Không tiếp xúc với ánh mặt trời
Ánh mặt trời có thể làm tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa loãng xương, bệnh tuyến tiền liệt và các bệnh ung thư… Vì vậy, nếu con người không tiếp xúc với ánh mặt trời hàng ngày thì khả năng mắc các bệnh này và nhiều bệnh khác sẽ có nguy cơ tăng cao.
Mỗi ngày, chúng ta nên tiếp xúc với ánh mặt trời để cơ thể hấp thụ vitamin D, giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường hệ hô hấp, miễn dịch… trong cơ thể.
Bôi kem kháng khuẩn
Mặc dù vi khuẩn cũng là một nguyên nhân gây bệnh nhưng nó cũng có mặt tốt là “kích thích” phát triển hệ thống phòng thủ của cơ thể khỏe mạnh. Nếu lạm dụng sản phẩm kháng khuẩn một cách triệt để có thể sẽ làm suy yếu khả năng chống vi khuẩn của cơ thể, gây ra phản ứng dị ứng da.
Dùng thuốc kháng sinh
Kháng sinh có thể làm hệ miễn dịch yếu đi, làm phụ nữ dễ bị các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu hơn. Phụ nữ dùng kháng sinh nhiều lần trong tháng có thể gây hại niêm mạc ruột, diệt trừ cả vi khuẩn có hại lẫn có lợi trong ruột. Khi ruột yếu đi, chất độc có thể dễ dàng thẩm thấu, khiến hệ miễn dịch yếu hơn.
Ngủ quá nhiều
Ngủ quá ít không tốt cho cơ thể nhưng ngủ quá nhiều cũng không phải là một thói quen được khuyến khích. Những người ngủ trên 10 giờ mỗi ngày có thể phải đối mặt với nguy cơ dễ bị tổn thương đến tim, bệnh béo phì, tiểu đường, làm gia tăng độ đông đặc của máu, dễ dẫn đến các bệnh liên quan tới hệ thống máu lên não.
Lười vận động
Người lười vận động cơ thể thường nặng nề, suy nhược. Càng ít vận động càng có nhiều độ ẩm tích tụ trong cơ thể, theo thời gian gây ra bệnh tật. Tập thể dục thường xuyên như chạy, đi bộ, bơi lội… có thể thúc đẩy các bộ phận trên cơ thể bài tiết độ ẩm.
Ngồi lâu trong phòng lạnh
Ở trong môi trường điều hòa cả ngày sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và các mầm bệnh, dịch bệnh đặc biệt là đường hô hấp và dị ứng. Tốt nhất, khi ngồi trong phòng lạnh lâu nên đi dạo, hít thở không khí trong lành hoặc sử dụng thêm quạt thông gió thay cho điều hòa.
Video: Uống nước đun sôi để nguội có thể mắc bệnh
Bình luận