Đưa ra những lời khen mơ hồ
Sai lầm lớn nhất của các ông bố bà mẹ là đưa ra những lời khen mơ hồ với con cái. Tuy việc khen ngợi có tác dụng thúc đẩy các bé cố gắng hơn trong cuộc sống nhưng không phải bất cứ đâu, bất cứ khi nào cũng khen. Việc làm này sẽ khiến các bé trở thành người quá cầu toàn, lo lắng trước những lời khen, không biết làm gì ngoài những việc tốt nhất với hy vọng được khen.
Luôn chỉ ra những sai lầm
Theo các chuyên gia, việc luôn chỉ ra những sai lầm của con cái không những không phải là sự khuyến khích tích cực mà còn là hành động rất tồi tệ của các bậc cha mẹ. Bởi khi một đứa trẻ luôn cảm thấy làm gì cũng sai, chúng sẽ có tâm lý ngừng tìm kiếm lời khuyên từ bố mẹ. Dần dần, hình thành nên thói quen không đúng ở lứa tuổi nhỏ.
So sánh với con người khác
Nhiều bậc phụ huynh hiện vẫn thường có thói quen so sánh con mình với con của người khác thành công hơn như một sự thúc đẩy để con mình cố gắng. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm.
Một số nghiên cứu chứng minh rằng, việc thường xuyên phải nghe sự so sánh với những người khác sẽ khiến con bạn có nguy cơ lâm vào trạng thái thấy bản thân bị “vô giá trị”, thậm chí “phản ứng ngược”. Nghĩa là trẻ sẽ đem chính cha mẹ mình đi so sánh với các cặp cha mẹ khác để tìm thấy sự tương đồng.
Bỏ quên thời gian ở trường
Khoảng thời gian sinh hoạt, học tập ở trường từ xưa tới nay vốn rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tại đây, các bé được ăn, chơi, học tập và tham gia vào các hoạt động theo từng độ tuổi.
Ở độ tuổi nhỏ, trẻ thường cảm thấy bỡ ngỡ và khá rụt rè, rất cần sự quan tâm của cha mẹ để cảm thấy không bị “lạc lõng” giữa cả một thế giới “bao la” ngoài kia. Đây cũng là những năm tháng quan trọng nhất của con cái trước khi chúng bước vào giai đoạn trưởng thành. Chính vì vậy, bạn hãy quan tâm nhiều hơn tới con bạn, thậm chí mọi lúc mọi nơi, kể cả thời gian học tập tại trường.
Kỳ vọng cao
Khi thấy con mình thông minh, nhiều cặp bố mẹ thường kỳ vọng quá lớn vào những đứa trẻ mà quên mất cách nuôi dạy chúng sao cho đúng. Bởi khi đứa trẻ đứng trước sự kỳ vọng quá lớn, chúng sẽ tự tạo cho mình áp lực từ sớm, tâm lý luôn trong trạng thái căng thẳng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ.
Thay vì quá kỳ vọng vào con, cha mẹ nên cố gắng hướng dẫn, động viên con có hướng giải quyết phù hợp trước mọi vấn đề trong cuộc sống.
Bảo vệ, bênh con quá mức
Trong những năm tháng nhỏ tuổi, trẻ rất cần sự bảo vệ của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc bảo vệ quá mức cũng mang lại hiệu quả tốt. Thậm chí có một số các bậc phụ huynh không ngần ngại bênh con dù chúng sai.
Theo các chuyên gia, việc bảo vệ con quá mức sẽ khiến các bé bị phụ thuộc vào cha mẹ, khi trưởng thành dễ có nguy cơ ngại va chạm, tiếp xúc với người ngoài. Thậm chí, những đứa trẻ được bênh sẽ có tâm lý ích kỷ hơn những bạn bè khác.
Chỉ nói mà không làm
Khi giảng giải về những điều tốt đẹp cho con, cha mẹ cần chú ý không nên chỉ nói mà không làm. Đơn cử như việc khi bạn nói về tác hại của thuốc lá thì với con bạn phải là người không hút thuốc. Luôn căn dặn con ngủ đúng giờ, nhưng bạn cũng nên là người gương mẫu trong việc này.
Cuối cùng, một đứa trẻ sẽ gọn gàng, ngăn nắp và có ý thức hơn khi không phải chứng kiến một ông bố, bà mẹ, miệng nói phải bỏ rác vào thùng nhưng ra đường lại ném chai, lọ bừa bãi…
Làm trẻ sợ
Một trong những sai lầm khác của các bậc cha mẹ khi nuôi dạy con cái là làm cho chúng sợ. Theo các chuyên gia, một đứa trẻ thường xuyên bị sợ hãi khi lớn lên sẽ có tâm lý nhút nhát, rụt rè và lúc nào cũng cảm thấy mọi việc trở nên khó khăn. Ngoài ra, chính tâm lý bất an trên cũng đang kìm hãm trẻ trở nên dũng cảm và bạo dạn.
Bình luận