Để thống nhất quyền lực hoặc làm đẹp báo cáo tài chính, nhiều đại gia Việt sẵn sàng "tặng không" hàng triệu cổ phiếu hoặc xóa nợ cả trăm tỷ cho công ty.
Năm 2008, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM ghi nhận một giao dịch tặng cổ phiếu kỷ lục ở mã chứng khoán của một trong những công ty tương đối lớn tại Việt Nam ở thời điểm đó. Chủ tịch công ty đã tặng lại hơn 1 triệu cổ phiếu (khoảng 82 tỷ đồng) cho một thành viên HĐQT.
Tuy nhiên, không phải bất cứ giao dịch biếu, tặng cổ phiếu nào đều thực hiện thành công. Năm 2011, bà chủ Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) từng muốn tặng 200.000 cổ phiếu cho một đơn vị.
Tuy nhiên, nhã ý này bị từ chối và bà chỉ có thể chuyển nhượng được hơn 80.000 chứng khoán. Một năm sau, bà Nguyễn Thị Như Loan tiếp tục bỏ ra số cổ phiếu QCG trị giá hơn 1,3 tỷ đồng để làm quà tặng cho một người nhận giấu tên.
Tuy nhiên, không phải bất cứ giao dịch biếu, tặng cổ phiếu nào đều thực hiện thành công. Năm 2011, bà chủ Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) từng muốn tặng 200.000 cổ phiếu cho một đơn vị.
Tuy nhiên, nhã ý này bị từ chối và bà chỉ có thể chuyển nhượng được hơn 80.000 chứng khoán. Một năm sau, bà Nguyễn Thị Như Loan tiếp tục bỏ ra số cổ phiếu QCG trị giá hơn 1,3 tỷ đồng để làm quà tặng cho một người nhận giấu tên.
Việc chủ sở hữu công ty tự xóa nợ hay cấn trừ bằng cổ phiếu sẽ giúp làm đẹp báo cáo tài chính, đồng thời giữ giá cổ phiếu ổn định. Ảnh: Anh Tuấn. |
Thay vì biếu tặng cổ phiếu và được ghi nhận thay đổi cổ phần ngay trên báo cáo tài chính, nhiều doanh nhân sẵn sàng bỏ ra khối tài sản khổng lồ thông qua con đường vay hoặc cho vay với chính công ty của mình. Trường hợp của Công ty Thuận Thảo hoặc QCG là điển hình.
Mới đây, bà Võ Thị Thanh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thuận Thảo – tuyên bố xóa món nợ 105 tỷ đồng cho công ty, nhằm giúp kết quả kinh doanh của Thuận Thảo từ mức âm chuyển thành dương. Báo cáo kiểm toán sau đó đã không ghi nhận việc xóa nợ này của nữ doanh nhân, khiến doanh nghiệp tiếp tục có kết quả kinh doanh không khả quan với mức lỗ lên tới gần 200 tỷ đồng.
Trong khi đó, tại Quốc Cường Gia Lai, Chủ tịch Nguyễn Thị Như Loan không chỉ dùng cổ phiếu cá nhân làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của công ty mà còn trực tiếp dùng tiền tham gia vào các hoạt động tài chính của QCG.
Để xóa đi con số hàng trăm tỷ đồng nợ vay của Quốc Cường Gia Lai với cá nhân bà chủ tịch trên báo cáo tài chính, cổ đông công ty này đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu cấn trừ công nợ. Tính đến cuối năm 2014, số nợ sổ sách được xóa trên báo cáo tài chính của công ty này với riêng cổ đông lớn nhất đã lên tới hơn 400 tỷ đồng.
Theo giải trình của Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai, những giao dịch vay và cho vay chéo giữa công ty và các cổ đông là nghiệp vụ “không thể không phát sinh”, nhất là khi doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, cần được hỗ trợ. Tuy nhiên, sau nhiều năm liên tục thực hiện vay nợ rồi hoàn nợ mà không thể giải quyết dứt điểm tình trạng giao dịch chéo trong công ty như cam kết vào năm 2012, QCG đã chọn giải pháp cấn trừ nợ bằng cổ phiếu.
Một chuyên gia làm việc ở một công ty chứng khoán ở Hà Nội đánh giá, việc biếu tặng cổ phiếu hay dùng chứng khoán cá nhân để đảm bảo các món vay của doanh nghiệp là cách nhiều ông chủ công ty giữ được giá cổ phiếu, thống nhất quyền lực hoặc hạn chế bổ sung tài sản đảm bảo cho các món vay ngắn hạn. “Nghiệp vụ này vừa làm đẹp báo cáo tài chính của doanh nghiệp, vừa không làm thay đổi bộ máy điều hành chính, nghĩa là lợi cả đôi đường”, vị chuyên gia trên nhận định.
Nguồn: Zing.vn
Bình luận