Giàu có, tài năng, đặc biệt là đi lên từ hai bàn tay trắng, những doanh nhân gốc Việt này đều nổi tiếng tại chính miền đất sản sinh ra nhiều tỷ phú nhất thế giới.
Bill Nguyễn - triệu phú công nghệ
Sinh năm 1971, Bill Nguyễn lớn lên trong một gia đình gốc Việt sang định cư tại Mỹ vào năm 1969. Anh từng làm nghề phụ bán xe hơi cũ vào cuối tuần để trang trải tiền học và phụ giúp gia đình. Bill Nguyễn đỗ đại học Houston, nhưng nhanh chóng bỏ dở để theo nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực phần mềm.
Được miêu tả là người giản dị, thích chơi game và chỉ ngủ khoảng 3 tiếng mỗi ngày, năm 1999, Bill Nguyễn đã làm chấn động giới công nghệ khi bán công ty chuyên về phần mềm tin nhắn mới thành lập chỉ 1 năm cho Phone.com, với mức giá 850 triệu USD.
Năm 2000, Bill Nguyễn trở thành sáng lập viên kiêm CEO công ty phần mềm Seven Networks, chuyên sản xuất các ứng dụng cho thiết bị di động. Với thành công của Seven Networks, Bill từng được tập đoàn truyền thông MSNBC bầu chọn là nhân vật triển vọng nhất năm, thậm chí được coi là người "có khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu".
Thành công lớn nhất của doanh nhân 7X người Mỹ gốc Việt này là Lala.com, dịch vụ kết nối âm nhạc và chia sẻ đĩa CD giá 1 USD. Sau 2 năm ra đời, Lala.com lọt vào mắt xanh của Apple, và ông lớn công nghệ đã bỏ ra khoảng 80 triệu USD để thâu tóm dịch vụ này, sau đó kết hợp nó vào iTunes. Bill Nguyễn và các cộng sự trong dự án Lala.com đều được mời về làm việc tại Apple vào năm 2008.
Năm 2010, doanh nhân này rời Apple, lập công ty mới và huy động được nguồn tài trợ 41 triệu USD từ các quỹ đầu tư mạo hiểm cho dự án Color - mạng xã hội phát triển riêng trên nền điện thoại thông minh. Song dự án này bị đình lại do những mâu thuẫn giữa Bill Nguyễn và một sáng lập viên khác. Cuối cùng, Color được bán cho Apple, với mức giá không được tiết lộ, nhưng đồn đoán lên tới hàng chục triệu USD.
Hoàng Kiều - tỷ phú giàu nhanh nhất của Forbes
Doanh nhân Việt 71 tuổi Hoàng Kiều sinh ra và lớn lên tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Vốn yêu thích công việc kinh doanh từ nhỏ, Hoàng Kiều sớm đạt được thành công ở tuổi 30, khi sở hữu một khách sạn lớn ở Đà Nẵng.
Năm 1975, ông sang Mỹ, làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng và tìm được công việc tại phòng thí nghiệm điều trị gan của Abbott. Sau 5 năm, ông được đề bạt lên vị trí giám đốc, được cử đi học quản trị kinh doanh, sau đó hùn vốn mua lại một phần cơ sở thí nghiệm này.
Từ đây ông lập công ty RAAS và điều hành công việc thu gom huyết thanh chuyên dụng, cung cấp cho ngành công nghiệp phân tách.
Kinh doanh thành công giúp ông mở rộng RAAS và "bao" luôn dịch vụ thử nghiệm cho các cơ sở sản xuất huyết tương lớn của Mỹ. Năm 1988, ông chuyển một phần việc kinh doanh của mình tới Trung Quốc, lập ra Shanghai RAAS.
Khi Shanghai RAAS được IPO trên sàn chứng khoán Thâm Quyến, tài sản của ông Hoàng Kiều gia tăng nhanh chóng, từ mức 1,6 tỷ USD vào khoảng tháng 3/2014 lên mức 2,8 tỷ USD vào tháng 9, xếp thứ 222 người giàu nhất tại Mỹ.
Ông cũng được Forbes xếp hạng vào top những doanh nhân giàu nhanh nhất thế giới trong tháng 9 vừa qua.
Ông Hoàng Kiều từng có ý định đưa cuộc thi Hoa hậu Thế giới về Việt Nam vào năm 2008 và 2010, bằng cách mua lại một công ty du lịch của Tiền Giang, và dự định rót 500 triệu USD cho công tác chuẩn bị và hoạt động bên lề.
Tuy nhiên, dự định không thành công, ông chuyển nhượng lại công ty cho một người em họ, chính thức rút chân hoàn toàn khỏi việc kinh doanh tại Việt Nam.
Hiện ông chỉ về nước để thực hiện công tác từ thiện cho người dân nghèo, người dân vùng bão hay các trung tâm chăm sóc trẻ em nhiễm chất độc da cam.
Jenny Tạ - "nàng Lọ Lem phố Wall"
Rời quê hương khi mới 6 tuổi cùng anh trai và người mẹ đơn thân nghèo, nước Mỹ trong mắt Jenny Tạ vào những tháng ngày đầu tiên là khu bán đồ cũ tại Salvation Army hay Thrifty, nơi mẹ cô thường dẫn các con đến mua sắm. Cô bé từng nhiều lần phải đứng nhìn những món đồ chơi mới trong thèm khát, đã đặt mục tiêu đổi đời và sắm bằng được chiếc xe đắt tiền Mercedes 500SL.
Lấy bằng cử nhân Hệ thống thông tin chỉ sau 3,5 năm, Jenny Tạ được mời vào làm tại công ty chứng khoán Shearson Lehman danh tiếng. Vừa làm việc, cô vừa tranh thủ hoàn tất khóa học thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
Năm 25 tuổi, cô lập Vantage Investments nhưng nhanh chóng thua lỗ, phải vay 100.000 USD của mẹ để vực dậy công ty. Công việc kinh doanh của Jenny Tạ xoay chiều chỉ sau 2 tháng, đến năm 1999, cô đủ tiền trả cho mẹ cả gốc và lãi.
Năm 2001, Jenny Tạ bán Vantage Investments, thu về khoản lời hàng triệu USD. 3 năm sau, cô tiếp tục điều hành công ty chứng khoán Titan, chuyên về tư vấn đầu tư, mua bán sáp nhập, và rồi lại bán công ty này với mức giá mà Jenny từng thừa nhận là "không thể chối từ". Tổng số tài sản ở hai công ty của Jenny Tạ lúc này lên tới 250 triệu USD.
Rời nghiệp chứng khoán, Jenny Tạ bắt tay vào xây dựng một công ty chuyên về truyền thông xã hội Sqeeqee.com. Đây là công ty đầu tiên trên thế giới khai sinh khái niệm "Social Networthing" - một mạng xã hội giúp mọi người kết nối và kiếm lợi nhuận. Giá trị của Sqeeqee hiện ước tính lên tới cả tỷ USD.
Chính Chu - tỷ phú thành danh từ phố Wall
Tỷ phú gốc Việt và thương vụ mua lại Dell là Chính Chu, một người nổi tiếng tại phố Wall. Doanh nhân này sở hữu khối tài sản khoảng một tỷ USD ở tuổi 48, là giám đốc điều hành cao cấp và là đồng Chủ tịch Ủy ban đầu tư vốn cổ phần của Blackstone - tập đoàn từng có tham vọng thâu tóm Dell trong thương vụ trị giá khoảng 25 tỷ USD xôn xao báo giới quốc tế.
Chính Chu sinh năm 1966, tại Việt Nam, trong một gia đình có 6 anh em. Năm 1975, cả gia đình sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Cuộc sống vô cùng khó khăn khiến ai cũng quyết tâm phải nỗ lực để thành công.
Thời đi học, Chính Chu đi bán sách lẻ và giao hàng tận nhà. Anh có bằng cử nhân tài chính tại đại học Buffalo, một trường công ở New York (Mỹ). Vì tốt nghiệp một trường đại học không danh tiếng nên 15 lá đơn xin việc của Chính Chu gửi đi đều bị từ chối. Nhưng thất bại càng khiến anh thêm hứng thú với lĩnh vực này. Và chính lòng kiên trì đã tạo dựng được tên tuổi một Chính Chu tại phố Wall.
Khởi nghiệp tại phố Wall, tỷ phú Chính Chu thành danh nhờ những thương vụ M&A trị giá hàng triệu USD. Thương vụ dự tính được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Chinh Chu và một đồng sự khác ở Blackstone là David Johnson, cựu Giám đốc mua bán và sáp nhập tại chính tập đoàn máy tính Dell.
Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu báo cáo thị trường và xem xét các cơ hội phát triển của Dell, Blackstone và Chính Chu đã quyết định rút lui. Tổng tài sản của vị tỷ phú này hiện vào khoảng 1 tỷ USD.
Theo Zing
Bill Nguyễn - triệu phú công nghệ
Sinh năm 1971, Bill Nguyễn lớn lên trong một gia đình gốc Việt sang định cư tại Mỹ vào năm 1969. Anh từng làm nghề phụ bán xe hơi cũ vào cuối tuần để trang trải tiền học và phụ giúp gia đình. Bill Nguyễn đỗ đại học Houston, nhưng nhanh chóng bỏ dở để theo nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực phần mềm.
Bill Nguyễn từng được tập đoàn truyền thông MSNBC kỳ vọng trở thành người "có khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu". Ảnh: Color. |
Được miêu tả là người giản dị, thích chơi game và chỉ ngủ khoảng 3 tiếng mỗi ngày, năm 1999, Bill Nguyễn đã làm chấn động giới công nghệ khi bán công ty chuyên về phần mềm tin nhắn mới thành lập chỉ 1 năm cho Phone.com, với mức giá 850 triệu USD.
Năm 2000, Bill Nguyễn trở thành sáng lập viên kiêm CEO công ty phần mềm Seven Networks, chuyên sản xuất các ứng dụng cho thiết bị di động. Với thành công của Seven Networks, Bill từng được tập đoàn truyền thông MSNBC bầu chọn là nhân vật triển vọng nhất năm, thậm chí được coi là người "có khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu".
Thành công lớn nhất của doanh nhân 7X người Mỹ gốc Việt này là Lala.com, dịch vụ kết nối âm nhạc và chia sẻ đĩa CD giá 1 USD. Sau 2 năm ra đời, Lala.com lọt vào mắt xanh của Apple, và ông lớn công nghệ đã bỏ ra khoảng 80 triệu USD để thâu tóm dịch vụ này, sau đó kết hợp nó vào iTunes. Bill Nguyễn và các cộng sự trong dự án Lala.com đều được mời về làm việc tại Apple vào năm 2008.
Năm 2010, doanh nhân này rời Apple, lập công ty mới và huy động được nguồn tài trợ 41 triệu USD từ các quỹ đầu tư mạo hiểm cho dự án Color - mạng xã hội phát triển riêng trên nền điện thoại thông minh. Song dự án này bị đình lại do những mâu thuẫn giữa Bill Nguyễn và một sáng lập viên khác. Cuối cùng, Color được bán cho Apple, với mức giá không được tiết lộ, nhưng đồn đoán lên tới hàng chục triệu USD.
Hoàng Kiều - tỷ phú giàu nhanh nhất của Forbes
Doanh nhân Việt 71 tuổi Hoàng Kiều sinh ra và lớn lên tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Vốn yêu thích công việc kinh doanh từ nhỏ, Hoàng Kiều sớm đạt được thành công ở tuổi 30, khi sở hữu một khách sạn lớn ở Đà Nẵng.
Ông Hoàng Kiều từng có ý định bỏ khoảng 500 triệu USD để đưa cuộc thi Hoa hậu Thế giới về Việt Nam vào năm 2008 và 2010. Ảnh: BBC. |
Năm 1975, ông sang Mỹ, làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng và tìm được công việc tại phòng thí nghiệm điều trị gan của Abbott. Sau 5 năm, ông được đề bạt lên vị trí giám đốc, được cử đi học quản trị kinh doanh, sau đó hùn vốn mua lại một phần cơ sở thí nghiệm này.
Từ đây ông lập công ty RAAS và điều hành công việc thu gom huyết thanh chuyên dụng, cung cấp cho ngành công nghiệp phân tách.
Kinh doanh thành công giúp ông mở rộng RAAS và "bao" luôn dịch vụ thử nghiệm cho các cơ sở sản xuất huyết tương lớn của Mỹ. Năm 1988, ông chuyển một phần việc kinh doanh của mình tới Trung Quốc, lập ra Shanghai RAAS.
Khi Shanghai RAAS được IPO trên sàn chứng khoán Thâm Quyến, tài sản của ông Hoàng Kiều gia tăng nhanh chóng, từ mức 1,6 tỷ USD vào khoảng tháng 3/2014 lên mức 2,8 tỷ USD vào tháng 9, xếp thứ 222 người giàu nhất tại Mỹ.
Ông cũng được Forbes xếp hạng vào top những doanh nhân giàu nhanh nhất thế giới trong tháng 9 vừa qua.
Ông Hoàng Kiều từng có ý định đưa cuộc thi Hoa hậu Thế giới về Việt Nam vào năm 2008 và 2010, bằng cách mua lại một công ty du lịch của Tiền Giang, và dự định rót 500 triệu USD cho công tác chuẩn bị và hoạt động bên lề.
Tuy nhiên, dự định không thành công, ông chuyển nhượng lại công ty cho một người em họ, chính thức rút chân hoàn toàn khỏi việc kinh doanh tại Việt Nam.
Hiện ông chỉ về nước để thực hiện công tác từ thiện cho người dân nghèo, người dân vùng bão hay các trung tâm chăm sóc trẻ em nhiễm chất độc da cam.
Jenny Tạ - "nàng Lọ Lem phố Wall"
Rời quê hương khi mới 6 tuổi cùng anh trai và người mẹ đơn thân nghèo, nước Mỹ trong mắt Jenny Tạ vào những tháng ngày đầu tiên là khu bán đồ cũ tại Salvation Army hay Thrifty, nơi mẹ cô thường dẫn các con đến mua sắm. Cô bé từng nhiều lần phải đứng nhìn những món đồ chơi mới trong thèm khát, đã đặt mục tiêu đổi đời và sắm bằng được chiếc xe đắt tiền Mercedes 500SL.
Jenny Tạ được nể phục vì là phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên thành lập 2 công ty chứng khoán có tầm vóc quốc tế tại phố Wall. Ảnh: Hà Nội Mới. |
Lấy bằng cử nhân Hệ thống thông tin chỉ sau 3,5 năm, Jenny Tạ được mời vào làm tại công ty chứng khoán Shearson Lehman danh tiếng. Vừa làm việc, cô vừa tranh thủ hoàn tất khóa học thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
Năm 25 tuổi, cô lập Vantage Investments nhưng nhanh chóng thua lỗ, phải vay 100.000 USD của mẹ để vực dậy công ty. Công việc kinh doanh của Jenny Tạ xoay chiều chỉ sau 2 tháng, đến năm 1999, cô đủ tiền trả cho mẹ cả gốc và lãi.
Năm 2001, Jenny Tạ bán Vantage Investments, thu về khoản lời hàng triệu USD. 3 năm sau, cô tiếp tục điều hành công ty chứng khoán Titan, chuyên về tư vấn đầu tư, mua bán sáp nhập, và rồi lại bán công ty này với mức giá mà Jenny từng thừa nhận là "không thể chối từ". Tổng số tài sản ở hai công ty của Jenny Tạ lúc này lên tới 250 triệu USD.
Rời nghiệp chứng khoán, Jenny Tạ bắt tay vào xây dựng một công ty chuyên về truyền thông xã hội Sqeeqee.com. Đây là công ty đầu tiên trên thế giới khai sinh khái niệm "Social Networthing" - một mạng xã hội giúp mọi người kết nối và kiếm lợi nhuận. Giá trị của Sqeeqee hiện ước tính lên tới cả tỷ USD.
Chính Chu - tỷ phú thành danh từ phố Wall
Tỷ phú gốc Việt và thương vụ mua lại Dell là Chính Chu, một người nổi tiếng tại phố Wall. Doanh nhân này sở hữu khối tài sản khoảng một tỷ USD ở tuổi 48, là giám đốc điều hành cao cấp và là đồng Chủ tịch Ủy ban đầu tư vốn cổ phần của Blackstone - tập đoàn từng có tham vọng thâu tóm Dell trong thương vụ trị giá khoảng 25 tỷ USD xôn xao báo giới quốc tế.
Sự nghiệp của tỷ phú Chính Chu gắn liên với những thương vụ M&A trị giá hàng triệu USD tại Blackstone. Ảnh: Forbes. |
Chính Chu sinh năm 1966, tại Việt Nam, trong một gia đình có 6 anh em. Năm 1975, cả gia đình sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Cuộc sống vô cùng khó khăn khiến ai cũng quyết tâm phải nỗ lực để thành công.
Thời đi học, Chính Chu đi bán sách lẻ và giao hàng tận nhà. Anh có bằng cử nhân tài chính tại đại học Buffalo, một trường công ở New York (Mỹ). Vì tốt nghiệp một trường đại học không danh tiếng nên 15 lá đơn xin việc của Chính Chu gửi đi đều bị từ chối. Nhưng thất bại càng khiến anh thêm hứng thú với lĩnh vực này. Và chính lòng kiên trì đã tạo dựng được tên tuổi một Chính Chu tại phố Wall.
Khởi nghiệp tại phố Wall, tỷ phú Chính Chu thành danh nhờ những thương vụ M&A trị giá hàng triệu USD. Thương vụ dự tính được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Chinh Chu và một đồng sự khác ở Blackstone là David Johnson, cựu Giám đốc mua bán và sáp nhập tại chính tập đoàn máy tính Dell.
Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu báo cáo thị trường và xem xét các cơ hội phát triển của Dell, Blackstone và Chính Chu đã quyết định rút lui. Tổng tài sản của vị tỷ phú này hiện vào khoảng 1 tỷ USD.
Theo Zing
Bình luận