(VTC News) - Tên thật là Quốc lộ 16, nhưng con đường này từ lâu đã được biết đến với cái tên khác “Đại lộ nước mắt” vì đó là nơi hàng chục phụ nữ chết hoặc mất tích bí ẩn.
Không ai biết chính xác có bao nhiêu người đã biến mất trên con đường dài 800km chạy qua tỉnh British Columbi, miền Tây Canada. Nhưng một số người cho rằng con số này có thể là 40.
Thậm chí người dân ở đây còn phải đặt các tấm biển cảnh báo đây là đoạn đường có kẻ giết người hàng loạt, cảnh báo báo các cô gái không nên đi nhờ xe mặc dù không ai đưa ra được bằng chứng về môt tên tội phạm như vậy.
Thậm chí người dân ở đây còn phải đặt các tấm biển cảnh báo đây là đoạn đường có kẻ giết người hàng loạt, cảnh báo báo các cô gái không nên đi nhờ xe mặc dù không ai đưa ra được bằng chứng về môt tên tội phạm như vậy.
Tấm biển cảnh báo trên "Đại lộ nước mắt" |
Không có câu trả lời nào được đưa ra khiến câu chuyện càng trở nên bí ẩn và người dân nơi đây càng cảnh giác hơn bao giờ hết.
Đa số những người mất tích là người ở vùng xa xôi hẻo lánh đến, họ không có phương tiện đi lại hay phương tiện liên lạc như điện thoại và buộc phải đi nhờ xe.
Hầu hết các vụ mất tích xảy ra trên đoạn đường nối hai thành phố Prince George và Prince Rupert.
“Nhiều phụ nữ buộc phải đi nhờ xe dọc theo đại lộ này vì họ không còn lựa chọn nào khác”, cô Wendy Kellas, một người tham gia chiến dịch chống bạo lực, thuộc dự án nhằm nâng cao nhận thức về ‘Đại lộ nước mắt” nói với trang tin news.com.au.
Hình ảnh những nạn nhân mất tích hoặc bị giết một cách bí ẩn trên con đường này |
Cô Kellas cho biết ước tính có khoảng 18 phụ nữ đã mất tích hoặc bị giết trong vòng 30 năm qua. Tuy nhiên, người dân địa phương khẳng định con số này còn cao hơn.
Số lượng những vụ bắt cóc phụ nữ ngày càng nhiều làm dấy lên nghi ngờ có một kẻ giết người hàng loạt nhằm vào những phụ nữ yếu ớt đi ngang qua con đường này.
Vụ giết người đầu tiên xảy ra vào năm 1969 khi thi thể của Gloria Moody được tìm thấy.
Theo ghi nhận của tờ Mirror, Gloria Moody đi chơi ở một quán bar và sau đó đã không bao giờ trở về.
6 năm sau đó, thi thể của cô bé Monica Igna, 15 tuổi được tìm thấy trong một cái hố. Đến năm 1988, Alberta Williams bị giết chỉ một tháng sau khi được thông báo mất tích.
Sau đó, vào năm 1994, các thi thể của 3 nữ sinh được nhìn thấy bên lề đường. Khiến nhiều người phải yêu cầu cảnh sát tăng cường tuần tra, bảo vệ các cô gái khỏi các vụ tấn công.
Gần đây nhất, vào tháng 3 năm ngoái, cảnh sát phát hiện thi thể của thai phụ Loretta Saunders, đến từ tỉnh Newfoundland và Labrador, thuộc miền đông Canada.
Điều kỳ lạ là cô gái 26 tuổi này đã làm luận văn về những người phụ nữ mất tích hoặc bị giết trước khi cô cũng mất tích như họ.
Đa số những người mất tích là người ở vùng xa xôi hẻo lánh đến, họ không có phương tiện đi lại và buộc phải đi nhờ xe. |
Thi thể của cô được tìm thấy ở tuyến số 2 trên quốc lộ Trans-Canada ở New Brunswick, cách nhà cô ở Halifax khoảng hơn 720km.
Tuy nhiên, theo báo cáo của CBS News Canada, các bạn cùng phòng của Saunders là Blake Leggette vàVictoria Henneberry từng bị buộc tội giết người cấp độ 1.
Khi các gia đình nạn nhân và cảnh sát tiếp tục tìm kiếm những người mất tích thì các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho rằng cảnh sát đã không làm hết trách nhiệm để bảo vệ những người phụ nữ bản xứ.
Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) cho rằng cảnh sát Hoàng gia Canada ở miền Bắc British Columbia đã thất bại trong việc bảo vệ những phụ nữ bản xứ.
HRW đã tiến hành cuộc điều tra dọc theo quốc lộ 97 và 16, cho thấy nhiều phụ nữ và trẻ em gái bị cảnh sát lạm dụng bao gồm cả việc sử dụng vũ lực, và thậm chí là tình dục.
“Chính phủ Canada nên thành lập một ủy ban quốc gia điều tra về sự biến mất bí ẩn và cái chết của những phụ nữ bản xứ, bao gồm cả việc cảnh sát có hành vi xấu đối với họ trên đoạn đường thuộc quốc lộ 16, mà người ta quen gọi là “Đại lộ nước mắt”, một tuyên bố cho biết.
HRW cũng cho biết thêm những phụ nữ gọi cho cảnh sát để yêu cầu sự giúp đỡ thường bị đổ lỗi vì sử dụng các chất kích thích như rượu, và chính họ cũng có nguy cơ bị bắt giữ.
Những người khác cho biết một số gia đình gọi điện cho cảnh sát để báo cáo rằng con họ mất tích nhưng cảnh sát đã không nhanh chóng điều tra.
Trong tuần này, Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ sẽ đưa ra bản báo cáo về những phụ nữ bản xứ bị giết hoặc mất tích.
Minh Hân (Theo news.com.au)
Bình luận