(VTC News) - Mỗi lần có máy bay cất cánh hay hạ cánh, cả hành khách trên máy bay lẫn người dân dưới mặt đất đều sợ hãi đến độ muốn "rụng" tim ra ngoài.
Sân bay Qamdo Bamda, Tây Tạng
Sân bay Qamdo Bamda hay còn gọi là sân bay Changu Bangda ở Tây Tạng được xem là sân bay cao nhất thế giới với độ cao 4.334 mét với đường băng trải nhựa dài nhất thế giới 5,5 km.
Không khí tại khu vực sân bay khá loãng, khiến cho hành khách mỗi lần bước xuống từ máy bay đều cảm thấy chóng mặt vì khó thở, chuyếnh choáng vì ánh sáng.
Nguy hiểm nhất là khi máy bay cất cánh, các động cơ sẽ phải làm việc với áp lực lớn hơn rất nhiều so với việc cất cánh từ mặt đất như thông thường.
Sân bay Juancho E. Yrausquin, Caribbean
Juancho E. Yrausquin là một sân bay nằm ở một hòn đảo của Hà Lan tại vùng biển Caribbean có tên gọi là Saba.
Sân bay này còn bị cho rằng có đường bay ngắn nhất thế giới do chỉ dài vỏn vẹn 400 mét, thậm chí hai đầu của đường băng là hai vách núi đá thăm thẳm lao xuống biển.
Dù chưa một lần xảy ra sự cố nghiêm trọng nhưng sân bay này vẫn bị liệt vào danh sách những sân bay nguy hiểm nhất thế giới và khiến cho hành khác vô cùng lo sợ mỗi lần cất cánh và cả hạ cánh.
Sân bay Gustaf III, Saint Barthelemy
Sân bay Gustaf III chủ yếu phục vụ máy bay tư nhân của các tỷ phú, nhà tài phiệt thế giới khi ghé thăm hòn đảo Saint Barthélemy thuộc vùng biển Caribbean. Đường băng của sân bay này vừa ngắn, vừa hẹp và lại vừa dốc, trong đó có một đầu hướng thẳng ra biển.
Các máy bay còn phải thận trọng trong cách tiếp cận với đường băng mỗi lần hạ cánh vì tuyến giao thông trên đỉnh đồi hoặc những người dâng đang tắm nắng trên bãi biển.
Sân bay Sea Ice Runway, Antarctica
Sân bay Sea Ice Runway ở Nam Cực được xây dựng với đường băng hoàn toàn nằm trên băng. Nghe có vẻ rất "mỏng manh", "dễ vỡ" nhưng những đường băng này có thể xử lý được cả những chiếc máy bay Boeing 757 hay C17.
Trong khi phi công nói rằng bề mặt đường băng này ổn định như được xây bằng xi măng nhưng vấn đề xấu nhất vẫn có thể xảy ra, đó là máy bay có thể làm sụt cả đường băng ngay tại điểm chạm khi vừa hạ cánh.
Sân bay Courchevel, Pháp
Courchevel Airport là sân bay phục vụ cho khu vực trượt tuyết ở dãy Alps của Pháp. Nó có một đường băng lên theo đó là tiếp giáp với khu vực phổ biến cho trượt tuyết.
Máy bay không thể thực hiện hạ cánh trong sương mù hoặc khi có những đám mây thấp vì sân bay không không trang bị hệ thống cất hạ cánh chính xác.
Đường băng của nó chỉ dài 525 m và có độ uốn võng 18,5 độ, chủ yếu chỉ phục vụ được máy bay và trực thăng loại nhỏ.
Sân bay quốc tế Barra, Scotland
Đây là sân bay duy nhất trên thế giới sử dụng... bãi biển làm đường băng và đường băng này chỉ "xuất hiện" khi thủy triền xuống. Do đó, các chuyến bay được lên kế hoạch cất cánh và hạ cánh dựa vào giờ xuất hiện thủy triều.
Đường băng tại đây cũng tương đối ngắn, với ba đường băng tạo thành một hình tam giác được đánh dấu bằng các cọc gỗ cố định tại điểm kết thúc.
Sân bay quốc tế Toncontin, Honduras
Sân bay quốc tế Toncontin nằm ở Tegucigalpa tại Honduras, chuyên phục vụ cho cả máy bay dân sự và máy bay quân sự. Nó chỉ có một đường băng duy nhất với độ dài 2.163 m và nằm ở độ cao 1.005 m. Đây cũng được xem là sân bay khó hạ cánh nhất và được nguy hiểm nhất nhì trên thế giới.
Đã có rất nhiều những sự cố kinh khủng xảy ra ngay tại sân bay, chủ yếu là do phi công hạ cánh chạy trượt khỏi đường băng hoặc chạy vượt lên đến cả giao lộ đường cao tốc dân sự, khiến không chỉ hành khách trên máy bay mà cả người dưới mặt đất cũng thiệt mạng.
Sân bay Tenzing-Hillary, Nepal
Với địa hình xung quanh lởm chởm, không khí loãng, thời tiết khắc nghiệt, đường băng lại vừa ngắn vừa dốc nên sân bay Tenzing-Hillary được xếp vào vị trí "sân bay cực kỳ nguy hiểm" của thế giới.
Sân bay này hầu như luôn có gió lớn và bị mây che phủ, khiến cho khả năng hiển thị là không thể đoán trước. Trong khi đó đường băng chỉ dài 460 mét và chỉ có thể chứa máy bay nhỏ hoặc trực thăng.
Do địa hình, máy bay muốn hạ cánh chỉ có thể sử dụng một đường băng, khi muốn cất cánh phải sử dụng tới một đường băng khác.
Sân bay Madeira, Bồ Đào Nha
Sân bay được mệnh danh nguy hiểm nhất thế giới này nằm ở đảo Madeira của Bồ Đào Nha, "lọt thỏm" giữa đại dương rộng lớn và các ngọn núi cao.
Trong nhiều trường hợp, vì sức gió tại sân bay quá mạnh mà một số máy bay đã không thể hạ cánh an toàn, thậm chí phải chuyển hướng đến sân bay khác.
Trong quá khứ, từng có vụ tai nạn xảy ra với chiếc Boeing 727 của hãng hàng không TAP, do không kiểm soát được tốc độ và lao xuống vực khi hạ cánh. Cho tới năm 2003, sân bay này mới được cải tạo và mở rộng chiều dài đường băng.
Sân bay quốc tế Gibraltar, Anh
Sân bay này có đường băng dài hơn 2.000 m. Tuy nhiên, nó bị cắt ngang bởi đại lộ Winston Churchill, con đường duy nhất hướng về đất liền, phía giáp biên giới với Tây Ban Nha.
Mỗi khi có máy bay cất hoặc hạ cánh, các phương tiện giao thông đang di chuyển phải dừng lại. Chính vì thế, Gibraltar được xếp hạng là sân bay nguy hiểm nhất tại châu Âu.
Sân bay quốc tế Princess Juliana, Hà Lan
Là phi trường duy nhất kết nối đảo Saint Martin, Hà Lan với các vùng khác trên thế giới, sân bay Princess Juliana còn nổi tiếng khi nằm cạnh một bãi biển tuyệt đẹp có tên là Maho.
Mỗi khi có máy bay hạ cánh xuống sân bay thì những chiếc máy bay này sẽ phải đi qua khu vực bãi biển với độ cao thấp nhất để có thể tiếp đất an toàn.
Vì vậy mà khách tắm biển luôn có cảm giác sợ hãi mỗi khi máy bay "ập" tới và bay sượt qua đầu mình. Nhiều bức ảnh chụp lại khoảnh khắc này mà người ta cảm tưởng chiếc máy bay cách đầu người chỉ có vài chục mét.
Huyền Trân
Sân bay Qamdo Bamda, Tây Tạng
Sân bay Qamdo Bamda hay còn gọi là sân bay Changu Bangda ở Tây Tạng được xem là sân bay cao nhất thế giới với độ cao 4.334 mét với đường băng trải nhựa dài nhất thế giới 5,5 km.
Nguy hiểm nhất là khi máy bay cất cánh, các động cơ sẽ phải làm việc với áp lực lớn hơn rất nhiều so với việc cất cánh từ mặt đất như thông thường.
Sân bay Juancho E. Yrausquin, Caribbean
Juancho E. Yrausquin là một sân bay nằm ở một hòn đảo của Hà Lan tại vùng biển Caribbean có tên gọi là Saba.
Dù chưa một lần xảy ra sự cố nghiêm trọng nhưng sân bay này vẫn bị liệt vào danh sách những sân bay nguy hiểm nhất thế giới và khiến cho hành khác vô cùng lo sợ mỗi lần cất cánh và cả hạ cánh.
Sân bay Gustaf III, Saint Barthelemy
Các máy bay còn phải thận trọng trong cách tiếp cận với đường băng mỗi lần hạ cánh vì tuyến giao thông trên đỉnh đồi hoặc những người dâng đang tắm nắng trên bãi biển.
Sân bay Sea Ice Runway, Antarctica
Trong khi phi công nói rằng bề mặt đường băng này ổn định như được xây bằng xi măng nhưng vấn đề xấu nhất vẫn có thể xảy ra, đó là máy bay có thể làm sụt cả đường băng ngay tại điểm chạm khi vừa hạ cánh.
Sân bay Courchevel, Pháp
Courchevel Airport là sân bay phục vụ cho khu vực trượt tuyết ở dãy Alps của Pháp. Nó có một đường băng lên theo đó là tiếp giáp với khu vực phổ biến cho trượt tuyết.
Đường băng của nó chỉ dài 525 m và có độ uốn võng 18,5 độ, chủ yếu chỉ phục vụ được máy bay và trực thăng loại nhỏ.
Sân bay quốc tế Barra, Scotland
Đường băng tại đây cũng tương đối ngắn, với ba đường băng tạo thành một hình tam giác được đánh dấu bằng các cọc gỗ cố định tại điểm kết thúc.
Sân bay quốc tế Toncontin, Honduras
Đã có rất nhiều những sự cố kinh khủng xảy ra ngay tại sân bay, chủ yếu là do phi công hạ cánh chạy trượt khỏi đường băng hoặc chạy vượt lên đến cả giao lộ đường cao tốc dân sự, khiến không chỉ hành khách trên máy bay mà cả người dưới mặt đất cũng thiệt mạng.
Sân bay Tenzing-Hillary, Nepal
Với địa hình xung quanh lởm chởm, không khí loãng, thời tiết khắc nghiệt, đường băng lại vừa ngắn vừa dốc nên sân bay Tenzing-Hillary được xếp vào vị trí "sân bay cực kỳ nguy hiểm" của thế giới.
Do địa hình, máy bay muốn hạ cánh chỉ có thể sử dụng một đường băng, khi muốn cất cánh phải sử dụng tới một đường băng khác.
Sân bay Madeira, Bồ Đào Nha
Trong nhiều trường hợp, vì sức gió tại sân bay quá mạnh mà một số máy bay đã không thể hạ cánh an toàn, thậm chí phải chuyển hướng đến sân bay khác.
Trong quá khứ, từng có vụ tai nạn xảy ra với chiếc Boeing 727 của hãng hàng không TAP, do không kiểm soát được tốc độ và lao xuống vực khi hạ cánh. Cho tới năm 2003, sân bay này mới được cải tạo và mở rộng chiều dài đường băng.
Sân bay quốc tế Gibraltar, Anh
Mỗi khi có máy bay cất hoặc hạ cánh, các phương tiện giao thông đang di chuyển phải dừng lại. Chính vì thế, Gibraltar được xếp hạng là sân bay nguy hiểm nhất tại châu Âu.
Sân bay quốc tế Princess Juliana, Hà Lan
Là phi trường duy nhất kết nối đảo Saint Martin, Hà Lan với các vùng khác trên thế giới, sân bay Princess Juliana còn nổi tiếng khi nằm cạnh một bãi biển tuyệt đẹp có tên là Maho.
Vì vậy mà khách tắm biển luôn có cảm giác sợ hãi mỗi khi máy bay "ập" tới và bay sượt qua đầu mình. Nhiều bức ảnh chụp lại khoảnh khắc này mà người ta cảm tưởng chiếc máy bay cách đầu người chỉ có vài chục mét.
Huyền Trân
Bình luận