(VTC News) – Trước khi trở thành Thủ tướng Singapore, ông Lý chịu nhiều thăng trầm trong cuộc đời và đôi khi phải nhờ đến vận may để thoát nạn.
Lý Quang Diệu được gọi là ‘Quốc phụ’ của Singapore, ông được cho là người biến quốc đảo này thành một trong những bốn con rồng châu Á.
Cuộc đời ông Lý, từ gia cảnh, thời niên thiếu, thời đi học đến khi trở thành Thủ tướng Singapore được các học giả phương Tây và Trung Quốc cho rằng ‘vô cùng hiếm thấy, hùng tráng’.
Chịu ảnh hưởng ‘Tây hóa’ từ ông nội
Dòng họ ông Lý Quang Diệu có gốc ở thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông Lý Quang Long, ông nội của Lý Quang Diệu đưa cả gia đình sang Singapore và sau này trở thành thương nhân nổi tiếng Singapore với nghề kinh doanh dịch vụ tàu thuyền và nhựa cây.
Theo Tạp chí tài chính Trung Quốc, ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923. Ông Lý sinh ra trong lúc gia đình đang làm ăn thịnh vượng, điều kiện kinh tế và sinh hoạt được coi là rất đầy đủ vào thời đó.
Tuy nhiên, điều không may với ông Lý là cha ông ham mê đánh bạc. Cha ông Lý thường mỗi khi lên cơn bài bạc thường về nhà cãi nhau với vợ rồi lấy đồ trang sức của vợ đem cầm cố.
Truyền thông Trung Quốc dẫn lời ông Lý nói mẹ ông là ‘người phụ nữ dũng cảm’, dám đấu tranh với chồng để mang lại cuộc sống hạnh phúc nhất có thể cho con cái. Ông Lý từng nói nếu mẹ ông sinh vào thời hiện đại, rất có thể bà sẽ là người phụ nữ cực kỳ mạnh mẽ.
Ngoài mẹ, ông Lý được cho là chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông nội là Lý Vân Long. Vào những năm cuối thập kỷ 20 của thế kỷ trước, kinh tế Singapore sa sút, gia đình ông Lý cũng không ngoại lệ khi cuộc sống ngày càng xuống dốc.
Những phát biểu đanh thép của ông Lý Quang Diệu
Tuy nhiên, ông Lý Vân Long chưa từng một ngày không quan tâm tới cháu nội. Bản thân ông Vân Long là người sùng bái văn hóa phương Tây và ông luôn hướng cháu mình theo học những điều ông cho là tốt đẹp từ phương Tây.
Cũng do ảnh hưởng của ông nội mà Lý Quang Diệu chuyển từ trường Hoa ngữ sang trường do người Anh lập ra ở Singapore.
Từ thời còn là học sinh tiểu học, Lý Quang Diệu luôn là một trong số những học sinh có thành tích học tập xuất sắc nhất trường.
Năm 12 tuổi, do có thành tích học tập xuất sắc, vượt trội các học sinh cùng lứa, Lý Quang Diệu được nhận học bổng vào Học viện Raffles – ngôi trường ‘đỉnh cao’ bậc nhất Singapore thời đó.
Thoát bàn tay phát xít Nhật
Năm 1939, ông Lý khi đó 16 tuổi đã là một trong những học sinh giỏi nhất của Học viện Raffles và thậm chí còn vượt qua kỳ thi khắt khe của Đại học lừng danh thế giới ở Anh – trường Cambridge.
Nhưng khi đó châu Âu đang trong khói lửa cuộc Chiến tranh thế giới II, ông Lý chỉ còn biết chờ đợi cuộc chiến kết thúc để được đi học, hoàn thành mơ ước của cá nhân ông và của ông nội – người luôn cho rằng nền giáo dục phương Tây tốt hơn Trung Quốc.
Singapore lúc này cũng nằm trong tay phát xít Nhật. Ngày 15/2/1942, Singapore bị quân Nhật chiếm đóng.
Một lần, ông Lý quên không cúi mình chào lính Nhật đứng bên đường nên bị lính Nhật đánh đập dã man.
Ít lâu sau, 21/2/1942, phát xít Nhật mở chiến dịch truy quét những người Singapore phản kháng sự chiếm đóng của Nhật. Lý Quang Diệu nằm trong danh sách đen của người Nhật.
Lý Quang Diệu kể lại: “Hôm đó, lính Nhật ập vào nhà tôi rồi đánh đập tôi không tiếc tay. Lúc đó tôi chỉ thấy đầu óc choáng váng, mắt nổ đom đóm, mồm và mũi đầy máu”.
Bất chấp lời cầu xin của mẹ ông Lý, lính Nhật lôi ông đi về doanh trại của chúng. Trên đường, ông Lý chợt nảy ra một cách thoát nạn. Lý mời lính Nhật hút thuốc, chào hỏi lễ phép rồi trình bày mình quên mang quần áo, xin về nhà để lấy.
Hài lòng trước thái độ cung kính của Lý, lính Nhật cho ông về nhà gói ghém quần áo. Không dám trở về nhà vì sợ bị bắt lại, ông Lý trốn gần đường ống thoát nước của một ngọn núi. Tại đây, ông Lý tận mắt trông thấy cảnh lính Nhật tàn bạo xả sung vào những người dân vô tội…
Lý Hiển Long khóc khi nói về cha
Sau này, nhờ đưa tiền cho chỉ huy lính Nhật mà ông Lý thoát cảnh tù tội. Mặt khác, với vốn tiếng Anh, tiếng Nhật điêu luyện, ông Lý được nhận vào làm phiên dịch cho tờ Yomiuri Shimbun của Nhật tại Singapore.
Nhưng tình hình trên chiến trường ngày càng tồi tệ với quân Nhật. Thấy trước điều này, nhiều người Hoa trong tờ Yomiuri Shimbun trốn khỏi nơi làm việc. Ông Lý cũng phải trốn về nhà họ hàng lánh nạn, tận khi Nhật đầu hàng Đồng minh, ông mới dám trở về nhà.
Quân Nhật rút khỏi Singapore, ông Lý quay về trường Raffles để làm thủ tục xin đi học tại trường Cambridge ở London, Anh. Đây cũng là lúc ông gặp vợ mình sau này là bà Khả Ngọc Chi.
Nhưng con đường tới Anh du học của ông Lý vẫn bị cản lại, chỉ vì đường biển từ Singapore đến Anh bị rải đầy thủy lôi, không tàu bè nào dám đi lại.
Cơ hội du học đến với ông theo cách chẳng ai ngờ. Tháng 9/1946, một tàu chiến Anh đậu tải cảng Singapore và ‘nhờ cơ duyên trùng hợp’ – như cách nói của Lý Quang Diệu, mẹ ông được mời làm đầu bếp phục vụ trên tàu.
“Tài nấu ăn của mẹ tôi khiến người Anh rất hài lòng. Trước khi con tàu rời Singapore về Anh, mẹ tôi đã gặp thuyền trưởng và xin cho tôi đi cùng. Nhờ viên thuyền trưởng này mà tôi có thể đến London học”, ông Lý kể lại.
Vào trường Cambridge, ông Lý mau chóng trở thành sinh viên xuất sắc và có học bổng vào học khoa Luật tại đây. Ít lâu sau, ông và bà Kha Ngọc Chi kết hôn tại Anh. Đó là năm 1947, theo lời ông Lý, ông và bà Kha đều không thông báo cho gia đình việc kết hôn mà chủ động đi đăng ký tại London.
Lý Quang Diệu được gọi là ‘Quốc phụ’ của Singapore, ông được cho là người biến quốc đảo này thành một trong những bốn con rồng châu Á.
Ông Lý Quang Diệu cảm ơn những người ủng hộ mình trong cuộc bầu cử năm 1988 |
Chịu ảnh hưởng ‘Tây hóa’ từ ông nội
Dòng họ ông Lý Quang Diệu có gốc ở thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông Lý Quang Long, ông nội của Lý Quang Diệu đưa cả gia đình sang Singapore và sau này trở thành thương nhân nổi tiếng Singapore với nghề kinh doanh dịch vụ tàu thuyền và nhựa cây.
Theo Tạp chí tài chính Trung Quốc, ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923. Ông Lý sinh ra trong lúc gia đình đang làm ăn thịnh vượng, điều kiện kinh tế và sinh hoạt được coi là rất đầy đủ vào thời đó.
Ông Lý đi thăm một dự án xây dựng nhà cửa ở Singapore |
Truyền thông Trung Quốc dẫn lời ông Lý nói mẹ ông là ‘người phụ nữ dũng cảm’, dám đấu tranh với chồng để mang lại cuộc sống hạnh phúc nhất có thể cho con cái. Ông Lý từng nói nếu mẹ ông sinh vào thời hiện đại, rất có thể bà sẽ là người phụ nữ cực kỳ mạnh mẽ.
Ngoài mẹ, ông Lý được cho là chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông nội là Lý Vân Long. Vào những năm cuối thập kỷ 20 của thế kỷ trước, kinh tế Singapore sa sút, gia đình ông Lý cũng không ngoại lệ khi cuộc sống ngày càng xuống dốc.
Những phát biểu đanh thép của ông Lý Quang Diệu
Tuy nhiên, ông Lý Vân Long chưa từng một ngày không quan tâm tới cháu nội. Bản thân ông Vân Long là người sùng bái văn hóa phương Tây và ông luôn hướng cháu mình theo học những điều ông cho là tốt đẹp từ phương Tây.
Cũng do ảnh hưởng của ông nội mà Lý Quang Diệu chuyển từ trường Hoa ngữ sang trường do người Anh lập ra ở Singapore.
Từ thời còn là học sinh tiểu học, Lý Quang Diệu luôn là một trong số những học sinh có thành tích học tập xuất sắc nhất trường.
Năm 12 tuổi, do có thành tích học tập xuất sắc, vượt trội các học sinh cùng lứa, Lý Quang Diệu được nhận học bổng vào Học viện Raffles – ngôi trường ‘đỉnh cao’ bậc nhất Singapore thời đó.
Thoát bàn tay phát xít Nhật
Năm 1939, ông Lý khi đó 16 tuổi đã là một trong những học sinh giỏi nhất của Học viện Raffles và thậm chí còn vượt qua kỳ thi khắt khe của Đại học lừng danh thế giới ở Anh – trường Cambridge.
Nhưng khi đó châu Âu đang trong khói lửa cuộc Chiến tranh thế giới II, ông Lý chỉ còn biết chờ đợi cuộc chiến kết thúc để được đi học, hoàn thành mơ ước của cá nhân ông và của ông nội – người luôn cho rằng nền giáo dục phương Tây tốt hơn Trung Quốc.
Ông Lý Quang Diệu được người ủng hộ tung hô năm 1963 |
Một lần, ông Lý quên không cúi mình chào lính Nhật đứng bên đường nên bị lính Nhật đánh đập dã man.
Ít lâu sau, 21/2/1942, phát xít Nhật mở chiến dịch truy quét những người Singapore phản kháng sự chiếm đóng của Nhật. Lý Quang Diệu nằm trong danh sách đen của người Nhật.
Lý Quang Diệu kể lại: “Hôm đó, lính Nhật ập vào nhà tôi rồi đánh đập tôi không tiếc tay. Lúc đó tôi chỉ thấy đầu óc choáng váng, mắt nổ đom đóm, mồm và mũi đầy máu”.
Bất chấp lời cầu xin của mẹ ông Lý, lính Nhật lôi ông đi về doanh trại của chúng. Trên đường, ông Lý chợt nảy ra một cách thoát nạn. Lý mời lính Nhật hút thuốc, chào hỏi lễ phép rồi trình bày mình quên mang quần áo, xin về nhà để lấy.
Hài lòng trước thái độ cung kính của Lý, lính Nhật cho ông về nhà gói ghém quần áo. Không dám trở về nhà vì sợ bị bắt lại, ông Lý trốn gần đường ống thoát nước của một ngọn núi. Tại đây, ông Lý tận mắt trông thấy cảnh lính Nhật tàn bạo xả sung vào những người dân vô tội…
Lý Hiển Long khóc khi nói về cha
Sau này, nhờ đưa tiền cho chỉ huy lính Nhật mà ông Lý thoát cảnh tù tội. Mặt khác, với vốn tiếng Anh, tiếng Nhật điêu luyện, ông Lý được nhận vào làm phiên dịch cho tờ Yomiuri Shimbun của Nhật tại Singapore.
Nhưng tình hình trên chiến trường ngày càng tồi tệ với quân Nhật. Thấy trước điều này, nhiều người Hoa trong tờ Yomiuri Shimbun trốn khỏi nơi làm việc. Ông Lý cũng phải trốn về nhà họ hàng lánh nạn, tận khi Nhật đầu hàng Đồng minh, ông mới dám trở về nhà.
Quân Nhật rút khỏi Singapore, ông Lý quay về trường Raffles để làm thủ tục xin đi học tại trường Cambridge ở London, Anh. Đây cũng là lúc ông gặp vợ mình sau này là bà Khả Ngọc Chi.
Nhưng con đường tới Anh du học của ông Lý vẫn bị cản lại, chỉ vì đường biển từ Singapore đến Anh bị rải đầy thủy lôi, không tàu bè nào dám đi lại.
Cơ hội du học đến với ông theo cách chẳng ai ngờ. Tháng 9/1946, một tàu chiến Anh đậu tải cảng Singapore và ‘nhờ cơ duyên trùng hợp’ – như cách nói của Lý Quang Diệu, mẹ ông được mời làm đầu bếp phục vụ trên tàu.
“Tài nấu ăn của mẹ tôi khiến người Anh rất hài lòng. Trước khi con tàu rời Singapore về Anh, mẹ tôi đã gặp thuyền trưởng và xin cho tôi đi cùng. Nhờ viên thuyền trưởng này mà tôi có thể đến London học”, ông Lý kể lại.
Vào trường Cambridge, ông Lý mau chóng trở thành sinh viên xuất sắc và có học bổng vào học khoa Luật tại đây. Ít lâu sau, ông và bà Kha Ngọc Chi kết hôn tại Anh. Đó là năm 1947, theo lời ông Lý, ông và bà Kha đều không thông báo cho gia đình việc kết hôn mà chủ động đi đăng ký tại London.
Văn Việt (theo Tạp chí Tài chính Trung Quốc)
Bình luận