'Bọn em không phải đóng tiền nhà, học phí rẻ lại có người vẽ cho tương lai tươi sáng nên tụi em xem chú Chiến và cô Hiền (2 kẻ môi giới buôn người) như là ân nhân'.
Đường dây buôn bán người gần 170 phụ nữ ra nước làm vợ vừa bị Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và Công an tỉnh Tây Ninh triệt phá vào cuối tháng 10/2014, giải cứu 19 người.
Điều đáng nói, lúc được giải cứu trở về nước, nhiều chị em không về quê mà “dạt lại” TP.HCM và tiếp tục nuôi mộng đổi đời. Thực tế đang lo ngại, đã và đang xảy ra khiến công tác phòng chống tội phạm mua bán người qua môi giới gặp không ít khó khăn. Bởi, chính nạn nhân bị kẻ buôn người “dắt mũi” ra nước ngoài lại xem họ là “ân nhân”.
Bán hàng trăm phụ nữ ra nước ngoài
Theo tài liệu điều tra, từ cuối năm 2013, Hạ Vinh Lôi (35 tuổi) và Ô Hoa Băng (32 tuổi), cùng trú ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc thường xuyên dẫn những người đàn ông mang quốc tịch Trung Quốc sang Việt Nam tìm kiếm phụ nữ, mua về làm vợ.
Mỗi trường hợp, Lôi và Băng thu của những người này số tiền từ 200 đến 250 triệu đồng (tùy theo nhan sắc).
Để cưới được những phụ nữ Việt Nam, 2 đối tượng này móc nối với Nguyễn Thị Tắt (39 tuổi), trú tại xã Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang; Nguyễn Thị Ngọc Hiền (32 tuổi), trú xã Xuân Hoà, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và Du Quốc Thắng (còn gọi là Chiến) trú xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Tắt, Hiền và Chiến sẽ dẫn những người đàn ông Trung Quốc có nhu cầu, tổ chức cho coi mặt, chọn mua làm vợ.
Theo thỏa thuận, mỗi trường hợp, Lôi và Băng sẽ chi ra 100 triệu đồng cho các “chân rết”, còn Hiền, Tắt và Chiến phải bao luôn chi phí ăn ở, một số thủ tục khi những người đàn ông Trung Quốc chọn mua được vợ.
Lúc chọn được người ưng ý, hệ thống “chân rết” này bỏ túi số tiền từ 30 đến 40 triệu đồng/cô gái.
Thủ đoạn của Hiền, Tắt và Chiến là móc nối với Nguyễn Thị Sương (46 tuổi), trú xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh làm đầu mối ở tỉnh Tây Ninh và tung quân tìm kiếm nhiều vùng nông thôn thuộc ĐBSCL.
Đêm 22/10, tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), Lôi và Băng làm thủ tục đưa 3 cô gái trẻ quê Tây Ninh và Cà Mau bay ra Hà Nội. Theo kế hoạch, từ đây chúng đi bộ theo đường tiểu ngạch vào nội địa Trung Quốc, tuy nhiên đã bị công an bắt quả tang.
Hệ thống 'chân rết' gồm Tắt, Hiền, Chiến và Sương cũng bị bắt ngay sau đó.
Khám phá nhanh các đối tượng, lực lượng công an còn giải cứu thêm 16 nạn nhân khác đang chờ ngày được bán sang Trung Quốc và Hàn Quốc.
Qua điều tra, tổng số phụ nữ bị bán trong đường dây này là 166 người. Ngoài việc bán phụ nữ qua Trung Quốc, bọn chúng còn liên kết với một số chủ đoàn khác để bán qua Hàn Quốc làm vợ.
Xem kẻ buôn người là ân nhân
Chúng tôi tìm đến căn nhà lá của ông Trần Văn L. (47 tuổi, cha ruột của Trần Thanh T., 22 tuổi, một người suýt bị bán trong đường dây của các đối tượng trên) tại ấp Cái Tràm B, thị trấn Hòa Bình (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu).
Gia cảnh nghèo khó, không có đất mưu sinh, vợ chồng ông L. kiếm sống bằng nghề bắt ba khía ven sông.
Học hết lớp 6, T. nghỉ học giúp đỡ mẹ cha. Không có nghề nghiệp nhưng cô rất muốn có tiền để giúp đỡ gia đình.
Đầu tháng 11/2014, T. cùng anh trai ra UBND thị trấn Hòa Bình xin xác nhận độc thân, chuẩn bị lấy chồng Hàn Quốc. Nhưng cuộc hôn nhân qua mai mối chưa thành thì đường dây buôn người bị lực lượng công an triệt phá.
Tuy nhiên, T. không về quê mà ở lại nhà người quen. Khi tiếp xúc với chúng tôi, ông L. không tin chuyện con gái mình suýt bị bán qua nước ngoài làm vợ.
“Ở đây, cũng có nhiều người lấy chồng Hàn. Con gái tôi tự nguyện chứ không hề có ai ép buộc. Chuyện xảy ra thế này giờ gia đình cũng chưa biết tính sao” - mẹ T. lo lắng.
Thật ngạc nhiên, T. vẫn nuôi hy vọng tiếp tục được lấy chồng ngoại. “Không biết bao giờ, em mới được đi theo nguyện vọng (lấy chồng ngoại)” - T. nói qua điện thoại với PV.
Qua tìm hiểu, T. có xin xác nhận độc thân để kết hôn với một người đàn ông 35 tuổi, mang quốc tịch Hàn Quốc.
Cũng giống như T., Lê Thị Diễm M. (21 tuổi, trú ở xã Tân Thuận, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) đã 3 lần xin xác nhận độc thân đi lấy chồng ngoại nhưng chưa thành.
Lần thứ 3, M. xin xác nhận độc thân để kết hôn với một người Hàn Quốc (42 tuổi) vào đầu tháng 7/2014.
Tiếp đến, M. lên TP.HCM học tiếng Hàn, chờ ngày được ra nước ngoài thì đường dây buôn bán phụ nữ này bị triệt phá.
Một người thân của M. ở quê cho biết, hiện gia đình cũng chưa biết M. đang làm gì, ở đâu, chỉ biết là đang tập trung học tiếng Hàn với nhiều phụ nữ khác tại TP.HCM.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, được biết, ngoài T. và M., còn nhiều cô gái khác coi những kẻ môi giới là 'ân nhân'.
“Em có một người bạn quen qua mạng, cô ấy nói lấy chồng Hàn Quốc thích lắm và nói sống bên đó rất thoải mái. Trước khi đi, có người hướng dẫn em xin giấy chứng nhận độc thân, hộ chiếu rồi trốn nhà lên TP.HCM.
Trong thời gian chờ xem mặt, tụi em đăng ký được học tiếng Hàn với giá 300 ngàn đồng/tháng. Lớp học có khoảng 20 người. Bọn em không phải đóng tiền nhà, học phí rẻ lại có người vẽ cho tương lai tươi sáng nên tụi em xem chú Chiến và cô Hiền (2 kẻ môi giới buôn người) như là ân nhân” - Nguyễn Thị Hồng Nh. (18 tuổi, ở huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ, một nạn nhân trong đường dây buôn người) kể lại.
Theo VNN
Điều đáng nói, lúc được giải cứu trở về nước, nhiều chị em không về quê mà “dạt lại” TP.HCM và tiếp tục nuôi mộng đổi đời. Thực tế đang lo ngại, đã và đang xảy ra khiến công tác phòng chống tội phạm mua bán người qua môi giới gặp không ít khó khăn. Bởi, chính nạn nhân bị kẻ buôn người “dắt mũi” ra nước ngoài lại xem họ là “ân nhân”.
Bán hàng trăm phụ nữ ra nước ngoài
Theo tài liệu điều tra, từ cuối năm 2013, Hạ Vinh Lôi (35 tuổi) và Ô Hoa Băng (32 tuổi), cùng trú ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc thường xuyên dẫn những người đàn ông mang quốc tịch Trung Quốc sang Việt Nam tìm kiếm phụ nữ, mua về làm vợ.
Mỗi trường hợp, Lôi và Băng thu của những người này số tiền từ 200 đến 250 triệu đồng (tùy theo nhan sắc).
Để cưới được những phụ nữ Việt Nam, 2 đối tượng này móc nối với Nguyễn Thị Tắt (39 tuổi), trú tại xã Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang; Nguyễn Thị Ngọc Hiền (32 tuổi), trú xã Xuân Hoà, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và Du Quốc Thắng (còn gọi là Chiến) trú xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Tắt, Hiền và Chiến sẽ dẫn những người đàn ông Trung Quốc có nhu cầu, tổ chức cho coi mặt, chọn mua làm vợ.
Hai đối tượng buôn bán người Hạ Vinh Lôi và Ô Hoa Băng quốc tịch Trung Quốc bị bắt giữ |
Theo thỏa thuận, mỗi trường hợp, Lôi và Băng sẽ chi ra 100 triệu đồng cho các “chân rết”, còn Hiền, Tắt và Chiến phải bao luôn chi phí ăn ở, một số thủ tục khi những người đàn ông Trung Quốc chọn mua được vợ.
Lúc chọn được người ưng ý, hệ thống “chân rết” này bỏ túi số tiền từ 30 đến 40 triệu đồng/cô gái.
Thủ đoạn của Hiền, Tắt và Chiến là móc nối với Nguyễn Thị Sương (46 tuổi), trú xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh làm đầu mối ở tỉnh Tây Ninh và tung quân tìm kiếm nhiều vùng nông thôn thuộc ĐBSCL.
Đêm 22/10, tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), Lôi và Băng làm thủ tục đưa 3 cô gái trẻ quê Tây Ninh và Cà Mau bay ra Hà Nội. Theo kế hoạch, từ đây chúng đi bộ theo đường tiểu ngạch vào nội địa Trung Quốc, tuy nhiên đã bị công an bắt quả tang.
Hệ thống 'chân rết' gồm Tắt, Hiền, Chiến và Sương cũng bị bắt ngay sau đó.
Khám phá nhanh các đối tượng, lực lượng công an còn giải cứu thêm 16 nạn nhân khác đang chờ ngày được bán sang Trung Quốc và Hàn Quốc.
Qua điều tra, tổng số phụ nữ bị bán trong đường dây này là 166 người. Ngoài việc bán phụ nữ qua Trung Quốc, bọn chúng còn liên kết với một số chủ đoàn khác để bán qua Hàn Quốc làm vợ.
Xem kẻ buôn người là ân nhân
Chúng tôi tìm đến căn nhà lá của ông Trần Văn L. (47 tuổi, cha ruột của Trần Thanh T., 22 tuổi, một người suýt bị bán trong đường dây của các đối tượng trên) tại ấp Cái Tràm B, thị trấn Hòa Bình (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu).
Gia cảnh nghèo khó, không có đất mưu sinh, vợ chồng ông L. kiếm sống bằng nghề bắt ba khía ven sông.
Học hết lớp 6, T. nghỉ học giúp đỡ mẹ cha. Không có nghề nghiệp nhưng cô rất muốn có tiền để giúp đỡ gia đình.
Đầu tháng 11/2014, T. cùng anh trai ra UBND thị trấn Hòa Bình xin xác nhận độc thân, chuẩn bị lấy chồng Hàn Quốc. Nhưng cuộc hôn nhân qua mai mối chưa thành thì đường dây buôn người bị lực lượng công an triệt phá.
Căn nhà lá của gia đình T. |
Tuy nhiên, T. không về quê mà ở lại nhà người quen. Khi tiếp xúc với chúng tôi, ông L. không tin chuyện con gái mình suýt bị bán qua nước ngoài làm vợ.
“Ở đây, cũng có nhiều người lấy chồng Hàn. Con gái tôi tự nguyện chứ không hề có ai ép buộc. Chuyện xảy ra thế này giờ gia đình cũng chưa biết tính sao” - mẹ T. lo lắng.
Thật ngạc nhiên, T. vẫn nuôi hy vọng tiếp tục được lấy chồng ngoại. “Không biết bao giờ, em mới được đi theo nguyện vọng (lấy chồng ngoại)” - T. nói qua điện thoại với PV.
Qua tìm hiểu, T. có xin xác nhận độc thân để kết hôn với một người đàn ông 35 tuổi, mang quốc tịch Hàn Quốc.
Cũng giống như T., Lê Thị Diễm M. (21 tuổi, trú ở xã Tân Thuận, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) đã 3 lần xin xác nhận độc thân đi lấy chồng ngoại nhưng chưa thành.
Lần thứ 3, M. xin xác nhận độc thân để kết hôn với một người Hàn Quốc (42 tuổi) vào đầu tháng 7/2014.
Tiếp đến, M. lên TP.HCM học tiếng Hàn, chờ ngày được ra nước ngoài thì đường dây buôn bán phụ nữ này bị triệt phá.
Một người thân của M. ở quê cho biết, hiện gia đình cũng chưa biết M. đang làm gì, ở đâu, chỉ biết là đang tập trung học tiếng Hàn với nhiều phụ nữ khác tại TP.HCM.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, được biết, ngoài T. và M., còn nhiều cô gái khác coi những kẻ môi giới là 'ân nhân'.
“Em có một người bạn quen qua mạng, cô ấy nói lấy chồng Hàn Quốc thích lắm và nói sống bên đó rất thoải mái. Trước khi đi, có người hướng dẫn em xin giấy chứng nhận độc thân, hộ chiếu rồi trốn nhà lên TP.HCM.
Trong thời gian chờ xem mặt, tụi em đăng ký được học tiếng Hàn với giá 300 ngàn đồng/tháng. Lớp học có khoảng 20 người. Bọn em không phải đóng tiền nhà, học phí rẻ lại có người vẽ cho tương lai tươi sáng nên tụi em xem chú Chiến và cô Hiền (2 kẻ môi giới buôn người) như là ân nhân” - Nguyễn Thị Hồng Nh. (18 tuổi, ở huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ, một nạn nhân trong đường dây buôn người) kể lại.
Theo VNN
Bình luận