Nỗi đau một bà mà có hai ông
Tin tức từ trang The Newskick cho hay, sau 6 năm kết hôn với người vợ trẻ, Devi, 32 tuổi, Hirachand Soni, 37 tuổi buộc phải nhắm mắt cưới thêm chồng cho vợ mình. Người chồng mới cưới thêm của vợ anh không ai khác chính là anh trai của anh, Roshan Lal, 50 tuổi.
Sống trên dãy Himalaya, Ấn Độ, vì thiếu đất canh tác nên người dân ở đây phải duy trì tục đa phu hay lấy chung một vợ. Hầu hết những người dân làng sống nhờ những mảnh đất trồng trọt nhỏ trên những triền đồi ở độ cao khoảng 2.400m.
"Chúng tôi không có đủ đất canh tác trên địa hình hiểm trở này, vì thế thay vì tìm cưới những cô vợ riêng biệt và chia nhỏ đất thừa kế ra, chúng tôi phải lấy chung vợ và cùng nhau giữ đất", Soni nói.
Tin tức từ trang The Newskick cho hay, sau 6 năm kết hôn với người vợ trẻ, Devi, 32 tuổi, Hirachand Soni, 37 tuổi buộc phải nhắm mắt cưới thêm chồng cho vợ mình. Người chồng mới cưới thêm của vợ anh không ai khác chính là anh trai của anh, Roshan Lal, 50 tuổi.
Sống trên dãy Himalaya, Ấn Độ, vì thiếu đất canh tác nên người dân ở đây phải duy trì tục đa phu hay lấy chung một vợ. Hầu hết những người dân làng sống nhờ những mảnh đất trồng trọt nhỏ trên những triền đồi ở độ cao khoảng 2.400m.
"Chúng tôi không có đủ đất canh tác trên địa hình hiểm trở này, vì thế thay vì tìm cưới những cô vợ riêng biệt và chia nhỏ đất thừa kế ra, chúng tôi phải lấy chung vợ và cùng nhau giữ đất", Soni nói.
Devi và hai người chồng, vốn là anh em trai. |
"Không ai muốn chia sẻ bạn đời của mình, nhưng chúng tôi buộc phải làm như vậy vì hoàn cảnh", người đàn ông này cho hay.
"Ban đầu tôi cảm thấy thật tồi tệ khi phải chia sẻ vợ với anh trai. Nhưng giờ thì tôi dần phải quen với nghịch lý này", anh Soni cho biết.
Dù là anh em trai nhưng khi phải chia sẻ chung một người vợ, rất nhiều rắc rối, mâu thuẫn xảy ra. Bản thân cả hai người đàn ông đều cảm thấy bị tổn thương và người vợ cũng rơi vào tình thế khó xử trong nhiều trường hợp.
Vì lẽ đó nên để duy trì cuộc sống tréo ngoe này, thái độ cư xử tinh tế, khéo léo của người vợ là vô cùng quan trọng. Từ khi có thêm chồng mới, người vợ đã phải căng mình để làm hài lòng cả hai người chồng.
"Chúng tôi thường phải luân phiên, nếu không sẽ có rất nhiều rắc rối", Devi nói. "Trong vòng một tháng tôi sẽ ngủ với người này và ngủ với người kia vào tháng tiếp theo", người vợ cho biết.
Đối với Lal, người mà mẹ anh cũng là vợ chung của 5 anh em trai, đa phu là một tập tục cần được duy trì bằng cả lý trí và tinh thần.
"Chúng tôi phải kiểm soát cảm xúc của mình và đảm bảo rằng chúng tôi không quá quan tâm về chuyện chăn gối. Nếu không thì sẽ rất khó để tồn tại ở nơi này", anh nói.
"Tôi cảm giác như cả dãy núi đè lên người khi được nói là phải ngủ với Roshan Lal, khi đó là anh chồng của tôi. Tôi đã cầu xin chồng đầu của mình hãy ngăn chuyện này lại, nhưng cuối cùng tôi cũng phải nhượng bộ", Devi tâm sự.
Khi được hỏi điều gì buộc cô phải hy sinh như vậy, Devi chỉ vào những đứa con của mình và nói: "Tôi chấp nhận vì những đứa trẻ này, nếu không sẽ rất khó khăn để nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng".
Sau 7 năm duy trì cuộc sống đa phu, Devi đã học cách sống ôn hòa với cả hai người chồng của mình.
"Chúng tôi có thể chia sẻ công việc và nếu một trong hai người họ ra ngoài làm việc, tôi vẫn còn một người ở nhà để chăm sóc mình và các con. Tất cả tài sản sẽ được đăng ký dưới tên tôi và tôi sẽ chi trả cho việc học hành của 4 đứa con gái và một cậu con trai", Devi nói.
Tuy nhiên, người phụ này cũng luôn mang mong ước rằng sau này khi lớn lên các con gái cô sẽ không phải sống kiếp chung chồng. “Nhưng tôi mong các con gái chỉ cưới một người đàn ông của đời mình", cô cho hay.
Không ai trong gia đình biết hay quan tâm về chuyện ai mới là cha đẻ của những đứa trẻ. "Chúng đều là con của chúng tôi. Chúng gọi Soni là bố trẻ và gọi Lal là bố già", cô kể.
Cách đây 3 năm rưỡi, Devi sinh hạ cô con gái út và kể từ đó tới nay, cả hai người chồng của cô đều mua thuốc tránh thai cho cô uống.
Sự ám ảnh của những đứa trẻ
Devi sống trong ngôi làng có khoảng 300 người theo chế độ đa phu. Vì ở đây, đa phu là một tập tục lâu đời nên người trong làng không mấy ai bàn tán về chuyện chung vợ chung chồng nhưng những người dân nơi đây luôn cảm thấy tủi hổ khi vượt xa khỏi ngôi làng của mình.
Họ rất bị mang tiếng xấu khi sang làng bên cạnh: "Bất cứ khi nào chúng tôi đi qua những ngôi làng đó, những người phụ nữ sẽ chỉ vào chúng tôi và nói rằng chúng tôi có nhiều chồng. Rồi họ cười chúng tôi…", người phụ nữ khổ sở kể lại.
Bản thân con gái của cô, Sumitra Devi (12 tuổi) từ nhỏ cũng mang mong ước thoát khỏi cảnh sống như mẹ cô. Cô bé cho biết cô ám ảnh với những lời gièm pha về bố mẹ chúng và cô bé mong ước: "Cả 2 người cha đều tốt và cháu yêu họ như nhau, nhưng sau này cháu chỉ lấy một chồng thôi. Tình yêu không thể và cũng không nên bị chia sẻ".
Không chỉ ở Ấn Độ, một số nơi trên thế giới vẫn duy trì chế độ hôn nhân đa phu. Một vài ngôi làng hẻo lánh thuộc cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), là điển hình. Những cuộc hôn nhân ở đây đều được sắp đặt và hầu hết phụ nữ đều có 2 chồng. Một số trường hợp có tới 4 hoặc 5 chồng, tùy thuộc vào số lượng con trai trong một gia đình.
Theo tín ngưỡng địa phương, chế độ này chỉ nhằm duy trì tài sản của gia đình, hạn chế canh tác đất đai và tỷ lệ sinh con cao hơn. Những đứa trẻ được sinh ra sẽ chỉ gọi người chồng lớn tuổi nhất là cha, còn lại đều chỉ được gọi là chú.
Hôn nhân đa phu cũng xuất hiện ở vùng Bắc Cực và Amazon, nhằm liên kết các thế hệ để chống chọi với sự khắc nghiệt của môi trường cũng như sự thiếu hụt phụ nữ. Song truyền thống đa phu ngày càng bị lên án gay gắt.
Nguồn: Nguoiduatin
Bình luận