hòa đó là những cơn thịnh nộ phun trào miệng núi lửa.

2A2B41B700000578-3147092-image-a-21_1435844642627

 Đảo Bouvet

Vào năm 2014, Viện Polar Na Uy thành lập một trạm nghiên cứu mới trên hòn đảo này, đồng thời gửi tới một nhóm 6 nhà nghiên cứu  tới đây trong thời gian 2-4 tháng. Tuy nhiên, do địa hình băng giá và khí hậu khắc nghiệt, tất cả không thể vượt qua thử thách này. 

Hiện tại, dù mang mình một vẻ đẹp hùng vĩ và khác biệt, Bouvet vẫn không phải là một nơi thích hợp để lựa chọn phát triển du lịch. 

Mặc dù vậy, vẫn có những du khách tỏ ra tò mò với hòn đảo này. Nhưng để tiếp cận được với nó, điều đầu tiên mà họ phải làm là nhận được cái gật đầu của chính phủ Na Uy.

Đảo North Sentinel

Bất cứ ai có ý định tiếp cận với người dân trên hòn đảo North Sentinel, thuộc quần đảo Andamanese ở vịnh Bengan nằm giữa Ấn Độ và Malaysia đều có chung một kết cục là bị săn đuổi và giết chết.

Cho đến nay, người ta vẫn không thể lý giải được tại sao người Sentinel lại có thái độ hận thù với người ngoài như vậy dù cho các nhà khoa học nhiều lần cố gắng thương thuyết hòa bình với cư dân trên đảo.  

279355-r3l8t8d-650-1373228748-0-1002

  Những hình ảnh hiểm hoi về cư dân trên đảo Sentinel.

Họ mang tới những món quà, cúi đầu và mỉm cười một cách thân thiện. Nhưng đổi lại, những người bản xứ lại tỏ thái độ thờ ơ, khinh miệt và thậm chí còn nghênh đón họ bằng những mũi tên tẩm độc theo như tục lệ 60.000 năm qua kể từ bộ lạc này ra đời.  

Ngay Chính phủ Ấn Độ cũng tuyên bố không có ý định can thiệp vào cuộc sống của người dân trên đảo và khuyến cáo du khách không nên tiếp cận hòn đảo này dù Sentinel chính thức thuộc quyền quản lý của nước này5 từ năm 1947. 

Song Hy (Nguồn: Daily Mail)
Bình luận
vtcnews.vn