• Zalo

Những vị trí xuất hiện 'mùi lạ' trên cơ thể quý ông phải coi chừng

Đời sốngThứ Hai, 02/10/2017 13:00:00 +07:00Google News

“Mùi hôi” trên cơ thể có thể tiết lộ nhiều vấn đề về sức khỏe nam giới, theo một nghiên cứu tại Thụy Điển.

Lý do là bởi, một số căn bệnh có khả năng phát ra những mùi đặc trưng. Chú ý ngay những mùi hôi xuất hiện trên các bộ phận cơ thể dưới đây vì có thể chúng đang cảnh báo vấn đề sức khỏe cơ thể bạn.

1. Mùi trái cây từ hơi thở có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

DKA (diabetic ketoacidosis) là một dạng của bệnh đái tháo đường tuýt 2 với mức độ nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do nồng độ hormone insulin trong cơ thể quá thấp và nồng độ đường trong máu tăng cao, khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề.

Bệnh xảy ra khi tế bào không được cung cấp đầy đủ lượng glucose cần thiết để chuyển hóa thành năng lượng. Khi ấy, cơ thể phải dung nạp năng lượng từ việc chuyển hóa chất chất béo, dẫn đến xeton được sản sinh ra nhiều hơn. Hợp chất xeton có thể tích tụ nhiều trong cơ thể, làm tăng nồng độ axit và khiến cho bệnh đái tháo đường nghiêm trọng hơn.

Hơi thở có mùi trái cây là dấu hiệu của nồng độ xeton cao. Bệnh còn đi kèm với các triệu chứng khác như cơ thể mệt mỏi, khô miệng, khó thở, vùng bụng và đầu đau. Khi ấy, bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay để kịp thời điều trị.

2. Chân có mùi hôi thối có thể là dấu hiệu của bệnh bàn chân lực sĩ 

Nếu bàn chân của bạn có mùi rất hôi thối bất thường, thì rất có thể vi khuẩn, nấm đang phát triển và sản sinh nhiều khí hôi ở chân. Da vùng chân và các khe ngón chân ẩm ướt có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở những người có vùng da chân mềm mỏng. Bệnh có thể nghiêm trọng hơn, gây nên viêm nhiễm khuẩn mô mềm ở bàn chân.

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc dạng xịt chuyên trị các loại vi khuẩn và nấm ở da chân như Lotrimin hoặc Tinactin. Nếu sau hai tuần không có hiệu quả, thì bạn nên trực tiếp khám da liễu để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Để phòng tránh bệnh, bạn nên tránh để giày dép lâu ngày trong tủ vì khi ấy môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, bạn nên sử dụng thuốc dạng xịt Talcum để giúp da chân luôn khô ráo.

3. Phân nặng mùi có thể tố cáo chứng bệnh không dung nạp lactose

Lactose là một thành phần dinh dưỡng được tìm thấy nhiều trong các sản phẩm từ sữa. Trong cơ thể, enzyme lactase được sản sinh ra nhằm phân giải lactose và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, vì nguyên nhân nào đó mà cơ thể không sản sinh đủ lượng enzyme cần thiết để phân giải lactose, dẫn đến lactose bị lên men trong ruột kết. Khi ấy, những sản phẩm lên men này có thể làm phân lỏng và có mùi hôi, chướng bụng và đầy hơi.

Rất nhiều người trên thế giới mắc phải chứng bệnh không dung nạp lactose này do cơ thể không tiêu hóa và hấp thu được dưỡng chất từ các loại sản phẩm từ sữa. Và bệnh nặng nhẹ khác nhau sẽ tùy thuộc vào cơ thể mỗi người, nhưng triệu chứng thường đi kèm với đau vùng bụng, nôn mửa, tiêu chảy và ói.

Nếu bạn thường xuyên “xì hơi” hoặc phân có mùi rất hôi sau khi tiêu hóa các sản phẩm từ sữa thì tốt nhất bạn nên đi khám sức khỏe đường ruột.

4. Nước tiểu nặng mùi có thể là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu

Các chuyên gia cho rằng nước tiểu trở nặng mùi có thể là do viêm đường tiết niệu. Một loại vi khuẩn, tên gọi là E.coli có thể đã xâm nhập vào đường tiết niệu và niệu đạo, và phát triển trong bàng quang gây nên viêm nhiễm.

Video: Nhịn ăn giải độc, thanh lọc cơ thể, coi chừng nhiễm độc

Bệnh này thường rất phổ biến ở con gái, tuy nhiên, con trai cũng đừng chớ xem thường vì khi khó tiểu tiện thì bạn cũng có thể đang mắc chứng bệnh trên. Nghiêm trọng hơn nữa là viêm đường tiết niệu cũng có thể tố cáo các vấn đề sức khỏe khác trong cơ thể như như sỏi thận, tiểu đường và phì đại tuyến tiền liệt. Do đó, khi thấy nước tiểu nặng mùi trong thời gian dài thì bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

5. Hơi thở nặng mùi mỗi buổi sáng tố cáo chứng bệnh ngưng thở khi ngủ

Nếu thường xuyên chải răng mà vẫn gặp các vấn đề về hơi thở thì có khả năng bạn mắc phải chứng bệnh ngưng thở khi ngủ. Bệnh xảy ra khi nhịp thở bị rối loạn và bạn ngưng thở một cách đứt quãng trong khi ngủ. Khi ấy, bạn phải mở miệng để thở thay vì dùng mũi.

Tuy nhiên, miệng bạn sẽ trở nên khô hơn do miệng được mở suốt đêm. Trong điều kiện này vi khuẩn có thể dễ dàng lây lan và phát triển trong khoang miệng, sinh ra nhiều khí độc hại khiến hơi thở bạn có mùi giống như trứng thối.

Do đó, bạn cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu miệng vẫn có mùi thối, ngáy to và ngủ ngày mặc dù bạn đã áp dụng nhiều cách khác nhau. Giấc ngủ rất quan trọng vì nó giúp bạn hồi phục năng lượng sau một ngày dài. Do đó, các rối loạn trong giấc ngủ có thể gián tiếp dẫn đến một số căn bệnh khác như tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim.

Huy
Bình luận
vtcnews.vn