(VTC News) - Nhiều thành phố có nền kinh tế đang phát triển và nổi tiếng giàu tài nguyên, khoáng sản nhưng lại bị xếp vào danh sách những thành phố nghèo nhất thế giới.
Trong 10 năm qua, tỷ lệ các hộ nghèo ở các thành phố đang phát triển trên thế giới đã hơn 17 - 28% so với ở vùng nông thôn. Ví dụ như tại Châu Phi hạ Sahara (tức vùng phía nam Sahara ở Châu Phi), đến nay gần 25% số hộ nghèo là nằm ở các thành phố, đô thị, còn ở phía đông châu Á đã lên tới 50%.
Những quốc gia quanh vùng Châu Phi hạ Sahara như Eritrea, Liberia, Burundi, Zimbabwe và Cộng hòa Dân chủ Congo vẫn là những quốc gia nghèo nhất thế giới, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF năm 2013. Còn Liên Hợp Quốc đã đưa ra một bản danh sách những thành phố nghèo nhất trên thế giới mà chủ yếu cũng đều là những thành phố thuộc các quốc gia trên.
Qua các tiêu chí để xác định được mức nghèo và số lượng người nghèo của các quốc gia, người ta đã chứng minh rằng các đang có sự bất bình đẳng về thu nhập rất lớn khi có người mức sống hiện nay chỉ dưới 1,25 USD (27.000 đồng)/ngày.
Trên thực tế có khá nhiều vấn đề chung tồn tại ở các thành phố này, nó dai dẳng như những căn bệnh kinh niên khó chữa như hậu quả từ thời hậu thuộc địa cho tới các cuộc xung đột đẫm máu hiện nay, từ tham nhũng cho đến tình trạng thiếu nước sạch, từ thiếu thốn về chăm sóc y tế cho tới ốm đau, bệnh dịch triền miên.
Addis Ababa (thủ đô của Ethiopia) và Dakar (thủ đô của Senegal) hiện đang ở vị trí số 10 và 9 đã có một số chuyển biến tích cực cần lưu ý, theo đánh giá của Liên Hợp Quốc. Họ đều là những thành phố đã tích cực đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sản xuất, phấn đấu để vượt qua những vấn đề chính của mình.
Harare (thủ đô của Zimbabwe) hiện tại đang ở vị trí số 8, tuy nhiên nó lại đang có dấu hiệu yếu dần. Một trong những động cơ thúc đẩy kinh tế trọng điểm ở Zimbabwe đó là nhờ cảnh quan đô thị và cơ sở hạ tầng phù hợp. Tuy nhiên thành phố này đang dần trở thành đống đổ nát và nhiều người hơn bao giờ đang phải sống trong các khu ổ chuột tạm bợ.
Thành phố Dar es Salaam ở Tanzania thì thậm chí chỉ dám mơ đến những khu ổ chuột như của Harare, khi mà có tới 70% dân số của thành phố phải sống trong cảnh "màn trời chiếu đất". Điều này được lý giải là do dân số của thành phố đã tăng lên gấp hai lần chỉ trong hai thập kỷ qua - 4 triệu người.
Còn Zambia tuy đang là "nhà sản xuất" đồng lớn nhất của châu Phi nhưng thủ đô Lusaka lại được xếp vào hạng nghèo thứ 5 thế giới, khi người dân lâm vào tình cảnh khốn khổ, chống chọi từng ngày với dịch bệnh HIV và Aids.
Tại các thành phố của các quốc gia thuộc khu vực Tây Phi như Niamey ở Niger, Bamako ở Mali, Antananarivo ở Madagascar (phía đông nam châu Phi) và Conakry ở Guinea, tất cả đều đang là nạn nhân của những cuộc xung đột đẫm máu, những cuộc khủng bố hay sự bất ổn về chính trị, căng thẳng sắc tộc...
Đó chính là những lý do lớn nhất khiến họ bị hạn chế về tiềm năng phát triển của mình, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Liên Hiệp Quốc xác định thành phố nghèo nhất trên thế giới là Monrovia, thủ đô của Liberia.
Monrovia bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, đặc biệt là trong những năm 1990. Nguồn cung cấp nước sạch và điện đến nay vẫn không được ổn định. Cả hệ thống giao thông công cộng và y tế cũng vậy. Thậm chí đến nay chỉ có khoảng 1/3 của 1 triệu dân ở đây là có thể dùng nhà vệ sinh có bồn cầu.
Trong khi đó tại các khu nhà ổ chuột, nhiều người phải sử dụng kiểu nhà vệ sinh khô, không có hệ thống bể phốt. Thậm chí họ còn phải đi vệ sinh trên bãi biển hoặc ở các hệ thống thoát nước trên đường phố.
Và năm ngoái, Monrovia còn phải chịu thêm một cú sốc nặng bởi sự bùng nổ của đại dịch Ebola. Thành phố dường như hoàn toàn kiệt quệ dù nó vẫn được xem là nơi có nhiều khoáng sản quý như vàng và kim cương.
Hiện nay vẫn có rất nhiều câu chuyện nói về sự giàu có của tầng lớp trung lưu mới nổi ở châu Phi, tuy nhiên các thành phố này vẫn đang tiếp tục nghèo đi với tốc độ nhanh hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Và thay chỉ tập trung vào những câu chuyện về những mỏ vàng, kim cương hay sự giàu có của một đại gia mới nổi nào đó thì việc giải quyết nạn đói nghèo vẫn là điều quan trọng hơn hết đối với họ bây giờ.
Trong 10 năm qua, tỷ lệ các hộ nghèo ở các thành phố đang phát triển trên thế giới đã hơn 17 - 28% so với ở vùng nông thôn. Ví dụ như tại Châu Phi hạ Sahara (tức vùng phía nam Sahara ở Châu Phi), đến nay gần 25% số hộ nghèo là nằm ở các thành phố, đô thị, còn ở phía đông châu Á đã lên tới 50%.
Hình ảnh khu ổ chuột nằm giữa thành phố Hồng Kông - Ảnh: Wikipedia |
Qua các tiêu chí để xác định được mức nghèo và số lượng người nghèo của các quốc gia, người ta đã chứng minh rằng các đang có sự bất bình đẳng về thu nhập rất lớn khi có người mức sống hiện nay chỉ dưới 1,25 USD (27.000 đồng)/ngày.
Trên thực tế có khá nhiều vấn đề chung tồn tại ở các thành phố này, nó dai dẳng như những căn bệnh kinh niên khó chữa như hậu quả từ thời hậu thuộc địa cho tới các cuộc xung đột đẫm máu hiện nay, từ tham nhũng cho đến tình trạng thiếu nước sạch, từ thiếu thốn về chăm sóc y tế cho tới ốm đau, bệnh dịch triền miên.
Addis Ababa (thủ đô của Ethiopia) và Dakar (thủ đô của Senegal) hiện đang ở vị trí số 10 và 9 đã có một số chuyển biến tích cực cần lưu ý, theo đánh giá của Liên Hợp Quốc. Họ đều là những thành phố đã tích cực đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sản xuất, phấn đấu để vượt qua những vấn đề chính của mình.
Một khu ổ chuột tại thành phố Addis Ababa - thủ đô của Ethiopia - Ảnh:Ethiograph |
Harare (thủ đô của Zimbabwe) hiện tại đang ở vị trí số 8, tuy nhiên nó lại đang có dấu hiệu yếu dần. Một trong những động cơ thúc đẩy kinh tế trọng điểm ở Zimbabwe đó là nhờ cảnh quan đô thị và cơ sở hạ tầng phù hợp. Tuy nhiên thành phố này đang dần trở thành đống đổ nát và nhiều người hơn bao giờ đang phải sống trong các khu ổ chuột tạm bợ.
Thành phố Dar es Salaam ở Tanzania thì thậm chí chỉ dám mơ đến những khu ổ chuột như của Harare, khi mà có tới 70% dân số của thành phố phải sống trong cảnh "màn trời chiếu đất". Điều này được lý giải là do dân số của thành phố đã tăng lên gấp hai lần chỉ trong hai thập kỷ qua - 4 triệu người.
Còn Zambia tuy đang là "nhà sản xuất" đồng lớn nhất của châu Phi nhưng thủ đô Lusaka lại được xếp vào hạng nghèo thứ 5 thế giới, khi người dân lâm vào tình cảnh khốn khổ, chống chọi từng ngày với dịch bệnh HIV và Aids.
Video: Cận cảnh dân nghèo ở Mexico nhảy tàu đi làm
quocte/2015/03/24/Video-cnh-dn-ngho-Mexico-nhy-tu-i-lm-1427208169.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Tại các thành phố của các quốc gia thuộc khu vực Tây Phi như Niamey ở Niger, Bamako ở Mali, Antananarivo ở Madagascar (phía đông nam châu Phi) và Conakry ở Guinea, tất cả đều đang là nạn nhân của những cuộc xung đột đẫm máu, những cuộc khủng bố hay sự bất ổn về chính trị, căng thẳng sắc tộc...
Đó chính là những lý do lớn nhất khiến họ bị hạn chế về tiềm năng phát triển của mình, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Liên Hiệp Quốc xác định thành phố nghèo nhất trên thế giới là Monrovia, thủ đô của Liberia.
Monrovia bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, đặc biệt là trong những năm 1990. Nguồn cung cấp nước sạch và điện đến nay vẫn không được ổn định. Cả hệ thống giao thông công cộng và y tế cũng vậy. Thậm chí đến nay chỉ có khoảng 1/3 của 1 triệu dân ở đây là có thể dùng nhà vệ sinh có bồn cầu.
Khu ổ chuột giữa một bãi bồi tại thủ đôMonrovia ở Liberia |
Và năm ngoái, Monrovia còn phải chịu thêm một cú sốc nặng bởi sự bùng nổ của đại dịch Ebola. Thành phố dường như hoàn toàn kiệt quệ dù nó vẫn được xem là nơi có nhiều khoáng sản quý như vàng và kim cương.
Hiện nay vẫn có rất nhiều câu chuyện nói về sự giàu có của tầng lớp trung lưu mới nổi ở châu Phi, tuy nhiên các thành phố này vẫn đang tiếp tục nghèo đi với tốc độ nhanh hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Và thay chỉ tập trung vào những câu chuyện về những mỏ vàng, kim cương hay sự giàu có của một đại gia mới nổi nào đó thì việc giải quyết nạn đói nghèo vẫn là điều quan trọng hơn hết đối với họ bây giờ.
Video: Khu ổ chuột ở Brazil ăn mừng WorldCup
Huyền Trân
Bình luận