Tổng hợp 10 cảnh phim về tai nạn máy bay thảm khốc nhất trên màn ảnh.
Các cảnh phim phần nào giúp người xem được trải nghiệm những khoảnh khắc khủng khiếp nhất trong các tai nạn máy bay như tiếng la hét tuyệt vọng của hành khách, hành lý đổ vỡ, sự rung lắc, tiếng còi báo động, sự hốt hoảng của phi hành đoàn hay không khí nghẹt thở trong giờ khắc sinh tử...
Bấy nhiêu đã khiến khán giả vã mồ hôi và rùng mình sợ hãi khi bám chặt vào thành ghế.
The Grey (2012).
Gần đây nhất có thể kể tới bộ phim phim The Grey của đạo diễn Joe Carnahan. Phim với mở đầu là cảnh Ottway (Liam Nesson) được một công ty thuê bảo vệ nhân công khai thác dầu tại vùng Alasca trước sự rình rập của lũ sói rừng.
Không may, chiếc máy bay chuyên chở toàn bộ công nhân sau khi hoàn thành công việc bỗng nhiên gặp nạn khiến toàn bộ phi hành đoàn và hầu hết hành khách thiệt mạng.
Liam Nesson sau vụ tai nạn máy bay trong The Grey.
Ottway bình tĩnh đón nhận cái chết trong vụ tai nạn máy bay.
Chỉ còn lại Ottway và vài người khác may mắn sống sót. Không vũ khí hiện đại phòng thân, không có đủ nhu yếu phẩm cần thiết, không một thiết bị liên lạc, họ phải đối mặt với vùng đất đầy tuyết trắng và đặc biệt phải đối đầu sinh tử với lũ sói cực kỳ khát máu.
Final Destination 1 - 5/Lưỡi hái tử thần 1 và 5.
Một tai nạn máy bay khủng khiếp khác không thể không kể tới vụ nổ may bay dữ dội trong một bộ phim có lẽ không được đánh giá cao về nội dung, nhưng điểm cộng của phim chính là về vụ tai nạn máy bay ở cuối phim.
Cái chết của những nạn nhân và các nhân vật trong phim là Sam và Molly thật sự là một 'cái chết đỉnh cao'. Final Destination 5 đã kết thúc với vụ nổ máy bay từng được nhân vật chính gặp phải trong giấc mơ trong Final Destination 1.
Cảnh vụ nổ máy bay kinh hoàng trong Final Destination 5.
Vụ tai nạn máy bay ở những phần cuối của phim chắc chắn để lại nhiều ấn tượng với khán giả bởi nó đã được các nhà làm phim xây dựng thực sự sống động và đáng sợ đến mức nào.
Alive (1993).
Hẳn nhiều người còn nhớ chi tiết vụ tai nạn máy bay với đội bóng bầu dục người Uruguay trên chuyến bay 571 của hãng hàng không Uruguay, đã đâm phải một ngọn núi trong dãy Andes vào ngày 13/10/1973.
Phim dựa trên cuốn tiểu thuyết Alive: The Story of the Andes Survivors của Piers Pauld Read xuất bản năm 1974.
Khoảnh khắc ngọn núi sừng sững hiện ra trước mắt phi hành đoàn, trong khi hành khách hoảng loạn và la hét trước hung tin. Và rồi máy bay đâm sầm vào núi, vỡ làm đôi.
Khán giả có thể nhận thấy cảnh một nửa số hành khách vẫn ngồi dính chặt trên ghế và tuột xuống phần đuôi máy bay, tất nhiên ai nấy đều la hét thảm thiết.
Những thành viên đội bóng bầu dục vui sướng sau khi thoát chết từ vụ máy bay đâm vào dãy núi Andes.
Vụ tai nạn máy bay trong Alive.
Cảnh tượng hỗn loạn và kinh hoàng diễn ra ngay trước mắt khán giả, giúp mang lại cảm giác hết sức thật cho người xem.
Và những điều tồi tệ diễn ra tiếp theo dành cho những người sống sót sẽ khiến khán giả thực sự phải suy nghĩ, hoặc đặt ra giả thiết cho bản thân: Sống sót và đối mặt với việc buộc phải ăn thịt ở phần mông của những nạn nhân xấu số để tồn tại hoặc là chết trong tai nạn thảm khốc.
Fearless (1993).
Bộ phim của đạo diễn Peter Weir, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Rafael Yglesias.
Nội dung cảnh máy bay gặp tai nạn thực sự khiến người xem phải nức nở và cảm động. Cảnh chiếc máy bay chuẩn bị nổ tung khiến người xem nghĩ ngay tới cái chết.
Thế nhưng, điểm khác biệt của vụ tai nạn máy bay trong The Fearless so với những phim khác là ở chỗ, hầu hết thời lượng của vụ tai nạn thường chỉ diễn ra trong vòng 2 - 3 phút.
Nhưng với 7 phút trong bộ phim này, người xem có thể thấy nhiều hơn thế về một vụ nổ máy bay, đó là việc phim tái hiện lại cuộc đời của các nhân vật xấu số trong vụ tai nạn.
Cast Away (2000).
Trong phim này, nam tài tử đoạt giải Oscar Tom Hanks đã diễn xuất thành công như bất kỳ vai diễn nào trước đó của ông, đặc biệt ngôi sao của Forrest Gump đã biến tai nạn máy bay thảm khốc dưới nước trở thành bộ phim về tai nạn máy bay xuất sắc trên màn ảnh.
Nhân vật của Tom Hanks vật lộn sau tai nạn máy bay kinh hoàng trên biển.
Cảnh tượng phim đặc biệt gây ấn tượng với cảnh Chuck Noland ngụp lặn trong dòng nước tối đen như mực, vây quanh anh là cảnh tượng cháy nổ sau vụ tai nạn vừa mới diễn ra trên biển Nam Thái Bình Dương sau cơn bão lớn.
Knowing/Hỗn số tử thần(2009).
Mặc dù bản thân phim là một thất bại nhưng tai nạn máy bay lại là một trong những cảnh hoành tráng và dữ dội nhất trong lịch sử điện ảnh.
Nhân vật của Nicolas Cage chứng kiến toàn bộ cảnh tượng máy bay liệng cánh từ trên trời đáp xuống sân bay và nổ tung.
Những hình ảnh chiếc máy bay nghiêng mình và đâm sầm xuống sân bay, để rồi nổ tung trong Knowing.
Hình ảnh nam tài tử chạy tới đám cháy và kéo ra một hành khách ở hàng ghế đầu, vội vàng hô hấp nhân tạo người xấu số dù biết cơ hội sống sót của anh này gần như bằng không.
Hay cảnh khiến khán giả nhăn mặt sợ hãi khi Cage cố gắng kéo một hành khách nữ tới địa điểm an toàn khiến da đùi của cô này bị tuột từng mảng.
Thêm một số hình ảnh tai nạn máy bay thảm khốc trên phim:
Chiếc máy bay bị người ngoài hành tinh tấn công và bốc lửa nghi ngút trong Indepence Day.
Chiếc máy bay đâm gặp nạn khi đâm phải đàn ngỗng trong The Edge.
Cảnh trong World War Z với sự góp mặt của nam tài tử Brad Pitt, nhân vật may mắn sống sót trong chuyến bay tử thần.
Với bộ phim United 93 (2006) giúp khán giả có cái nhìn sâu hơn về những gì diễn ra trong chuyến bay định mệnh ngày 11/9 trước khi lao vào tòa tháp đôi lịch sử của nước Mỹ năm 2001.
Còn trong bộ phim trên, chiếc máy bay gặp nạn trong tình trạng nhiên liệu bị đóng băng vì Trái Đất rơi vào thời kỳ băng hà.
Bình luận