Ở Việt Nam, nguồn vốn tín dụng luôn được xem là có vai trò quyết định để phát triển thị trường bất động sản (BĐS), với ước tính cơ cấu vốn tín dụng chiếm 70-80% giá trị thị trường BĐS.
Trong những năm qua, dòng chảy tín dụng vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh BĐS liên tục có sự tăng trưởng ( năm 2012 là 14%, năm 2013 là 14,7% và năm 2015 đạt 15,2%). Trong đó, dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh BĐS tập trung lớn nhất vào phân khúc mua, xây dựng, sửa chữa, xây dựng đô thị.
Nhằm mục đích kiểm soát rủi ro cho vay đối với lĩnh vực này, NHNN đã ban hành nhiều thông tư quy định giới hạn sở hữu cổ phần, góp vốn của các cá nhân, ngân hàng, doanh nghiệp có mối quan hệ với nhau nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo, gây khó khăn trong quản lý.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều trường hợp "sân sau". Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do lãnh đạo hoặc cổ đông lớn của các ngân hàng đồng thời giữ vị trí người đứng đầu của các công ty BĐS.
Ông Dương Công Minh
Ông Dương Công Minh sinh năm 1961, hiện đang là chủ tịch HĐQT Sacobank và chủ tịch HĐQT Him Lam. Để được như ngày hôm nay, ông Minh đã trải qua nhiều thăng trầm trong quá khứ.
Năm 1997, đứa con tinh thần của ông Minh- Him Lam ra đời trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty TNHH Thương mại Him Lam. Đến nay, vốn điều lệ của Tập đoàn đã đạt tới con số 6.500 tỷ đồng, trong đó ông Minh nắm giữ 99%.
Năm 2008, ông Minh cùng Him Lam góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt (LienVietPostBank) với vai trò cổ đông sáng lập.
Điều này đã tạo bàn đạp trong chiến lược đầu tư của Him Lam, giúp tập đoàn này thực hiện chiến lược đầu tư của mình không chỉ giới hạn trong mảng bất động sản mà còn mở rộng sang các lĩnh vực kinh tế khác thông qua các kênh đầu tư tài chính gián tiếp khác nhau.
Video: Điểm mặt các dự án bỏ hoang nghìn tỷ giữa Thủ đô
Hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng BĐS luôn là nền tảng và thế mạnh của Him Lam. Hiện Him Lam đã và đang thực hiện 30 dự án với tổng mức vốn đầu tư gần 36.400 tỷ đồng.
Có thể kể đến một số dự án tiêu biểu như Dự án đầu tư xây dựng khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội tại Khu công nghiệp Sài Đồng B (quận Long Biên, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư lên tới 9.500 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Him Lam - Tân Hưng (quận 7, TP.HCM) 6.715 tỷ hay Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở đường khu đất Hiệp Ân 2 (quận 8, TP.HCM) 1.500 tỷ đồng,…
Sau hơn 9 năm chèo lái còn thuyền LienVietPostBank, Him Lam và ông Dương Công Minh đã có công đưa LienVietPostBank từ một ngân hàng “tỉnh lẻ” trở thành một trong những ngân hàng có vị thế và độ phủ sóng khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Sau khi rời khỏi LienvietpostBank, ông Dương Công Minh quyết định thoái sạch 14,98% cổ phần (gần 97 triệu cp) mà Him Lam nắm giữ tại ngân hàng này. Mặc dù cá nhân ông Dương Công Minh không còn nắm giữ cổ phần tại LienVietPostBank nhưng vợ ông, bà Lê Thị Vân Thảo, cùng em gái Dương Thị Liêm sở hữu gần 5% cổ phần.
Việc ông Dương Công Minh trở thành Chủ tịch ngân hàng Sacombank mới đây được kỳ vọng sẽ mang lại một làn gió mới cho Sacombank, giúp Ngân hàng này nhanh chóng thực hiện đề án tái cơ cấu, giải quyết triệt để nợ xấu. Và trong tương lai, đây có thể là động lực để ông Dương Công Minh tiếp tục mở rộng, phát triển các dự án bất động sản.
Ông Đỗ Quang Hiển
Ông Đỗ Quang Hiển hay còn gọi là “Bầu Hiển” sinh năm 1962 tại Hà Nội, ông hiện là chủ tịch Câu lạc bộ Bóng đá T&T Hà Nội và đồng thời đang giữ nhiều chức danh như Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) và hàng loạt công ty khác.
Trước đây, BĐS có vẻ chỉ là "nghề tay trái" của Bầu Hiển, nhưng việc triển khai nhiều dự án trong năm 2015, 2016 cho thấy Bầu Hiển đang có xu hướng mạnh tay đầu tư vào BĐS.
Các dự án mà T&T Group của Bầu Hiển đã đầu tư gồm: Trung tâm thương mại, nhà ở số 1 đường Quang Trung (TP. Vinh, tỉnh Nghệ An); Khu đô thị mới Minh Phương tại TP. Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) và Trung tâm Thương Mại T&T tại thị trấn Bần (Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).
Tại Hà Nội, sản phẩm BĐS mà T&T Group ra mắt đầu tiên là khu tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng kết hợp nhà ở tại số 440 - phố Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội)…
Bằng việc thực hiện các thương mua vụ cổ phần DNNN lớn đầu ngành diễn ra rất nhanh chóng, suôn sẻ với giá “bèo bọt”, Bầu Hiển đang sở hữu những mảnh đất vàng. Có thể kể đến như: khu đất rộng 2.200 m2, có mặt phố Lý Thường Kiệt, Hàng Bài, Vọng Đức, nằm trong kế hoạch xây dựng trụ sở mới của SHB. Ngoài ra, bầu Hiển còn sở hữu có 2 khu đất khác tại số 18 Hàng Chuối (Hai Bà Trưng) và 52 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm), với mục đích sử dụng làm trung tâm thương mại và nhà ở…
Không thể phủ nhận quy mô cũng như sức mạnh của Tập đoàn T&T, tuy nhiên, để được như ngày hôm nay phải kể đến công lao của “bầu Hiển”. Ngoài tài năng lãnh đạo và kinh nghiệm thương trường hơn 20 ông bầu còn có tiềm lực tài chính cực “khủng” khi là cổ đông chính, Chủ tịch HĐQT của SHB. Đây chính là yếu tố góp phần làm "bà đỡ" cho việc đầu tư, kinh doanh các dự án BĐS của T&T group.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 của SHB, tại bảng phân tích dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của ngân hàng này thì cho vay theo ngành xây dựng là 22.636 tỷ đồng, chiếm 13,94% tổng dư nợ; cho vay hoạt động kinh doanh BĐS là 10.597 tỷ đồng, chiếm 6,53% tổng dư nợ, cho thấy SHB đã cho vay BĐS rất lớn trong những năm qua.
Bình luận