Từng mở rộng đầu tư và được chú ý trong nhiều lĩnh vực khác nhau, song không phải thương vụ nào của Bầu Thụy cũng suôn sẻ.
Những ngày gần đây, Tập đoàn Thaigroup (trước đây là Tập đoàn Xuân Thành) do ông Nguyễn Đức Thụy (Bầu Thụy) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị gây chú ý khi một công ty con (Công ty TNHH Xuân Thiện) đưa ra đề xuất triển khai dự án Giao thông đường thuỷ xuyên Á và thuỷ điện trên sông Hồng. Theo đề xuất, dự án nhằm tạo một tuyến giao thông từ biên giới phía Bắc qua Hà Nội, xuôi xuống các tỉnh vùng biển. Kế hoạch này còn bao gồm việc nạo vét 288 km đường sông và kết hợp làm thủy điện.
Thaigroup là một doanh nghiệp tư nhân đa ngành, hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như cảng nước sâu, xây dựng, taxi, bất động sản, bảo hiểm, xi măng, khoáng sản, thủy điện, vận tải… Tuy nhiên, xung quanh dự án được công bố có giá trị hơn một tỷ USD này, dư luận có những luồng ý kiến trái chiều. Bên cạnh những vấn đề của bản thân dự án, nghi ngại cũng được đặt ra bởi trong quá khứ, không phải thương vụ mở rộng đầu tư, kinh doanh lớn nào của Xuân Thành cũng thành công, suôn sẻ.
Bóng đá
Là một doanh nhân thành đạt tại đất Ninh Bình nhưng phải đến khi đầu tư vào bóng đá, tên tuổi ông chủ Tập đoàn Xuân Thành mới thực sự được biết rộng rãi. Năm 2011, ông Nguyễn Đức Thụy mua lại suất thi đấu hạng nhất của Hòa Phát V&V, sau đó đưa quân về TP HCM và đổi tên thành Sài Gòn Xuân Thành. Cách làm bóng đá của Bầu Thụy khi ấy được giới chuyên gia đánh giá là tiêu biểu cho khẩu hiệu "cái gì không mua được bằng tiền thì mua bằng nhiều tiền". Ông tiếp tục chi hàng chục tỷ đồng để đưa về đội bóng "bộ sưu tập" của những ngôi sao nội và ngoại chất lượng...
Ngoài ra, để "Sài Gòn hoá" đội bóng, Bầu Thụy cho xây dựng một ban huấn luyện do những cựu cầu thủ của TP HCM nắm các vị trí chủ chốt chuyên môn. Tuy nhiên, thành tích của câu lạc bộ ngày càng đi xuống. Không lâu sau đó, bầu Thụy tuyên bố “chán bóng đá”, đồng thời cho biết bận công việc ở tập đoàn nên nhường lại câu lạc bộ cho em trai. Đến năm 2013, đội bóng này chính thức giải tán. Khi đó, ông từng thừa nhận đã làm bóng đá theo kiểu ăn đong, ăn xổi.
Chứng khoán
Từ năm 2011 đến giữa năm 2012, giữa lúc thị trường chứng khoán gặp nhiều sóng gió, giá trị và thanh khoản đều sụt giảm, nhiều công ty chứng khoán phải trải qua giai đoạn khốn khó nhất kể từ khi thành lập, ông Nguyễn ĐứcThụy chi hàng trăm tỷ đồng để thâu tóm 81,5% cổ phần Công ty Chứng khoán VIX. Công ty này sau đó được đổi tên thành Chứng khoán Xuân Thành.
Việc mua lại VIX đã giúp đại gia đất Ninh Bình lần đầu gia nhập hàng ngũ những đại gia chứng khoán. Tuy vậy, hoạt động của Chứng khoán Xuân Thành dưới thời Chủ tịch Thụy cũng không được thuận buồm xuôi gió. Năm 2012, công ty này lỗ 51 tỷ đồng, sau khi chỉ lãi 6,5 tỷ đồng năm 2011. 2 năm sau, bầu Thụy nhượng lại toàn bộ cổ phần công ty này cho nhà đầu tư khác và rút lui khỏi thị trường chứng khoán.
Khách sạn Kim Liên
Sau một thời gian khá im hơi lặng tiếng, cuối năm 2015, Bầu Thụy gây chú ý khi sẵn sàng bỏ ra khoảng 1.000 tỷ đồng, cao gấp gần 10 lần giá chào bán của SCIC để sở hữu 52,4% cổ phần tại Công ty Du lịch Kim Liên (đơn vị sở hữu Khách sạn Kim Liên). Đầu năm 2016, ông Thụy được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp này.
Tuy nằm ở vị trí vàng, song mức chi trả cho thương vụ này được nhiều chuyên gia nhận định khá mạo hiểm khi Khách sạn Kim Liên chỉ còn thời hạn 30 năm thuê đất và có kết quả kinh doanh không mấy khả quan. Năm 2015, khách sạn Kim Liên chịu lỗ gần 26 tỷ đồng. Kể từ năm 2009, sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, đơn vị này chưa từng chịu lỗ nhưng mức lãi hàng năm cũng không cao. Tính đến cuối năm 2015, vốn chủ sở hữu của khách sạn Kim Liên là 49 tỷ đồng.
Gần đây, trao đổi với VnExpress, một nguồn tin cho biết, tuy chiếm quá bán tỷ lệ sở hữu (52,43%) nhưng Thaigroup vẫn khá phụ thuộc vào những cổ đông khác vì theo Luật Doanh nghiệp, nhiều vấn đề (đặc biệt là việc tái cấu trúc doanh nghiệp) sẽ chỉ được thông qua khi có sự chấp thuận của tối thiểu 65% số cổ đông có quyền biểu quyết tham dự. Còn phương án bán lại cổ phần với giá cao hơn mức đã mua cũng khó khả thi trong bối cảnh tình hình kinh doanh của Công ty Du lịch Kim Liên không mấy sáng sủa.
Ngoài những thương vụ nêu trên, gần đây, một số dự án khác của Bầu Thuỵ và Thaigroup cũng được chú ý như Nhà máy xi măng Thaicement công suất 4,5 triệu tấn một năm, vừa được Thủ tướng cho bổ sung vào quy hoạch ngành. Gần đây nhất, doanh nghiệp cũng công bố đầu tư vào giáo dục với việc đưa vào hoạt động Trường quốc tế Nhật Bản (Hà Đông, Hà Nội).
Đây là cơ sở hợp tác giữa Thaigroup và các nhà đầu tư Việt Nam với trường Đại học Chuo (Nhật), trong đó doanh nghiệp của Bầu Thuỵ góp hơn một nửa vốn, còn lại là Công ty cổ phần Him Lam và một số nhà đầu tư cá nhân. Mô hình đào tạo của trường là liên cấp (từ mầm non đến hết trung học phổ thông), với 2 hệ quốc tế và song ngữ.
Nguồn: VnExpress
Những ngày gần đây, Tập đoàn Thaigroup (trước đây là Tập đoàn Xuân Thành) do ông Nguyễn Đức Thụy (Bầu Thụy) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị gây chú ý khi một công ty con (Công ty TNHH Xuân Thiện) đưa ra đề xuất triển khai dự án Giao thông đường thuỷ xuyên Á và thuỷ điện trên sông Hồng. Theo đề xuất, dự án nhằm tạo một tuyến giao thông từ biên giới phía Bắc qua Hà Nội, xuôi xuống các tỉnh vùng biển. Kế hoạch này còn bao gồm việc nạo vét 288 km đường sông và kết hợp làm thủy điện.
Ông Nguyễn Đức Thụy từng đầu tư vào bóng đá, chứng khoán nhưng đều không thành công. |
Thaigroup là một doanh nghiệp tư nhân đa ngành, hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như cảng nước sâu, xây dựng, taxi, bất động sản, bảo hiểm, xi măng, khoáng sản, thủy điện, vận tải… Tuy nhiên, xung quanh dự án được công bố có giá trị hơn một tỷ USD này, dư luận có những luồng ý kiến trái chiều. Bên cạnh những vấn đề của bản thân dự án, nghi ngại cũng được đặt ra bởi trong quá khứ, không phải thương vụ mở rộng đầu tư, kinh doanh lớn nào của Xuân Thành cũng thành công, suôn sẻ.
Bóng đá
Là một doanh nhân thành đạt tại đất Ninh Bình nhưng phải đến khi đầu tư vào bóng đá, tên tuổi ông chủ Tập đoàn Xuân Thành mới thực sự được biết rộng rãi. Năm 2011, ông Nguyễn Đức Thụy mua lại suất thi đấu hạng nhất của Hòa Phát V&V, sau đó đưa quân về TP HCM và đổi tên thành Sài Gòn Xuân Thành. Cách làm bóng đá của Bầu Thụy khi ấy được giới chuyên gia đánh giá là tiêu biểu cho khẩu hiệu "cái gì không mua được bằng tiền thì mua bằng nhiều tiền". Ông tiếp tục chi hàng chục tỷ đồng để đưa về đội bóng "bộ sưu tập" của những ngôi sao nội và ngoại chất lượng...
Ngoài ra, để "Sài Gòn hoá" đội bóng, Bầu Thụy cho xây dựng một ban huấn luyện do những cựu cầu thủ của TP HCM nắm các vị trí chủ chốt chuyên môn. Tuy nhiên, thành tích của câu lạc bộ ngày càng đi xuống. Không lâu sau đó, bầu Thụy tuyên bố “chán bóng đá”, đồng thời cho biết bận công việc ở tập đoàn nên nhường lại câu lạc bộ cho em trai. Đến năm 2013, đội bóng này chính thức giải tán. Khi đó, ông từng thừa nhận đã làm bóng đá theo kiểu ăn đong, ăn xổi.
Chứng khoán
Từ năm 2011 đến giữa năm 2012, giữa lúc thị trường chứng khoán gặp nhiều sóng gió, giá trị và thanh khoản đều sụt giảm, nhiều công ty chứng khoán phải trải qua giai đoạn khốn khó nhất kể từ khi thành lập, ông Nguyễn ĐứcThụy chi hàng trăm tỷ đồng để thâu tóm 81,5% cổ phần Công ty Chứng khoán VIX. Công ty này sau đó được đổi tên thành Chứng khoán Xuân Thành.
Việc mua lại VIX đã giúp đại gia đất Ninh Bình lần đầu gia nhập hàng ngũ những đại gia chứng khoán. Tuy vậy, hoạt động của Chứng khoán Xuân Thành dưới thời Chủ tịch Thụy cũng không được thuận buồm xuôi gió. Năm 2012, công ty này lỗ 51 tỷ đồng, sau khi chỉ lãi 6,5 tỷ đồng năm 2011. 2 năm sau, bầu Thụy nhượng lại toàn bộ cổ phần công ty này cho nhà đầu tư khác và rút lui khỏi thị trường chứng khoán.
Khách sạn Kim Liên
Sau một thời gian khá im hơi lặng tiếng, cuối năm 2015, Bầu Thụy gây chú ý khi sẵn sàng bỏ ra khoảng 1.000 tỷ đồng, cao gấp gần 10 lần giá chào bán của SCIC để sở hữu 52,4% cổ phần tại Công ty Du lịch Kim Liên (đơn vị sở hữu Khách sạn Kim Liên). Đầu năm 2016, ông Thụy được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp này.
Tuy nằm ở vị trí vàng, song mức chi trả cho thương vụ này được nhiều chuyên gia nhận định khá mạo hiểm khi Khách sạn Kim Liên chỉ còn thời hạn 30 năm thuê đất và có kết quả kinh doanh không mấy khả quan. Năm 2015, khách sạn Kim Liên chịu lỗ gần 26 tỷ đồng. Kể từ năm 2009, sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, đơn vị này chưa từng chịu lỗ nhưng mức lãi hàng năm cũng không cao. Tính đến cuối năm 2015, vốn chủ sở hữu của khách sạn Kim Liên là 49 tỷ đồng.
Gần đây, trao đổi với VnExpress, một nguồn tin cho biết, tuy chiếm quá bán tỷ lệ sở hữu (52,43%) nhưng Thaigroup vẫn khá phụ thuộc vào những cổ đông khác vì theo Luật Doanh nghiệp, nhiều vấn đề (đặc biệt là việc tái cấu trúc doanh nghiệp) sẽ chỉ được thông qua khi có sự chấp thuận của tối thiểu 65% số cổ đông có quyền biểu quyết tham dự. Còn phương án bán lại cổ phần với giá cao hơn mức đã mua cũng khó khả thi trong bối cảnh tình hình kinh doanh của Công ty Du lịch Kim Liên không mấy sáng sủa.
Ngoài những thương vụ nêu trên, gần đây, một số dự án khác của Bầu Thuỵ và Thaigroup cũng được chú ý như Nhà máy xi măng Thaicement công suất 4,5 triệu tấn một năm, vừa được Thủ tướng cho bổ sung vào quy hoạch ngành. Gần đây nhất, doanh nghiệp cũng công bố đầu tư vào giáo dục với việc đưa vào hoạt động Trường quốc tế Nhật Bản (Hà Đông, Hà Nội).
Đây là cơ sở hợp tác giữa Thaigroup và các nhà đầu tư Việt Nam với trường Đại học Chuo (Nhật), trong đó doanh nghiệp của Bầu Thuỵ góp hơn một nửa vốn, còn lại là Công ty cổ phần Him Lam và một số nhà đầu tư cá nhân. Mô hình đào tạo của trường là liên cấp (từ mầm non đến hết trung học phổ thông), với 2 hệ quốc tế và song ngữ.
Nguồn: VnExpress
Bình luận