'Dế Mèn phiêu lưu ký', 'Vợ chồng A Phủ'… là những tác phẩm theo chân học trò suốt thời đi học và được nhiều bạn yêu mến.
Tô Hoài được ví là hạt ngọc của nền văn học Việt Nam với rất nhiều tác phẩm làm thổn thức độc giả mọi lứa tuổi. Ông vừa ra đi ngày 6/7 khiến nhiều người nuối tiếc.
Tô Hoài được ví là hạt ngọc của nền văn học Việt Nam với rất nhiều tác phẩm làm thổn thức độc giả mọi lứa tuổi. Ông vừa ra đi ngày 6/7 khiến nhiều người nuối tiếc.
Nhiều tác phẩm của Tô Hoài được giới trẻ yêu mến và trở thành cuốn sách gối đầu giường từ những ngày còn thơ bé.
Nhà văn Tô Hoài năm 2010. Ảnh: VnExpress. |
Dế Mèn phiêu lưu ký (1941)
Đây là tác phẩm được viết dưới thể loại văn xuôi, xuất bản lần đầu năm 1941 với nhan đề Con dế mèn (gồm 3 chương). Sau đó tác giả viết thêm 7 chương khác và cho in với tên mới Dế mèn phiêu lưu ký. Tác phẩm được tái bản nhiều lần và được dịch ra gần 40 thứ tiếng trên thế giới.
Tô Hoài từng chia sẻ, Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm được ông khởi viết năm 17 - 18 tuổi. Bối cảnh cuộc phiêu lưu của Dế Mèn chính là vùng Nghĩa Đô ven sông Tô Lịch, nơi nhà văn dành cả tuổi thơ của mình ở đó với trò chơi đấu dế, đúc dế.
Nội dung truyện là chuyến phiêu lưu kỳ thú và đầy sóng gió của Dế Mèn, cùng tình bạn với Dế Trũi, Dế Choắt, Châu Chấu Voi... để bao người được tắm mình trong sự sáng tạo, bay bổng.
Tác phẩm còn gợi lên một xã hội nông thôn Việt Nam qua hình tượng của các nhân vật như: tiên sinh Xén Tóc, võ sĩ Bọ Ngựa, đại vương Ếch Cốm...
Minh Phương tâm sự: "Là một người yêu thích văn học thiếu nhi, từ bé mình đã rất yêu thích tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài bởi giọng điệu nghịch ngợm, cốt chuyện rất con nít.
Minh Phương tâm sự: "Là một người yêu thích văn học thiếu nhi, từ bé mình đã rất yêu thích tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài bởi giọng điệu nghịch ngợm, cốt chuyện rất con nít.
Sống ở thành phố, những ngày hè cũng được bố mẹ cho về quê chơi nên mình cũng biết ít nhiều về các thú vui của trẻ quê. Giờ đã lớn nhưng mỗi lần đọc lại tác phẩm này, tuổi thơ của mình cứ thế ùa về đầy cảm xúc".
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài luôn hướng ngòi bút về người cùng khổ bằng sự đồng cảm của trái tim nhiệt thành. Vợ chồng A Phủ là mạch nguồn cảm hứng với sự thấu hiểu đó.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài luôn hướng ngòi bút về người cùng khổ bằng sự đồng cảm của trái tim nhiệt thành. Vợ chồng A Phủ là mạch nguồn cảm hứng với sự thấu hiểu đó.
Tác phẩm được tác giả viết trong tập Truyện ngắn Tây Bắc (1952), và giành giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1945- 1955.
Tác phẩm Vợ chồng Á Phủ được dựng thành phim. |
Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm quan trọng trong chương trình Ngữ văn của teen phổ thông. Qua hình ảnh của Mị và A Phủ, tác phẩm ngợi ca phẩm chất, khát vọng tự do của con người lao động miền núi.
Hạnh Nguyên, ĐH Sư phạm TP HCM chia sẻ: "Ngay từ khi học tác phẩm này mình đã bị cuốn hút bởi cách xây dựng chuyện, khai thác nội tâm nhân vật của nhà văn.
Tác phẩm trở thành một trong những bài học mình yêu thích nhất thời học phổ thông. Mỗi lần thi cử mà trúng tác phẩm này, mình làm bài ngơn ơ bởi những cảm xúc rất thật".
Và những tác phẩm còn mãi với tuổi thơ
Tô Hoài từng kể về tuổi thơ của mình trong Chiều chiều: "...Cái thuở bé sao mà lâu thế, dài thế. Bắt châu chấu bán cho người chơi chim họa mi. Bán không hết thì vặt cánh, bóp bụng cứt, rang khan với muối, ăn vã. Rồi thì kéo bọn đi hun chuột đồng, chuột luộc, chuột rán đều ngon.
Và những tác phẩm còn mãi với tuổi thơ
Tô Hoài từng kể về tuổi thơ của mình trong Chiều chiều: "...Cái thuở bé sao mà lâu thế, dài thế. Bắt châu chấu bán cho người chơi chim họa mi. Bán không hết thì vặt cánh, bóp bụng cứt, rang khan với muối, ăn vã. Rồi thì kéo bọn đi hun chuột đồng, chuột luộc, chuột rán đều ngon.
Quả sấu, quả nhót dầm nước mắm ớt, bây giờ đến mùa vẫn nhớ thèm và nói đến vẫn còn tứa nước rãi. Hôm nắng hanh thì lùng các bụi tre bắt rắn ráo ra phơi mình, chúng nó là rắn, nhưng rắn ráo, rắn nước, rắn mỏng không có nọc độc, thịt mềm như thịt gà con luộc...".
Nhà văn Tô Hoài bên những trang viết. Ảnh: VnExpress. |
Chính tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên ấy đã vun đắp cho tâm hồn nhà văn sự giàu có về thế giới tự nhiên, giúp cho trang viết của Tô Hoài luôn níu kéo được người đọc. Chất văn của Tô Hoài hiền như củ khoai, con kiến, như bài đồng dao, như con chim sẻ ríu rít giữa trưa hè...
Dấu ấn của Tô Hoài còn in đậm trong những truyện loài vật, gắn liền với tuổi thơ nhiều teen như: Chim chích lạc rừng, Con mèo lười, Đàn chim gáy, Chuyện ông Gióng…
Theo Ione.
Bình luận